Triển khai thực hiện đãi ngộ phi tài chính tại tập đoàn FPT

Một phần của tài liệu Liên hệ thực tiễn về công tác đãi ngộ phi tài chính trong doanh nghiệp (Trang 29 - 36)

Đối với các doanh nghiệp hiện nay, chính sách đãi ngộ phi tài chính luôn được chú trọng vì nếu công ty có những chế độ đãi ngộ tốt thì sẽ giúp nhân viên có cảm giác yêu thích công việc của mình hơn từ đó giúp họ hoàn thành công việc một cách nhanh nhất và đạt được hiệu quả cao nhất.

 Về tiêu chuẩn đánh giá thành tích công tác.

Tiêu chuẩn đánh giá thành tích tại tập đoàn FPT được thực hiện như sau:

Dựa trên tiêu chuẩn đánh giá về thành tích tại tập đoàn FPT mà công ty luôn đề ra những chế độ đãi ngộ tốt đối với tất cả các nhân viên từ những nhân viên mới bắt đầu làm tới những nhà quản trị tại các bộ phận….do vậy mà tinh thần làm việc của mỗi nhân viên cũng được đánh giá cao hơn. Mỗi nhân viên luôn ý thức được trách nhiệm của mình,

ngoài việc hoàn thành công việc trong mỗi tháng, có rất nhiều nhân viên đã có những ý tưởng hay…

- Dựa trên kết quả thực hiện công việc của mỗi nhân viên trong công ty mà công ty sẽ có những chế độ đãi ngộ khác nhau như về thưởng, phạt, tăng lương…..

Chính sách đãi ngộ và thăng tiến của tập đoàn FPT được xây dựng nhằm đảm bảo các tiêu chí: tương xứng với kết quả công việc của cán bộ nhân viên, cạnh tranh theo thị trường, công bằng và minh bạch.

Hệ thống chính sách đãi ngộ của tập đoàn FPT hiện nay được xây dựng theo hình thức thu nhập trọn gói, gồm các nhóm sau:

• Nhóm lương: Hàng năm, mỗi cán bộ nhân viên (CBNV) được hưởng 13 tháng lương theo từng vị trí công việc.

• Nhóm thưởng: Thưởng theo kết quả công việc của mỗi cán bộ nhân viên và theo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

• Nhóm phụ cấp: Mức phụ cấp là khác nhau đối với từng vị trí công việc.

• Nhóm phúc lợi: Như tiền nghỉ mát dành cho cán bộ nhân viên, bảo hiểm sức khỏe cho cán bộ nhân viên FPT và người thân (FPT Care); ưu đãi về giá cho người FPT khi sử dụng, mua các sản phẩm, dịch vụ của FPT.

• Các thông tin cần cho đánh giá thành tích công tác.

Có 5 nguồn thông tin có thể tham khảo đó là: cấp trên trực tiếp, những đồng nghiệp, cá nhân nhân sự được đánh giá, người dưới quyền của nhân sự được đánh giá, các cá nhân bên ngoài môi trường công tác. Trong đó, người quyết định và chịu trách nhiệm về đánh giá là cấp trên trực tiếp của nhân sự được đánh giá.

Cấp trên trực tiếp của công ty bao gồm: Đại hội đồng cổ đông – hội đồng quản trị - ban giám đốc – các công ty thành viên của FPT.

Những người đánh giá năng lực của các nhân viên trong quá trình làm việc bao gồm: các tổ trưởng của bộ phận, các nhà điều hành, giám sát của từng bộ phận đó. Những người dưới quyền của nhân sự bao gồm các nhân viên. Công nhân trực tiếp làm sản phẩm… Các cá nhân bên ngoài môi trường như những người tiêu dùng sản phẩm của tập đoàn FPT làm ra.

- Phương pháp mức thang điểm: Trong quá trình làm việc, các tổ trưởng của các bộ phận luôn làm bảng đánh giá về việc thực hiện sự hoàn thành của mỗi thành viên trong công ty về số lượng sản phẩm mà công nhân đó hoàn thành, chất lượng sản phẩm, về thái độ và tác phong trong công tác làm việc (việc đi muộn, về sớm…) để có những chế độ thưởng - phạt rõ ràng của từng nhân viên trong tháng đó.

