Hiệu quả hoạt động của HTXNN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2008 20

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 47 - 58)

2008 - 2013

2.2.5.1. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của HTXNN a. Nhóm chỉ tiêu kết quả kinh doanh của HTXNN a1. Tổng doanh thu của HTXNN

Tổng doanh thu của HTXNN là toàn bộ giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà HTXNN đã bán, cung cấp cho các xã viên và khách hàng. Tình hình được thể hiện cụ thể tại bảng 2.7:

Bảng 2.7: Tổng doanh thu của các HTXNN tại tỉnh Khánh Hòa năm 2008 - 2013 (ĐVT: triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1. Tổng doanh thu 42.518 55.181 58.003 61.704 82.344 85.938 2. Tốc độ tăng trưởng (%) - 30 05 06 33 04

3. Doanh thu bình quân/HTX 773 1.003 1.055 1.122 1.497 1.563

(Nguồn: Điều tra tổng hợp, 2014)

Nhìn bảng 2.7 cho thấy, tổng doanh thu của các HTXNN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hàng năm đạt khá thấp và liên tục tăng. Cụ thể năm 2013, doanh thu bình quân của mỗi HTXNN là 1.563 triệu đồng/HTX. Tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2009 so với năm 2008 là 30% tương đương với 12. 663 triệu đồng. Tương tự, năm 2010 so với năm 2009 là 5,1% (2.822 triệu đồng); năm 2011 so với năm 2010 là 6,4% (3.701 triệu đồng); năm 2012 so với năm 2011 là 33% (20.640 triệu đồng) và 2013 so với năm 2012 là 4,4% (3.594 triệu đồng).

Doanh thu của các HTXNN năm 2009 và năm 2012 cao hơn so với năm 2010, 2011 và 2013, nguyên nhân là do doanh thu của các dịch vụ: cung ứng lúa giống, làm đất và vật tư nông nghiệp của các HTXNN trong năm 2009 và 2012 cao hơn các năm khác.

a2. Tổng chi phí của HTXNN

Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của HTXNN là các khoản chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Tình hình được thể hiện cụ thể tại bảng 2.8:

Bảng 2.8: Tổng chi phí của các HTXNN tại tỉnh Khánh Hòa năm 2008 - 2013 (ĐVT: triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1. Tổng chi phí 38.111 49.614 54.280 57.661 77.283 82.176 2. Tốc độ tăng trưởng (%) - 30 9,4 6,2 34 6,3 3. Chi phí bình quân/HTX 692 902 987 1.048 1.405 1.494

(Nguồn: Điều tra tổng hợp, 2014)

Nhìn bảng 2.8 cho thấy, tổng chi phí của các HTXNN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hàng năm khá cao và liên tục tăng. Cụ thể năm 2013, chi phí bình quân của mỗi HTXNN là 1.494 triệu đồng/HTX. Tốc độ tăng chi phí năm 2009 so với năm 2008 là 30% tương đương với 11.503 triệu đồng. Tương tự, năm 2010 so với năm 2009 là 9,4% (4.666 triệu đồng); năm 2011 so với năm 2010 là 6,2% (3.381 triệu đồng); năm 2012 so với năm 2011 là 34% (19.621 triệu đồng) và 2013 so với năm 2012 là 6,3% (4.893 triệu đồng).

Chi phí của các HTXNN năm 2009 và năm 2012 cao hơn so năm 2010, 2011 và 2013, nguyên nhân là do giá vốn hàng hóa (giá sản phẩm dịch vụ vật tư nông nghiệp cao hơn các sản phẩm dịch vụ khác) và chi phí quản lý kinh doanh của các năm này cũng cao hơn các năm nói trên.

a3. Tổng lợi nhuận của HTXNN

Lợi nhuận của HTXNN là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTXNN trong một năm, bao gồm: chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và của hoạt động tài chính. Tình hình được thể hiện cụ thể tại bảng 2.9:

Bảng 2.9: Tổng lợi nhuận của các HTXNN tại tỉnh Khánh Hòa năm 2008 - 2013 (ĐVT: triệu đồng) Năm

