Kinh nghiệm phát triển HTXNN một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 30)

1.8.1. HTXNN ở Đức

Số lượng HTXNN của Đức chiếm tỷ lệ khá cao, chiếm 60% trong tổng số 5.324 HTX năm 2008. HTXNN Đức hoạt động kinh doanh, dịch vụ ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau… không chỉ cung cấp dịch vụ đầu vào cho các xã viên và còn quan tâm đến khâu phát triển đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp với nhiều sản phẩm sạch mang thương hiệu của HTX. Các HTXNN của Đức đang nắm thị phần cao đối với rất nhiều sản phẩm nông nghiệp quan trọng: 70% thị phần sản phẩm thịt chế biến, hơn 60% thị phần của các sản phẩm sữa, hơn 30% thị phần rượu nho. Các dịch vụ của HTX đối với xã viên, xã viên là hỗ trợ mang tính kinh tế, đem lại lợi ích kinh tế trực tiếp và cả lâu dài cho xã viên. Đây chính là lí do để HTX được thành lập, được duy trì để tồn tại và phát triển. Cũng chính vì lợi ích kinh tế thiết thực mà họ được hưởng trực tiếp và lâu dài thông qua các dịch vụ của HTX mà các xã viên tự nguyện tham gia HTX, gắn bó và có trách nhiệm với HTX. HTX không được hưởng các ưu đãi thuế, những hỗ trợ của nhà nước nếu có chỉ mang tính gián tiếp như thông qua các chương trình bảo vệ môi trường nông nghiệp, ưu đãi về thuế khi đầu tư vào thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, sức gió. Nhà nước đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo cho người nông dân, giúp họ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái. Do đa số người nông dân tham gia là xã viên của một HTXNN nên rất nhiều chương trình đào tạo hay hỗ trợ gián tiếp cho người nông dân được các HTX chủ động thực hiện hoặc kết hợp, hợp tác với các cơ quan, tổ chức khác. Với đặc thù của mô hình kinh tế HTX, xã viên đồng thời khách hàng, các HTX thực hiện chính sách mở trong việc thu hút xã viên vào HTX, luôn luôn gia tăng các lợi ích kinh tế để người có nhu cầu tự nguyện gia nhập HTX. Chính vì lẽ đó, số lượng xã viên các HTX ở toàn CHLB Đức lên tới 20 triệu người, bằng khoảng một phần tư dân số nước này.

Như vậy, tại Đức, chính quyền hỗ trợ cho HTX bằng các chương trình gián tiếp như: đào tạo cho người nông dân vì vậy họ có kiến thức tốt trong sản xuất, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường nhằm tạo điều kiện bền vững cho việc phát triển ở tương lai. Như vậy, chính quyền Đức đã không trực tiếp tham gia vào hoạt động của HTX nhưng đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho HTX phát triển. Về phía HTXNN Đức, họ đã tận dụng sự hỗ trợ của chính quyền để tạo điều kiện phát triển cho HTX của mình. Ngoài ra, HTXNN còn đa dạng hóa các hoạt động từ cung cấp các dịch vụ

đầu vào đến tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm, đây là yếu tố tạo nên thành công lớn cho HTX vì họ đã đáp ứng được nhu cầu cho người nông dân. Kết quả nghiên cứu của Phạm Quang Vinh, (2008); trích dẫn bởi Nguyễn Trọng Hoài (2011) về HTXNN ở Đức. Đề tài khọc học cấp tỉnh.

1.8.2. HTXNN ở Hàn Quốc

Năm 2008, Hàn Quốc có 1.239 HTXNN (bao gồm các HTX dịch vụ nông nghiệp, sản xuất cây lương thực, chăn nuôi gia súc) và hơn 88 HTX chuyên trồng cây ăn quả, hoa, rau, nhân sâm, thu hút 100% nông dân tham gia làm xã viên (2,4 triệu người). Tất cả các HTX này đều là xã viên của Liên đoàn HTXNN Hàn Quốc, tạo thành một hệ thống thống nhất triển khai các dịch vụ hỗ trợ nông dân từ khâu lập kế hoạch và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, chế biến và tiêu thụ nông sản cho đến cung cấp các dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm. Hệ thống HTXNN hiện có 4.600 các chợ và cửa hàng bán nông sản trên cả nước giúp tiêu thụ sản phẩm cho nông dân với tổng doanh số đạt 37 ngàn tỷ won/năm; 5.041 văn phòng, các điểm giao dịch phục vụ các hoạt động ngân hàng trên toàn quốc với 36 triệu khách hàng, chiếm 67% dân số Hàn Quốc. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hiên, (2008); trích dẫn bởi Nguyễn Trọng Hoài (2011) về HTXNN Hàn Quốc. Đề tài khọc học cấp tỉnh.

