Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống lúa thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng gạo của một số dòng lúa mới trong điều kiện sinh thái tỉnh nghệ an (Trang 59 - 62)

- Độ dài giai đoạn trỗ

3.6. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống lúa thí nghiệm

Chiềucao cây được tính từ gốc đến mút lá hoặc bông cao nhất. Chiều cao cây liên quan đến tính chống đổ của giống lúa. Đối với các loại cây trồng, chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng, phản ánh tình trạng sinh trưởng của các giống liên quan đến bản chất di truyền của giống. Sự tăng trưởng chiều cao cây của một giống phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, thời vụ, đất đai và

chế độ chăm sóc. Sự tăng trưởng chiều cao của cây lúa là lúc hạt nảy mầm cho đến lúc hình thành lóng, vươn lóng và trổ bông hoàn toàn. Chiều cao cây là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn giống, hướng chọn là các giống có năng suất cao, chịu thâm canh, thấp cây, lá đứng, thân cứng có khả năng chống đổ tốt.

Bảng 3.7. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống lúa thí nghiệm

Tên dòng,

giống BRHX Giai đoạn sinh trưởng phát triểnĐN KTĐN BĐT

xuân HT xuân HT xuân HT xuân HT xuân HT

Nàng tiên 30,1 30,2 51,3 52,3 60,8 61,7 73,6 77,7 99,9ab 99,2c GH số 2 30,8 31,7 49,4 50,3 59,6 64,6 70,1 73,5 99,4ab 100,1c GH số 3 27,2 31,6 50,3 49,1 64,5 64,9 74,4 72,1 95,5b 95,1d QP5 29,5 31,6 49,2 50,0 54,2 63,1 67,3 71,2 98,9ab 99,4c DT40 32,6 29,1 53,4 48,6 66,7 64,7 80,4 82,2 102,4a 103,1ab HQT6 28,7 30,2 49,2 50,2 61,1 62,5 75,6 79,3 104,7a 102,6b ADI30 30,2 30,3 46,6 48,8 63,3 67,8 78,7 80,1 99,8ab 98,3c TP68 28,8 26,7 51,8 46,7 64,3 60,1 76,6 71,5 86,8c 90,2e BT7 (đ/c) 30,8 27,8 53,7 51,6 71,4 70,3 80,5 75,1 103,5a 104,7a LSD0,05 6,13 2,06 CV% 3,6 6,8

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau biểu hiện sự sai khác ở mức ý nghĩa P<0,05

BRHX: Bén rễ hồi xanh ĐN: Đẻ nhánh KTĐN: Kết thúc đẻ nhánh CCCC: Cao cây cuối cùng BĐT: Bắt đầu trỗ

Hình 3.1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng trong vụ Xuân

Hình 3.2: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng trong vụ Hè thu

Qua bảng 3.7 cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống khác nhau là khác nhau và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ở các giai đoạn khác nhau là khác nhau.

* Giai đoạn BRHX: Giai đoạn này bắt đầu có sự thay đổi về chiều cao của các giống. Ở vụ Xuân chiều cao cây của dòng DT40 là cao nhất, thấp nhất là GH số 3. Vụ Hè thu chiều cao cây của dòng GH số 2 cao nhất, thấp nhất là TP68.

* Giai đoạn đẻ nhánh: Đây là giai đoạn tăng trưởng chiều cao mạnh nhất. Ở vụ Xuân chiều cao cây của các dòng đạt 46,6 - 53,4 cm. Các dòng có chiều cao cây vượt trội DT40, TP68, nàng tiên. Thấp nhất là ADI30 (46,6 cm). Ở vụ Hè thu chiều cao cây đạt từ 46,7 - 52,3 cm, trong đó dòng có chiều cao cây vượt trội là Nàng tiên và thấp nhất là TP68.

* Giai đoạn kết thúc đẻ nhánh - giai đoạn trỗ: ở giai đoạn này chiều cao của các dòng tiếp tục tăng mạnh. Vụ Xuân chiều cao đạt 70,1 - 80,4 cm, và ở vụ hè thu chiều cao đạt từ 71,2 - 82,2 cm.

* Chiều cao cây cuối cùng: Chiều cao cây cuối cùng của các dòng ở vụ Xuân đạt từ 86,8 - 104,7 cm trong đó cao nhất là HQT6, thấp nhất là TP68. Ở vụ Hè thu chiều cao cây cuối cùng của các dòng đạt từ 90,2 - 104,7cm, cao nhất lá giống đối chứng, thấp nhất là TP68.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng gạo của một số dòng lúa mới trong điều kiện sinh thái tỉnh nghệ an (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w