Nội dung

2008 2009 2010 2011 2012 2013

1. Tổng lợi nhuận sau thuế 4.407 5.567 3.724 4.043 5.061 3.762

2. Tốc độ tăng trưởng (%) - 25 - 33 8,6 25 - 25 3. Lợi nhuận bình quân/HTXNN 81 101 68 74 92 68

(Nguồn: Điều tra tổng hợp, 2014)

Nhìn bảng 2.9 cho thấy, tổng lợi nhuận của các HTXNN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hàng năm đạt khá thấp và tăng không đều. Cụ thể năm 2013, lợi nhuận bình quân của mỗi HTXNN là 68 triệu đồng/HTX. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận năm 2009 so với năm 2008 là 25% tương đương với 1.160 triệu đồng. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của năm 2010 so với năm 2009 giảm 33% (giảm 1.843 triệu đồng); năm 2011 so với năm 2010 là 8,6% (319 triệu đồng); năm 2012 so với năm 2011 là 25% (1.018 triệu đồng) và 2013 so với năm 2012 tốc độ tăng trưởng lại giảm 25% (giảm 1.299 triệu đồng).

Lợi nhuận của các HTXNN năm 2010 và 2013 giảm, qua khảo sát cho thấy, nguyên nhân là do doanh thu của các HTXNN trong năm 2010 và 2013 tăng không đáng kể. Trong khi đó, chi phí của các HTXNN năm 2010 và 2013 khá cao. Chính vì vậy, làm giảm lợi nhuận của hai năm nói trên.

a4. Số lượng HTXNN phân theo mức doanh thu, lợi nhuận

Từ khi chuyển đổi HTXNN kiểu cũ hoạt động theo cơ chế hành chính sang HTXNN kiểu mới hoạt động theo Luật HTX. Các HTXNN trên địa bàn tỉnh tập trung hoạt động cung ứng các dịch vụ như: vật tư nông nghiệp; tiêu thụ nông sản; làm đất; thủy nông; khuyến nông; tín dụng nội bộ; chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp cho xã viên đạt nhiều kết quả khả quan, góp phần tăng thu nhập, phát triển kinh tế hộ xã viên, phát triển HTX và cộng đồng. Tình hình được thể hiện cụ thể tại bảng 2.10:

Bảng 2.10: Số lượng HTXNN tại tỉnh Khánh Hòa phân theo tiêu thức doanh thu, lợi nhuận năm 2008 - 2013 (ĐVT:HTX) Năm Stt Nội dung 2008 2009 2010 2011 2012 2013 I Doanh thu 1 < 500 triệu đồng 29 24 25 24 22 20 2 Từ 500 triệu đồng – 1.000 triệu đồng 11 12 9 8 7 9 3 Từ 1.000 triệu đồng – 2.000 triệu đồng 12 12 17 17 13 12 4 > 2.000 triệu đồng 3 7 4 6 13 14 5 Tổng số 55 55 55 55 55 55 II Lợi nhuận 1 < 50 triệu đồng 21 14 17 17 15 17 2 Từ 50 - 80 triệu đồng 15 15 14 13 14 13 3 Từ 80 - 100 triệu đồng 10 8 16 12 8 11 4 > 100 triệu đồng 9 18 8 13 18 14 5 Tống số 55 55 55 55 55 55

(Nguồn: Điều tra tổng hợp, 2014)

Nhìn bảng 2.10 cho thấy, HTXNN có doanh thu < 500 triệu đồng giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2008 là 29 HTX nhưng đến năm 2013 chỉ còn lại 20 HTX. Tương tự, HTXNN có doanh thu từ 500 triệu đồng – 1000 triệu đồng năm 2008 là 11 HTX nhưng đến năm 2013 còn lại 09 HTX nhưng HTXNN có doanh thu từ 1000 triệu đồng – 2000 triệu đồng từ năm 2008 - 2013 vẫn không thay đổi. Trong khi đó, HTXNN có doanh thu > 2.000 triệu đồng năm 2008 là 03 HTX thì đến năm 2013 là 14 HTX (tăng 11 HTX).

