- Độ dài giai đoạn trỗ
3.10.2. Tình hình sâu bệnh hại của các dòng, giống trong thí nghiệ mở vụ Hè thu
Vụ Hè thu 2014, tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt là sự gây hại của sâu cuốn lá nhỏ và đã bùng phát thành dịch trên diện tích trồng lúa toàn tỉnh, gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng lúa. Đối với các dòng lúa được bố trí trong thí nghiệm được phun phòng trừ kịp thời nên không làm ảnh hưởng đến năng suất. Theo dõi tình hình sâu bệnh trong vụ Hè thu kết quả được thể hiện ở bảng 3.12.
Qua theo dõi cho thấy: Giai đoạn cây lúa đẻ nhánh, hầu hết các dòng đều bị sâu cuốn lá gây hại ở điểm 3, chỉ có giống QP-5 bị nhẹ hơn (điểm 1). Giai đoạn từ lúa trỗ đến chín hầu hết các giống đều bị sâu đục thân gây hại từ điểm 1- 5; trong đó các giống bị sâu đục thân gây hại ở mức độ nặng như: Nàng tiên 1, QP-5, bắc thơm 7; các giống còn lại bị sâu đục thân gây hại ở mức độ nhẹ hơn (điểm 1-3).
Bảng 3.12. Tình hình phát triển sâu bệnh của các dòng, giống trong thí nghiệm ở vụ Hè thu
Tên dòng, giống
Sâu (điểm) Bệnh (điểm)
Đục thân Cuốn lá Rầy nâu Khô vằn Bạc lá Đốm nâu
Nàng tiên 5 3 0 1 0 0 GH số 2 1 3 0 1 0 0 GH số 3 1 3 3 3 0 0 QP5 5 1 0 3 0 0 DT40 3 3 0 1 0 0 HQT6 1 3 1 1 0 0 ADI30 1 3 0 1 0 0 TP68 3 3 0 1 0 0 BT 7 (đ/c) 5 3 1 3 0 0
Rầy nâu chỉ xuất hiện trên dòng GH số 3 (điểm), trên dòng HQT6 và giống đối chứng (điểm 1), các dòng còn lại không bị rầy nâu gây hại.
Hầu hết các dòng đều bị nhiễm nhẹ bệnh khô vằn (điểm 1 - 3), trong đó các dòng DT40, GH số 3 và giống đối chứng bị nhiễm ở điểm 3. Tất cả các dòng đều không bị nhiễm bệnh bạc lá và bênh đốm nâu.