Triển khai và cụ thể hoá các chính sách của Chính phủ đối với HTXNN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 90)

a) Chính sách đất đai

- UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức rà soát, xem xét ưu tiên cho các HTXNN được hợp đồng thuê đất 5% tại địa phương để thực hiện các dự án sản xuất lúa giống, lúa thương phẩm có giá trị kinh tế cao, trồng rau sạch và trồng hoa, cây cảnh.

- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trù, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố xem xét việc thực hiện giao đất xây dựng (trụ sở làm việc, sân phơi, cửa hàng mua bán vật tư, nhà xưởng, nhà kho...) và cấp quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất cho các HTXNN theo quy định của pháp luật về đất đai.

b) Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa chủ trì, phối với UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các dự án hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng (trụ sở, sân phơi, nhà kho, xưởng chế biến, cửa hàng vật tư...) cho HTXNN trên cơ sở các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Xây dựng mới 05 trụ sở các HTXNN chưa có trụ sở làm việc hiện đang mượn văn phòng làm việc của UBND xã; sửa chữa, gia cố lại 38 trụ sở các HTXNN bị xuống cấp hư hỏng nặng để có đầy đủ các phòng chức năng. Hỗ trợ xây dựng mới 25 sân phơi lúa và 20 cửa hàng bán vật tư nông nghiệp cho các HTXNN đang còn thiếu.

- Các công trình kết cấu hạ tầng được nhà nước hỗ trợ xây dựng sau khi hoàn thành là tài sản không chia của HTX theo điểm a, Khoản 1, Điều 25, Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 và mục 2 Quyết định số: 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

c) Chính sách hỗ trợ khoa học - công nghệ, xúc tiến thương mại, khuyến nông và chương trình hỗ trợ phát triển HTXNN

- Sở khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương:

+ Hướng dẫn HTXNN trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp (tập trung giống cây trồng, chế biến lương thực và sau thu hoạch); ứng dụng công nghệ thông tin; nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu sản phẩm; học tập thực tế các mô hình quản lý, mô hình làm ăn có hiệu quả; hỗ trợ để HTXNN có điều kiện tham gia hội chợ, triển lãm, tìm kiếm thị trường,

quảng bá thương hiệu. Hằng năm, ngân sách tỉnh dành nguồn kinh phí cần thiết thông qua các hệ thống khuyến nông, vốn sự nghiệp khoa học công nghệ, vốn hỗ trợ trực tiếp cho HTXNN để thực hiện các dự án nói trên theo quy định tại khoản 2, 3, Điều 24, Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013.

d) Chính sách hỗ trợ thành lập mới HTX

UBND các huyện, thị xã, thành phố cung cấp thông tin, tư vấn, tập huấn về quy định pháp luật hợp tác xã trước khi thành lập hợp tác xã cho sáng lập viên hợp tác xã. Tư vấn xây dựng điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh; hướng dẫn và thực hiện các thủ tục thành lập, đăng ký và tổ chức hoạt động của hợp tác xã. Ngân sách tỉnh Khánh Hòa hỗ trợ 100% kinh phí đối với thành lập mới hợp tác xã. Phần kinh phí còn lại do hợp tác xã tự trang trải từ nguồn của hợp tác xã hoặc huy động từ những nguồn hợp pháp khác theo quy định tại khoản 1, mục III, Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 – 2020.

đ) Xây dựng và phát triển các mô hình liên kết gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản thông qua các hợp đồng kinh tế

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện khảo sát, đánh giá kết quả hoạt động của các HTXNN, các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản tại địa phương. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách hỗ trợ mặt bằng, thuế để thu hút các doanh nghiệp liên kết với HTXNN để sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng kinh tế theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

3.4.3. Hiệu quả do giải pháp mang lại

Giải pháp mang lại là hệ thống quản lý nhà nước về kinh tế tập thể được kiện toàn, chất lượng hoạt động của các Sở, ngành liên quan được nâng cao, các chính sách của Chính phủ về HTX được cụ thể và được triển khai.