1.8.3. HTXNN ở Nhật

Ở Nhật Bản, các HTXNN được tổ chức theo ba cấp: Liên đoàn toàn quốc HTXNN; Liên đoàn HTXNN tỉnh; HTXNN cơ sở. Các HTXNN cơ sở gồm hai loại: đơn chức năng và đa chức năng. Từ năm 1961 trở về trước các HTXNN đơn chức năng khá phổ biến. Nhưng từ năm 1961 trở về đây, do chính phủ Nhật Bản khuyến khích hợp nhất các HTXNN nhỏ thành HTXNN lớn, nên mô hình hoạt động chủ yếu của HTXNN Nhật Bản hiện nay là đa chức năng. Các HTXNN đa chức năng chịu trách nhiệm đối với nông dân trên tất cả các lĩnh vực dịch vụ như cung cấp nông cụ, tín dụng, mặt hàng, giúp nông dân chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo hiểm cho hoạt động của nông dân. Có thể thấy ưu nhược điểm của HTXNN Nhật Bản qua phân tích cơ chế quản lý và chức năng hoạt động của chúng. Các HTXNN đa chức năng của Nhật bản thường đảm đương các nhiệm vụ sau:

- Cung cấp dịch vụ hướng dẫn nhằm giáo dục, hướng dẫn nông dân trồng trọt, chăn nuôi có năng suất, hiệu quả cao cũng như giúp họ hoàn thiện kỹ năng quản lý

hoạt động sản xuất. Thông qua các cố vấn của mình, các HTXNN đã giúp nông dân trong việc lựa chọn chương trình phát triển nông nghiệp theo khu vực; lập chương trình sản xuất cho nông dân; thống nhất trong nông dân sử dụng nông cụ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến,… Các tổ chức Liên hiệp HTX tỉnh và Trung ương thường quan tâm đào tạo bồi dưỡng cố vấn cho HTXNN cơ sở.

- Mục tiêu của HTXNN là giúp nông dân tiêu thụ hàng hoá có lợi nhất. Do đó, mặc dù các HTXNN là đơn vị hạch toán lấy thu bù chi nhưng các HTX không đặt lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà chủ yếu là trợ giúp nông dân. Các hình thức giao dịch giữa HTX với nông dân khá linh hoạt. Nông dân có thể ký gửi hàng hoá cho HTX, HTX sẽ thanh toán cho nông dân theo giá bán thực tế với một mức phí nhỏ; nông dân cũng có thể gửi HTX bán theo giá họ mong muốn và HTX lấy hoa hồng; thông thường nông dân ký gửi và thanh toán theo giá cả thống nhất và hợp lý của HTX.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản do HTX tiêu thụ, HTX đã đề nghị nông dân sản xuất theo kế hoạch với chất lượng và tiêu chuẩn thống nhất với nhau và ưu tiên bán cho HTX. Về phần mình, HTX định tỷ lệ hoa hồng thấp. Các HTX tiêu thụ nông sản theo quy mô lớn, không chỉ ở chợ địa phương mà thông qua liên đoàn tiêu thụ trên toàn quốc với các khách hàng lớn như xí nghiệp, bệnh viện,… HTXNN đã mở rộng hệ thống phân phối hàng hoá khá tốt ở Nhật Bản.

- HTX cung ứng hàng hoá cho xã viên theo đơn đặt hàng và theo giá thống nhất và hợp lý. Các HTXNN đã đạt đến trình độ cung cấp cho mọi xã viên trên toàn quốc hàng hoá theo giá cả như nhau, nhờ đó giúp cho những người ở các vùng xa xôi có thể có được hàng hoá mà không chịu cước phí quá đắt. Hàng tiêu dùng không cần đặt hàng theo kế hoạch trước. Thông thường các HTXNN nhận đơn đặt hàng của xã viên, tổng hợp và đặt cho liên hiệp hợp tác xã tỉnh, sau đó tỉnh đặt cho liên hiệp hợp tác xã toàn quốc. Đôi khi liên hiệp hợp HTXNN tỉnh hoặc HTXNN cơ sở đặt hàng trực tiếp cho doanh nghiệp sản xuất. Nhìn chung các liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp tỉnh và Trung ương không phải là cấp quản lý thuần tuý mà là các tổ chức kinh tế, các trung tâm phân phối và tiêu thụ hàng hoá.