Bên cạnh doanh thu, thì lợi nhuận của HTXNN cũng vậy, cụ thể năm 2008 các HTXNN có lợi nhuận < 50 triệu đồng là 21 HTX nhưng đến năm 2013 chỉ còn 17 HTX. Tương tự, HTXNN có lợi nhuận từ 50 – 80 triệu đồng năm 2008 là 15 đến năm 2013 là 13 HTX; HTXNN có lợi nhuận từ 80 – 100 triệu đồng năm 2008 là 10 HTXNN nhưng đến năm 2013 là 11 HTX và HTXNN có lợi nhuận > 100 triệu đồng là 09 HTX thì đến năm 2013 tăng lên được 14 HTX.

Điều này cho thấy, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTXNN hàng năm đạt hiệu quả. Cụ thể là các HTXNN: HTXNN Vạn Lương, HTXNN Thị trấn Vạn Giã (huyện Vạn Ninh); HTXNN Ninh Quang 1 và HTXNN Ninh Quang 2; HTXNN Ninh Hiệp (thị xã Ninh Hòa); HTXNN Diên An, Suối Hiệp 1, Diên Phú, Diên phước, Diên Lộc, Diên Hòa, Diên Thạnh, Diên Điền 2 và HTXNN diên Lâm 1 (Huyện Diên Khánh).

b. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh b1. Tình hình vốn hoạt động của HTXNN

Tổng vốn hoạt động của HTXNN được thể hiện cụ thể tại bảng 2.11:

Bảng 2.11: Vốn hoạt động của các HTXNN tại tỉnh Khánh Hòa năm 2008 - 2013 (ĐVT: triệu đồng) Năm Vốn hoạt động 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1. Tổng vốn hoạt động 62.850 74.590 85.305 87.095 95.393 101.019 2. Tốc độ tăng (%) - 20 14 2 10 6 3. Vốn hoạt động bình quân/HTX 1.143 1.356 1.551 1.584 1.734 1.837

(Nguồn: Điều tra tổng hợp,2014)

Nhìn bảng 2.11 cho thấy, tổng vốn hoạt động của các HTXNN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hàng năm đạt tương đối thấp và liên tục tăng. Cụ thể năm 2013, vốn hoạt động bình quân của mỗi HTXNN là 1.837 triệu đồng/HTX. Tốc độ tăng trưởng vốn hoạt động năm 2009 so với năm 2008 là 20% tương đương với 11.470 triệu đồng. Tương tự, năm 2010 so với năm 2009 là 14% (10.715 triệu đồng); năm 2011 so với năm 2010 là 02% (1.790 triệu đồng); năm 2012 so với năm 2011 là 10% (8.298 triệu đồng) và 2013 so với năm 2012 là 06% (5.626 triệu đồng).

Nhìn chung, tổng vốn hoạt động của HTXNN hàng năm tăng, vốn tăng chủ yếu là vốn tích lũy từ lợi nhuận sau thuế của HTXNN. Tuy vậy, HTXNN cũng nhận được vốn hỗ trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước, ví dụ: năm 2009 nhiều HTXNN trên địa bàn tỉnh nhận được vốn hỗ trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước (Vốn khác) làm ảnh hưởng tăng tổng vốn hoạt động của các HTXNN năm 2009 lên 20%.

b2. Tình hình về vốn góp của xã viên HTXNN

Theo quy định của Luật HTX và Điều lệ của HTX, xã viên tham gia HTX phải góp đủ vốn. Tình hình được thể hiện cụ thể tại bảng 2.12:

Bảng 2.12: Vốn góp xã viên của các HTXNN tại tỉnh Khánh Hòa năm 2008 - 2013 (ĐVT: triệu đồng) Năm Nội dung 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1.Tổng vốn góp của xã viên 19.955 23.809 25.639 27.049 29.151 29.303 2. Tốc độ tăng trưởng (%) - 19 8 6 8 01 3. Vốn góp bình quân/HTX 363 433 466 492 530 533 4. Tỷ lệ vốn góp/tổng vốn 31,75 31,92 30,06 31,06 30,56 29,01

Nhìn bảng 2.12 cho thấy, tổng vốn góp xã viên của các HTXNN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hàng năm đạt khá thấp và tăng không đáng kể. Cụ thể năm 2013, vốn góp xã viên bình quân của mỗi HTXNN là 533 triệu đồng/HTX và tỷ lệ vốn góp/tổng vốn hoạt động là 29,01%. Tốc độ tăng trưởng vốn góp năm 2009 so với năm 2008 là 19% tương đương với 3.854 triệu đồng. Tương tự, năm 2010 so với năm 2009 là 08% (1.830 triệu đồng); năm 2011 so với năm 2010 là 06% (1.410 triệu đồng); năm 2012 so với năm 2011 là 08% (2.102 triệu đồng) và 2013 so với năm 2012 là 01% (152 triệu đồng).