- Phương pháp bảng xếp hạng: Dựa vào phương pháp này mà các nhà quản trị có thể bồi dưỡng và đào tạo thêm cho nhân viên của mình. Sử dụng phương pháp kèm cặp sẽ giúp biết được những ưu và nhược điểm để có những chế độ đánh giá đúng và phân chia công việc cho từng thành viên. Từ đó xem họ có những điểm mạnh để bố trí công việc cho họ phát huy năng lực sở trường của mình. Đồng thời với những điểm yếu thì cần bồi dưỡng, phát triển và củng cố khối kiến thức cho họ. Chính điều này thúc đẩy sự đam mê công việc của từng thành viên trong quá trình làm.

Phương pháp ghi chép - lưu trữ: Đối với phương pháp này giúp nhà quản trị theo dõi được mọi quá trình làm việc của từng nhân viên trong từng bộ phận một để có sự điều chỉnh cho phù hợp. Những nhà quản trị sẽ ghi lại những việc tích cực và tiêu cực của từng nhân viên, từ đó sẽ đưa ra những biện pháp để họ rút kinh nghiệm sửa chữa và hoàn thành tốt trong quá trình làm việc.

Phương pháp quản trị theo mục tiêu (MMO):Từ việc theo dõi từng nhân viên trong quá trình làm việc thông qua các bảng đánh giá mà tập đoàn FPT có những chế độ hay sự phân công nhất định cho từng thành viên. Trong quá trình làm việc họ sẽ biết tính cách của từng thành viên như thế nào mà có thể đánh giá họ làm việc như thế nào. Như đối với những người có sự tỉ mỉ, chăm chỉ cẩn thận cần sự phân tích kỹ càng có thể cho họ làm về sự phân tích các thông số kỹ thuật….việc này đòi hỏi sự chính xác cao

 Tổ chức đánh giá.

Việc đánh giá thành tích của mỗi nhân viên của tập đoàn FPT được thực hiện thường xuyên, liên tục. Do FPT là tập đoàn lớn, số lượng nhân viên khá nhiều do đó họ luôn quan tâm đến nhân viên của mình để có những chế độ đánh giá khen thưởng khác nhau. Như chế độ tăng lương của FPT được thực hiện từ 3-5 tháng một lần. Chính điều

này đã thúc đẩy nhân viên trong công ty làm việc hăng say hơn và hoàn thành công việc tốt hơn.

2.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đãi ngộ phi tài chính của FPT

2.4.3.1 Chính trị - pháp luật.

Mọi hoạt động trong nền kinh tế của các doanh nghiệp nói chung, của FPT nói riêng đều chịu sự tác động của các chính sách pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy, công tác đãi ngộ phi tài chính của FPT cũng chịu tác động không nhỏ bởi chính trị và pháp luật. Cụ thể là chịu sự tác động, chi phối của Bộ Luật Lao động. "Bộ luật lao động bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn định, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động trí óc và lao động chân tay, của người quản lý lao động, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong lao động, sản xuất, dịch vụ, hiệu quả trong sử dụng và quản lý lao động, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Chính vì vậy Tập đoàn FPT luôn luôn hưởng ứng tích cực các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước với tầm nhìn chiến lược hướng tới bảo vệ lợi ích của người lao động là “ đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tốt nhất tài năng và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần”. Cùng với đó là chính sách đãi ngộ và thăng tiến của FPT được xây dựng nhằm đảm bảo các tiêu chí: tương xứng với kết quả công việc của cán bộ nhân viên, cạnh tranh theo thị trường, công bằng và minh bạch. Qua đây, cũng thấy được mối liên kết chặt chẽ, sự thống nhất của các công tác đãi ngộ phi tài chính của tập đoàn FPT với hệ thống pháp luật.

2.4.3.2. Cạnh tranh

Kinh tế thời kì hội nhập đem đến cho các doanh nghiệp trong nước nhiều cơ hội cũng như thách thức. Cường độ cạnh tranh ngày càng mạnh khiến các doanh nghiệp cần phải có những chiến lược, chính sách để tồn tại và phát triển. Chính sách đãi ngộ nhân lực là một chính sách cạnh tranh mà các doanh nghiệp đang khai thác để giữ chân nhân viên

của mình. Chi phí để tuyển thêm nhân viên mới tốn kém hơn rất nhiều so với chi phí đãi ngộ để giữ chân những nhân viên đã có kinh nghiệm của FPT. Chính vì vậy, FPT đã và đang khai thác triệt để chính sách đãi ngộ nhân lực. Ngoài chính sách đãi ngộ tài chính là cơ bản để giữ chân được nhân viên thì chính sách đãi ngộ phi tài chính mang lại hiệu quả bền vững hơn.