- HTXNN cung cấp tín dụng cho các xã viên của mình và nhận tiền gửi của họ với lãi suất thấp. Các khoản vay có phân biệt: cho xã viên khó khăn vay với lãi suất thấp (có khi chính phủ trợ cấp cho HTX để bù vào phần lỗ do lãi suất cho vay thấp). HTXNN cũng được phép sử dụng tiền gửi của xã viên để kinh doanh. Ở Nhật Bản có

tổ chức một trung tâm ngân hàng HTXNN để giúp các HTX quản lý số tín dụng cho tốt. Trung tâm này có thể được quyền cho các tổ chức kinh tế công nghiệp vay nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp.

- HTXNN còn sở hữu các phương tiện sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản để tạo điều kiện giúp nông dân sử dụng các phương tiện này hiệu quả nhất, hạn chế sự chi phối của tư nhân. Các loại phương tiện thuộc sở hữu HTX thường là: Máy cày cỡ lớn, phân xưởng chế biến, máy bơn nước, máy phân loại, đóng gói nông sản. HTX trực tiếp quản lý việc sử dụng các tài sản này.

- Các HTX còn là diễn đàn để nông dân kiến nghị Chính phủ các chính sách hợp lý cũng như tương trợ lẫn nhau giữa các HTX và địa phương.

- Ngoài ra, các HTXNN Nhật Bản còn tiến hành các nhiệm vụ giáo dục xã viên tinh thần HTX thông qua các tờ báo, phát thanh, hội nghị, đào tạo, tham quan ở cả ba cấp HTXNN cơ sở, tỉnh và Trung ương.

Như vậy, có thể thấy rằng HTXNN Nhật Bản đã phát triển từ các đơn vị đơn năng đến ngày nay trở thành các đơn vị đa năng dịch vụ mọi mặt cho cho nhu cầu của nông dân và tổ chức liên kết qui mô lớn toàn quốc. Một nước công nghiệp hoá như Nhật Bản, hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hiệu quả vẫn là hộ gia đình, do đó HTXNN một mặt được thành lập để hỗ trợ nông dân, giúp cho họ vừa nâng cao hiệu quả sản xuất, vừa cải thiện cuộc sống ở nông thôn, mặt khác vẫn tôn trọng mô hình kinh tế nông hộ và chỉ thay thế hộ nông dân và tư thương ở khâu nào HTX tỏ ra có ưu thế hơn hẳn trong tương quan với mục tiêu hỗ trợ nông dân. Kinh nghiệm phát triển HTXNN Nhật bản của Phan Trọng An (2011).

1.9. Bài học kinh nghiệm từ các nước để phát triển HTXNN ở Việt Nam

Thứ nhất, để giúp các hộ nông dân cải thiện điều kiện sống và phát triển sản xuất, cần phải liên kết các hoạt động đầu ra, đầu vào cho họ dưới hình thức tốt nhất là HTXNN. Bởi vì theo tôn chỉ của HTX từ trước đến nay thì HTX có thể mang đến nhiều điều lợi cho nông dân như:

+ Bán hàng cho nông dân với giá phải chăng, tiện lợi và đảm bảo chất lượng. + Giúp nông dân tiêu thụ hàng hoá dễ dàng, có kế hoạch với chi phí giảm, giá cả hợp lý, buôn bán văn minh, tiêu chuẩn hoá sản phẩm ở mức cao.

+ Tạo thế cạnh tranh tốt cho nông dân cả khi mua và khi bán hàng hoá. + Liên kết nông dân sử dụng hết công suất máy móc, chi phí sản xuất thấp. + Đào tạo năng lực tự quản lý, năng lực áp dụng kỹ thuật tiên tiến cho nông dân.

Tuy nhiên, các giá trị trên chỉ có được khi HTX thực sự hoạt động theo nguyên tắc tự lực tự chịu trách nhiệm, quản lý dân chủ, hiệu quả hoạt động cao, có sự tương trợ lẫn nhau.

Thứ hai, để HTXNN ra đời và phát triển tốt rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước về các mặt: tạo khuôn khổ luật pháp; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn nhất là đường giao thông, điện, nước; tuyên truyền, khuyến khích, quảng bá cho các HTX. Nhà nước cần giúp đỡ HTX thực thi kiểm soát bằng các chế định luật hạn chế ban lãnh đạo HTX lũng đoạn, trá hình doanh nghiệp tư nhân dưới lốt HTX để hưởng ưu đãi (Saha, S and Buenviaje, O, 2006).