KẾT LUẬN

Kinh tế tập thể là một thành phần kinh tế được Đảng và Nhà nước ta xác định cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân, có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Việc phát triển và nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể là một đòi hỏi bức thiết đối với các tỉnh, thành phố trong cả cả nước. Để góp phần vào việc nghiên cứu, đề xuất giải pháp hoạt động có hiệu quả, nghiên cứu đã tiếp cận từ khái niệm, từ thực tiễn lịch sử, phân tích đặc điểm, vai trò, nội dung đánh giá thực trạng phát triển HTXNN ở tỉnh Khánh Hòa, kết quả nghiên cứu cho thấy:

1. Thực trạng của HTXNN

- Về số lượng và cơ sở vật chất: hiện tại trên địa bàn tỉnh có 55 HTXNN đang hoạt động. Trong đó, có 05 HTXNN chưa có trụ sở làm việc, 38 HTXNN có trụ sở làm việc bị xuống cấp hư hỏng nặng, có 25 HTXNN chưa có sân phơi lúa và 20 HTXNN không có cửa hàng mua bán vật tư nông nghiệp. HTXNN xếp loại tốt: 14 HTX, khá: 16 HTX, trung bình: 10 HTX và yếu: 15 HTX.

- Xã viên HTXNN: Cụ thể năm 2013 là 43.093, bình quân 748 xã viên/HTX. - Về số lượng và trình độ cán bộ quản lý: tổng số cán bộ là quản lý của HTXNN là 220 người (bao gồm chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, kế toán trưởng và trưởng ban kiểm soát). Trong đó, cán bộ quản lý HTXNN có trình độ văn hóa cấp 2 chiếm 37%, cấp 3 63%, chưa có trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ khá cao ( chủ nhiệm: 85,5%; phó chủ nhiệm: 87,3%; trưởng ban kiểm soát: 90,9% và kế toán trưởng: 83,6%). Trong khi đó, cán bộ quản lý HTXNN đủ chuẩn đạt tỷ lệ thấp (<15%).

- Về đất đai của HTXNN: có 51 HTXNN được giao đất xây dựng (trụ sở, sân phơi, sân kho và cửa hàng..) chiếm tỷ lệ 92,7% trên tổng số, với diện tích là 17,4854 ha; đất sản xuất nông nghiệp có 07 HTXNN được thuê với tổng diện tích là 7,86 ha.

- Về vốn hoạt động: Vốn hoạt động của HTXNN hàng năm đạt thấp. Cụ thể năm 2013, vốn hoạt động của HTXNN là: 101.019 triệu đồng và bình quân là 1.836,71 triệu đồng/HTXNN. Tốc độ tăng trưởng vốn hoạt động của HTXNN năm sau so với năm trước không ổn định và tăng trưởng bình quân năm là 10,11%/năm.

- Vốn góp của xã viên: vốn góp của xã viên hàng năm đạt thấp. Cụ thể năm 2013, vốn góp của xã viên là: 29.303 triệu đồng và bình quân 533 triệu đồng/HTXNN. Tốc

độ tăng trưởng vốn góp xã viên năm sau so với năm trước không ổn định và tăng trưởng bình quân năm là 8,1%/năm.

- Chỉ tiêu kết quả kinh doanh: tổng doanh thu của HTXNN mỗi năm đạt thấp và tăng liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2013, tổng doanh là: 85.938 triệu đồng, bình quân 1.563 triệu đồng/HTXNN. HTXNN có doanh thu từ 500 – 1000 triệu đồng năm 2013 là 09 HTXNN. Tương tự, HTXNN có doanh thu từ 1000 – 2000 triệu đồng (09 HTXNN); doanh thu > 2000 triệu đồng (11 HTXNN).

- Chỉ tiêu lợi nhuận: tổng lợi nhuận sau thuế của HTXNN hàng năm đạt rất thấp và không ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2013, tổng lợi nhuận là: 3.762 triệu đồng và bình quân 68 triệu đồng/HTXNN. HTXNN có lợi nhuận < 50 triệu đồng năm 2013 là 17 HTXNN. Tương tự, có lợi nhuận 50 - 80 triệu đồng (11 HTXNN) và HTXNN có lợi nhuận > 100 triệu đồng (14 HTXNN).

- Chỉ tiêu số lãi được chia tính trên 1000 đồng vốn góp của thành viên: cứ 1000 đồng vốn góp của thành viên thì trung bình được chia 117 đồng từ lợi nhuận sau thuế.