FPT tự hào là Tập đoàn tập trung đông đảo các cán bộ tin học nhất Việt Nam. Đó là tài sản quý báu nhất và là nền tảng tạo ra mọi thành công của FPT. Đối với nhân viên ở trình độ lao động cao như vậy có nhiêu cơ hội lựa chọn cho mình những công ty có chính sách đãi ngộ nhân sự cao không chỉ dừng lại ở đãi ngộ tài chính mà phải là chính sách đãi ngộ phi tài chính. Nhiều nhân viên giỏi của tập đoàn FPT được các đối thủ cạnh tranh mời chào rời bỏ vị trí làm việc sang làm cho công ty của họ với đầy đủ các điều kiện nghe có vẻ vượt trội so với tập đoàn FPT. Vậy rõ ràng, điều kiện về tài chính chỉ là một phần của vấn đề ở đây. Nếu ở các công ty như FPT, nhà quản trị không có những công tác đãi ngộ phi tài chính hiệu quả thì việc nhân viên giỏi của công ty chuyển sang các công ty cạnh tranh là điều tất yếu. Tập đoàn FPT đã nhận thức một cách đầy đủ về trách nhiệm của mình tới nhân viên, khách hàng, cộng đồng và môi trường. FPT đã sử dụng công tác đãi ngộ phi tài chính như một hướng kinh doanh mới khi nhận ra rằng nó có thể giúp nâng cao vai trò của nhà quản trị, cải thiện tình hình tài chính, nâng cao động cơ làm việc của các nhân viên, đẩy mạnh lòng trung thành của khách hàng cùng danh tiếng công ty đối với xã hội. Đó chính là lợi thế cạnh tranh của FPT mà rất nhiều doanh nghiệp khác muốn có được.

Những cơ hội hay thách thức từ việc áp dụng công tác đãi ngộ phi tài chính đối với các công ty trên toàn thế giới cũng như Việt Nam về cơ bản đã thấy rõ. Nhận thức về công tác đãi ngộ phi tài chính có thể coi như một chỉ số tỷ lệ thuận với sự thành công của công ty đó trên con đường phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.3.3. Khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Muốn thực hiện được các công tác đãi ngộ nhân lực tài chính hay phi tài chính thì mỗi doanh nghiệp cần phải có tiềm lực tài chính. Tập đoàn FPT có tiềm lực tài chính rất

mạnh chính vì vậy các công tác đãi ngộ nhân sự luôn được FPT đầu tư một cách thích đáng.

Kết thúc năm tài chính 2010, với những nỗ lực trong kinh doanh, quản trị, doanh số toàn tập đoàn đạt mức 20.516 tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm 2009. Lãi trước thuế đạt trên 2.022 tỷ VND, vượt 19% so với cùng kỳ năm 2009. Lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt gần 1.263 tỷ VND, so với năm 2009 đã tăng 19%. Lãi cơ bản trên cổ phiếu bình quân là 6.598 đồng trên một cổ phiếu, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2009. FPT có được kết quả kinh doanh trên đây là nhờ mảng kinh doanh cốt lõi của Tập đoàn: Công nghệ thông tin - viễn thông cũng như hoạt động kinh doanh các sản phẩm công nghệ đã có nhiều nỗ lực trong năm vừa qua.

o Trong lĩnh vực tích hợp hệ thống, giải pháp phần mềm, dịch vụ tin học, Công ty CP Hệ thống thông tin FPT tăng trưởng doanh thu 8% so với 2009, đạt 3.250 tỷ đồng.

o Trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm, Công ty CP Phần mềm FPT đạt trên 1.000 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 34% so với cùng kỳ.

o Trong mảng viễn thông, Công ty CP Viễn thông FPT đạt doanh thu 2.450 tỷ đồng, tăng 33% so với 2009.

o Trong lĩnh vực phân phối và sản xuất sản phẩm công nghệ, Công ty CP Thương mại FPT đạt doanh thu 13.339 tỷ đồng, tăng 5% so với 2009.

