Địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng gạo của một số dòng lúa mới trong điều kiện sinh thái tỉnh nghệ an (Trang 49 - 51)

- Độ dài giai đoạn trỗ

2.4.2. Địa điểm nghiên cứu

Trạm thực nghiệm và sản xuất giống cây trồng và vật nuôi Yên Thành .

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Các đặc tính về cây mạ của các dòng, giống trong thí nghiệm

Mạ tốt là tiền đề để cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, là cơ sở để áp dụng các biện pháp thâm canh. Giai đoạn mạ có ý nghĩa quan trọng trong sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa là tiền đề quyết định đến năng suất cuối cùng của cây lúa. Nông dân Việt Nam từ xa xưa đã có câu: “ Tốt giống tốt má. Tốt mạ tốt lúa”.

Để đảm bảo khi cấy đạt tỷ lệ sống cao, cây sinh trưởng và phát triển tốt thì việc gieo mạ và chăm sóc sau gieo có ý nghĩa rất quan trọng. Chất lượngmạ trước khi đem cấy phải đạt các chỉ tiêu như: Cứng cây, đanh dảnh, không sâu bệnh, sinh trưởng khoẻ, cấy đúng tuổi kết hợp với điều kiện ngoại cảnh thuận lợi, kỹ thuật canh tác tốt để khi cấy lúa nhanh bén rễ, hồi xanh tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển khoẻ ở các thời kỳ sau. Bên cạnh đó chất lượng mạ tốt còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: Phương pháp và kỹ thuật làm mạ, điều kiện thời tiết khí hậu, đất đai, giống, vv....

Theo dõi một số chỉ tiêu về mạ, kết quả được thể hiện ở bảng 3.1:

Bảng 3.1: Một số đặc điểm của cây mạ trước khi cấy của các dòng, giống trong thí nghiệm

Tên dòng,

giống Chiều cao (cm) Số lá (lá/cây)

Sức sinh trưởng (điểm) Vụ xuân Vụ Hè thu Vụ xuân Vụ Hè thu Vụ xuân Vụ Hè thu

Nàng tiên 18,5 13,7 3,5 3,0 1 5 GH số 2 17,5 13,4 3,2 2,5 5 1 GH số 3 20,1 14,0 3,5 2,8 5 1 QP5 18,7 14,7 3,0 3,0 1 5 DT40 22,3 18,0 3,2 3,0 5 5 HQT6 18,5 18,4 3,0 2,8 5 1 ADI30 20,6 19,2 3,0 3,0 5 1 TP68 19,3 16,5 3,2 3,0 5 1 BT 7 (đ/c) 20,3 17,5 3,0 3,0 5 1

- Về chiều cao cây mạ:

+ Ở Vụ Xuân: gặp điều kiện nhiệt độ xuống thấp trong thời gian dài, chúng tôi đã áp dụng biện pháp che phủ nilon cho mạ ngay từ khi mới gieo nên cây mạ sinh trưởng và phát triển bình thường, cây mạ không bị nhiễm sâu bệnh. Hầu hết các giống đều có cây mạ khỏe, cứng cây đanh dảnh.

Chiều cao cây mạ của các dòng, giống trong thí nghiệm trước cấy dao động từ 17,5 – 22,3cm. Các dòng có chiều cao cây mạ cao hơn giống đối chứng Bắc thơm 7 là: ADI30 và DT40; các dòng còn lại có chiều cao cây thấp hơn giống đối chứng.

+ Vụ Hè thu: Cây mạ sinh trưởng phát triển trong điều kiện thuận lợi, hầu hết các dòng đều có cây mạ khỏe. Qua theo dõi cho thấy các dòng có chiều cao cây mạ dao động trong khoảng 13,4 - 19,2 cm. Các dòng có chiều cao cây mạ cao hơn giống đối chứng gồm: ADI30, DT40, HQT6. Các dòng còn lại có chiều cao cây mạ thấp hơn giống đối chứng.

- Số lá mạ/cây: Mạ là thời kỳ đầu của quá trình sinh trưởng của cây lúa, việc đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu về mạ trước khi nhổ cấy giúp ta bước đầu nhận định được khả năng sinh trưởng của các giống. Ở vụ Xuân số lá mạ trước khi nhổ cấy phải đạt từ 3 - 3,5 lá, đối với vụ Hè thu thì sau khi gieo mạ khoảng 12 - 15 ngày (2,5 - 3 lá) thì đem cấy.

Hầu hết cây mạ ở các dòng, giống đều có sức sinh trưởng tốt (điểm 1).

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng gạo của một số dòng lúa mới trong điều kiện sinh thái tỉnh nghệ an (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w