Nhìn chung, vốn góp xã viên năm sau so với năm trước có tăng nhưng tốc độ tăng không đáng kể. Cụ thể năm 2009, tốc độ tăng tổng vốn góp của xã viên cao hơn so với các năm khác, nguyên nhân là do nhiều HTXNN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hoạt động đạt hiệu quả cao, HTX có nhiều chương trình, kế hoạch kinh doanh tốt, lợi ích của xã viên được bảo đảm, tạo được uy tín và lòng tin đối với xã viên, ví dụ như: HTXNN Diên Phú, HTXNN Diên An, HTXNN Diên Điền 2, HTXNN Diên Thạnh, HTXNN Diên Lâm 1, HTXNN Suối Hiệp 2, HTXNN Suối Tiên huyện Diên Khánh; HTXNN Ninh Quang 1 và HTXNN Ninh Quang 2, HTXNN Ninh Hiệp ở thị xã Ninh Hòa; HTXNN thị trấn Vạn Giã, HTXNN Vạn Lượng ở huyện Vạn Ninh và nhiều HTXNN khác... Chính vì vậy, dẫn đến công tác vận động xã viên vốn góp để tăng vốn Điều lệ nhằm bổ sung vào nguồn vốn hoạt động của HTXNN trong năm 2009 đạt kết quả cao hơn các năm khác. Tuy vậy, cũng phải nói rằng, các HTXNN khác trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa làm tốt công tác tuyên truyền vận động xã viên góp vốn, để đáp ứng theo nhu cầu vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh của các HTXNN, đây là nguyên nhân dẫn đến thực trạng qui mô vốn góp của xã viên của các HTXNN hàng năm đạt thấp và tăng trưởng chậm qua các năm.

b3. Tình hình các khoản nợ phải thu, phải trả của HTXNN - Nợ phải trả của HTXNN

Nợ phải trả của HTXNN là các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phát sinh do đi vay và phát sinh do mua vật tư nông nghiệp, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và các nghĩa vụ khác. Tình hình được thể hiện cụ thể tại bảng 2.13:

Bảng 2.13: Nợ phải trả của các HTXNN tại tỉnh Khánh Hòa năm 2008 - 2013 (ĐVT: Triệu đồng) Năm Nội dung 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1. Nợ phải trả 10.273 12.456 12.626 14.337 16.555 17.128 2. Tốc độ tăng trưởng (%) - 21 01 14 15 3 3. Nợ phải trả BQ/HTXNN 187 226 230 261 301 311

Nhìn bảng 2.13 cho thấy, Nợ phải trả của các HTXNN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hàng năm tương đối thấp và liên tục tăng. Cụ thể năm 2013, Nợ phải trả bình quân của mỗi HTXNN là 311 triệu đồng/HTX. Tốc độ tăng trưởng Nợ phải trả năm 2009 so với năm 2008 là 21% tương đương với 2.183 triệu đồng. Tương tự, năm 2010 so với năm 2009 là 01% (170 triệu đồng); năm 2011 so với năm 2010 là 14% (1.711 triệu đồng); năm 2012 so với năm 2011 là 15% (2.218 triệu đồng) và 2013 so với năm 2012 là 03% (573 triệu đồng).

Nợ phải trả của các HTXNN năm 2009 tăng cao hơn so với các năm khác, qua khảo sát cho thấy, nguyên nhân là do dư nợ Vay ngắn hạn của HTXNN trong năm này tăng cao. Năm 2010 và 2013 hầu hết các HTXNN không có dư nợ Vay ngắn hạn.