o Trong lĩnh vực đào tạo, ĐH FPT cũng đạt mức tăng trưởng doanh thu 59% so với 2009. Để đạt được những thành tựu như trên cần có sự nỗ lực của toàn thể công nhân viên của FPT. Tính tới 31/12/2010, số lượng cán bộ nhân viên làm việc tại FPT đã đạt tới con số 12.300. Với quy mô nhân viên lớn như vậy, FPT luôn có những khoản đầu tư tài chính vào thực hiện những hoạt động gắn kết và cổ vũ động viên tinh thần của nhân viên. 2.4.3.4. Năng lực của nhà quản trị

Năng lực của nhà quản trị quyết định tới mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nhân viên của FPT có được hưởng những chính sách đãi ngộ tốt hay không phải bắt nguồn từ người lãnh đạo. Nếu những nhà quản lý không tin tưởng vào tầm quan trọng của đãi ngộ phi tài chính, nếu không chủ động tiên phong hay hỗ trợ các hoạt động đãi ngộ phi tài chính tại cơ sở, nếu họ không thể hiện tính chính trực và trung thực trong công việc cũng

như trong cuộc sống cá nhân thì các chính sách đãi ngộ phi tài chính không thể thành công. Các công tác đãi ngộ phi tài chính cần được áp dụng trong mọi khía cạnh hoạt động của công ty và tất cả các nhóm có quyền lợi liên quan. FPT có được những nhà quản trị tuyệt vời. Với tinh thần trách nhiệm cao và có năng lực. Luôn hòa đồng với nhân viên trong các hoạt động của công ty. Họ có năng lực trong truyền thông, năng lực nhận thức văn hóa toàn cầu, năng lực lãnh đạo. Với một nhà quản trị tài ba xuất chúng và tận tụy như chủ tịch HĐQT Trương Gia Bình – một doanh nhân đại tài, nổi tiếng không chỉ ở Ấn Độ mà còn ở Mỹ. Người có nghị lực và quyết tâm rất lớn, quyết tâm thay đổi diện mạo mới cho FPT, cho đất nước Việt Nam. Bên cạnh ông là những trợ thủ đắc lực, những nhân viên nhiệt tình, giỏi giang. Như bất cứ phong trào hay tổ chức nào, việc tập hợp lực lượng, tập hợp các tài năng trong FPT được Trương Gia Bình đặt ưu tiên cao nhất. Xung quanh ông là cả một đội ngũ cán bộ tâm huyết, cá tính, rất có năng lực và có nhiều thế hệ. Phải nói rằng không có một đội ngũ như thế, FPT cũng không có được những thành tựu như ngày hôm nay. Họ cùng chung một chí hướng: xây dựng một FPT ngày càng phát triển, phát triển không ngừng.

2.4.3.5 Văn hóa doanh nghiệp

Dân chủ: Chủ tịch HĐQT – TGĐ Trương Gia Bình là người có công tạo ra môi trường dân chủ nhờ kính trọng hiền tài và thực tâm lắng nghe những ý kiến ủng hộ cũng như phản đối. Phong cách quản lý dân chủ tại FPT đã tạo điều kiện phát huy tối đa năng lực và thế mạnh của mỗi cá nhân.

Đoàn kết: Sức mạnh tập thể là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh FPT. Đoàn kết được tạo ra từ sự kết hợp, bổ sung giữa các cá nhân với năng lực và cá tính riêng biệt, giữa các đơn vị thành viên với chiến lược phát triển và ưu thế khác nhau.

Tự do đổi mới: Luôn được khuyến khích và phát huy trong FPT. Là một công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin, lĩnh vực có tốc độ phát triển rất cao, đề cao tự do đổi mới và năng động sáng tạo là yếu tố tiên quyết để FPT trở thành công ty hàng đầu.

Thách thức: Với sự lớn mạnh không ngừng, FPT luôn tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho từng thành viên. Yêu cầu về trình độ chuyên môn, quản lý, về doanh số, lợi nhuận và

kế hoạch vươn lên vị trí số 1 là thách thức cho mỗi cá nhân và các đơn vị thành viên. Các

Một phần của tài liệu Liên hệ thực tiễn về công tác đãi ngộ phi tài chính trong doanh nghiệp (Trang 29 - 36)