Thứ ba, tiêu thụ được sản phẩm cho hộ nông dân với giá phải chăng và chi phí thấp chính là sự hỗ trợ đáng giá mà các hộ nông dân Việt Nam đang cần. Để làm được điều này các HTXNN ở Việt Nam phải đáp ứng được ba điều kiện:

+ Ban quản lý HTX phải có tâm huyết với mục tiêu giúp nông dân làm giàu hơn là dùng HTX để làm giàu cho cá nhân mình hay để tích luỹ lợi nhuận cho HTX.

+ Người nông dân hiểu được HTX chính là tổ chức tự họ giúp họ nên hợp tác với ban quản lý nhằm thiết lập được chế độ hoạt động tối ưu cho HTX.

+ Chính quyền địa phương không được can thiệp vào công việc của HTX nhưng phải tạo điều kiện cho các mục tiêu xã hội của HTX có thể thực hiện dễ dàng nhất.

Thứ tư, HTXNN phải được tổ chức ở những khâu nào mà HTX làm thì tốt hơn hộ gia đình, tốt hơn tư nhân, thậm chí tốt hơn cả doanh nghiệp Nhà nước. Do đó lựa chọn khâu nào để HTX làm là hết sức quan trọng. Kinh nghiệm của Nhật Bản chỉ ra rằng bốn khâu: cung ứng vật tư, hàng hoá tiêu dùng, tín dụng tương hỗ, tiêu thụ sản phẩm và khuyến nông là rất phù hợp với HTX. Nhưng để chiến thắng tư nhân thì HTX nên tổ chức theo kiểu đa năng và tuyển chọn người giỏi làm giám đốc để quản lý, điều hành. Cán bộ là khâu rất quan trọng, có tính chất quyết định đến sự tồn tại và hiệu quả hoạt động của HTX.

Thứ năm, theo kinh nghiệm của Nhật Bản cần đề cao vấn đề giáo dục đào tạo nhân lực cho HTX. Các tổ chức Liên hiệp HTX tỉnh, quốc gia đều coi trọng nhiệm vụ này. Nếu làm tốt nhiệm vụ này thì phong trào HTX sẽ phát triển bền vững. Chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ tư vấn cho HTX và nông dân. Đặc biệt các HTX cần coi trọng hoạt động khuyến nông, coi đây là phương tiện cơ bản giúp nông dân vượt khó, xoá nghèo để vươn lên làm giàu. HTXNN phải coi cải tạo tư tưởng

phong cách, lề lối, tập quán sản xuất của nông dân là mục tiêu của mình thì mới giúp ích nhiều cho nông dân và giúp hộ nông dân phát triển lực lượng sản xuất để cạnh tranh hiệu quả với nông dân thế giới trong nền kinh tế toàn cầu và chắc chắn 100% nông dân sẽ trở thành xã viên của HTX như ở Nhật Bản. Phan Trọng An (2011).

1.10. Kinh nghiệm phát triển HTXNN của các tỉnh, thành ở Việt Nam - Thành phố Hà Nội - Thành phố Hà Nội

Trên địa bàn thành phố Hà Nội có 985 HTXNN với 1.017.194 thành viên tham gia; trong đó 943 HTX dịch vụ tổng hợp, 11 HTX chăn nuôi, 06 HTX thuỷ sản, 24 HTX chuyên rau, 01 HTX cây ăn quả.

+ Về nhân lực: có 4.607 cán bộ quản lý HTX người; trong đó: Ban quản trị 2.051 người, trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp là 779 người chiếm 38%; Ban kiểm soát: 1.224 người, trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp 330 người, chiếm 27%; Kế toán HTX: 1.332 người, trình độ đại học, cao đẳng trung cấp 692 người chiếm 52%

+ Về cơ cấu tổ chức: Các HTX đã bổ sung xây dựng điều lệ theo Luật HTX 2012; tuy nhiên theo thực tế cơ bản tổ chức bộ máy vẫn hoạt động theo mô hình vừa quản lý vừa điều hành như trưởng ban quản trị kiêm chủ nhiệm; nhiều HTX đã tăng cường công tác tổ chức chỉ đạo các tổ đội sản xuất, làm dịch vụ trách nhiệm giao các phó giám đốc HTX…

+ Về kết quả hoạt động: tỷ lệ HTX đã mở rộng cung ứng từ 4 - 5 dịch vụ đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất của các hộ thành viên như dịch vụ thuỷ nông 55%, bảo vệ thực vật 68%, cung ứng giống cây trồng, vật tư phân bón 54%, làm đất 25%, thú y 10% đã góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống xã viên trong HTX. Do mở rộng các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh và nâng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 30)