- Nợ phải thu của HTXNN

Nợ phải thu là những sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ HTX bán cho khách hàng và xã viên. Tình hình được thể hiện cụ thể tại bảng 2.14:

Bảng 2.14: Nợ phải thu của các HTXNN tại tỉnh Khánh Hòa năm 2008 - 2013

(ĐVT: Triệu đồng)

Năm

Nội dung 2008 2009 2010 2011 2012 2013

1. Nợ phải thu 22.716 26.539 23.896 25.237 25.048 25.534 2. Tốc độ tăng trưởng (%) - 17 - 10 6 - 1 2 Nợ phải thu bình quân/HTX 413 483 434 459 455 464

(Nguồn: Điều tra tổng hợp, 2014)

Nhìn bảng 2.14 cho thấy, Nợ phải thu của các HTXNN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hàng năm tương đối thấp và liên tục tăng. Cụ thể năm 2013, Nợ phải thu bình quân của mỗi HTXNN là 464 triệu đồng/HTX. Tốc độ tăng trưởng Nợ phải thu năm 2009 so với năm 2008 là 17% tương đương với 2.823 triệu đồng. Tương tự, năm 2010 so với năm 2009 giảm 10% (giảm 2.643 triệu đồng); năm 2011 so với năm 2010 là 06% (1.341 triệu đồng); năm 2012 so với năm 2011 giảm 01% (giảm 189 triệu đồng) và 2013 so với năm 2012 là 02% (486 triệu đồng).

Nợ phải thu của HTXNN năm 2010 và 2012 giảm 10% và 1%, qua khảo sát cho thấy, nguyên nhân là do các HTXNN không thu được các khoản Phải thu của xã viên và khoản Phải thu nội bộ ngắn hạn của HTXNN trong hai năm này.

b4. Hệ số sử dụng vốn

Hệ số sử dụng vốn cho biết khả năng tạo ra doanh thu từ vốn của HTXNN. Tình hình được thể hiện cụ thể tại bảng 2.15:

Bảng 2.15: Hệ số quay vòng vốn của các HTXNN tại tỉnh Khánh Hòa năm 2008 -2013 (ĐVT: Triệu đồng) Năm Vốn hoạt động 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1. Tổng doanh thu 42.518 55.181 58.003 61.704 82.344 85.938 2. Tổng vốn hoạt động của HTXNN 62.850 74.590 85.305 87.095 95.393 101.019 3. Hệ số quay vòng bình quân 3 = (1)/(2) (lần) 0,68 0,74 0,68 0,71 0,86 0,85

(Nguồn: Điều tra tổng hợp, 2014)

Nhìn bảng 2.15 cho thấy, hệ số quay vòng vốn trong các HTXNN luôn biến động tăng qua các năm. Cụ thể năm 2008 bình quân là 0,68 lần nhưng đến 2013 chỉ tăng được là 0,85 lần. Mặc dù, một số HTX có qui mô vốn lớn nhưng hệ số quay vòng vẫn thấp (chưa đạt trên 1 hoặc 1,5 lần) là do các HTX này đều có nguồn vốn tài trợ cao từ Nhà nước để xây dựng các công trình thủy lợi, trụ sở, nhà kho, sân bãi... làm tăng tài sản cố định là chủ yếu.

b5. Chỉ tiêu số lãi được chia tính trên 1000 đồng vốn góp

Vốn của HTXNN được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, quan trọng nhất là vốn góp của xã viên. Khi tham gia vào HTX kỳ vọng lớn nhất của xã viên là được tạo việc làm và được chia lãi trên vốn góp càng cao càng tốt. Tuy vậy, do giá trị một cổ phần được qui định ở các HTXNN không giống nhau, nên điều hợp lý là phải tính lãi chia trên 1.000 đồng vốn góp, thay vì lãi chia cho một cổ phần. Chỉ tiêu này phản ánh cứ trên 1.000 đồng vốn góp của xã viên thì trong năm được chia bao nhiêu đồng lãi. Kết quả tính ra càng lớn, chứng tỏ hiệu quả hoạt động của HTXNN càng cao và ngược lại. Tình hình được thể hiện cụ thể tại bảng 2.16:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 47 - 58)