- Chỉ tiêu tỷ số sinh lợi trên doanh thu: từ 100 đồng doanh thu thu được của hoạt động sản xuất kinh doanh thì bình quân mỗi năm HTXNN tạo ra được 7,8 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này > 0 nghĩa là HTXNN kinh doanh có lãi.

- Chỉ tiêu tỷ số sinh lợi trên tài sản: từ 100 đồng tài sản đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì bình quân mỗi năm HTXNN tạo ra được 4,6 đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ số này > 0, cho thấy, HTXNN sử dụng tài sản có hiệu quả.

- Chỉ tiêu tỷ số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu: từ 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào sản xuất kinh doanh, bình quân mỗi năm HTXNN tạo ra được 5,5 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này > tỷ số lợi nhuận trên tài sản. Như vậy, là HTXNN đã thành công trong việc huy động vốn của thành viên để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà HTX phải trả cho các thành viên tham gia.

- Chỉ tiêu tỷ số thanh toán hiện hành: cứ 01 đồng nợ đến hạn phải trả thì HTXNN được bảo đảm bình quân 3,8 đồng/năm. Như vậy, tỷ số thanh toán hiện hành > 01 cho thấy HTX đang ở trong tình trạng tài chính tích cực, có khả năng trả được các khoản nợ khi đáo hạn.

- Chỉ tiêu hệ số thu hồi các khoản phải thu: số ngày thu nợ bình quân của HTXNN là 148. Nghĩa là trong 148 ngày HTXNN thu được nợ.

- Chỉ tiêu số lượng dịch vụ nông nghiệp trực tiếp mà mỗi HTXNN thực hiện được: Hầu hết các HTXNN sau khi chuyển đổi hoạt động đều thực hiện cung ứng các dịch vụ như: dịch vụ vật tư nông nghiệp có 33 HTXNN hoạt động chiếm 60% trên tổng số, đạt doanh thu bình quân là 37.605,5 triệu đồng/năm. Tương tự, dịch vụ cung ứng giống có 17 HTXNN chiếm 30% (2.102 triệu đồng/năm); cày đất có 19 HTXNN chiếm 34% (10.266,9 triệu đồng/năm); tín dụng nội bộ có 25 HTX chiếm 45% (2.108 triệu đồng/năm); thủy nông có 40 HTX chiếm 72% (10.118 triệu đồng/năm); khuyến nông có 08 HTX chiếm 14% (561 triệu đồng/năm) và tiêu thụ nông sản có 06 HTX chiếm 10% (2.056 triệu đồng/năm).

- Chỉ tiêu mức độ đáp ứng nhu cầu của thành viên của mỗi dịch vụ: Mức độ đáp ứng nhu cầu của thành viên đối với dịch vụ vật tư nông nghiệp bình quân là 18,8%/năm. Tương tự, cung ứng lúa giống là 12%/năm; làm đất 27,8%/năm; tín dụng nội bộ 3,9%/năm; thủy nông 29%/năm.

- Chỉ tiêu giải quyết việc làm: HTXNN tạo được việc làm cho lao động gián tiếp là 330 (cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng HTX bao gồm Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm, Kế toán trưởng, Trưởng ban kiểm soát và các nhân viên văn phòng), 440 lao động trực tiếp (bao gồm là cán bộ kỹ thuật, các tổ đội sản xuất và dịch vụ...) và hàng ngàn việc làm khác cho lao động thời vụ mỗi năm.

- Chỉ tiêu đóng góp cho ngân sách: HTXNN đóng góp ngân sách Nhà nước đạt bình quân mỗi năm 476 triệu đồng/năm.

2. Đánh giá tâm lý, thái độ - Tâm lý, thái độ của xã viên

+ Nhận thức của xã viên: xã viên tham gia HTX là để nhận được các dịch vụ cần thiết phục vụ cho sản xuất; khả năng tập hợp thông tin thị trường và sản xuất cao hơn; tham gia HTX sẽ tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn và lao động của hộ xã viên có nhiều việc làm hơn. Qua khảo sát 439 xã viên có trên 98% xã viên tham gia trả lời bảng câu hỏi cho thấy mức độ đồng ý lần lượt là 86,4%; 75,6%; 51,9% và 41,9%.

+ Hành vi của xã viên: xã viên sử dụng các dịch vụ khuyến nông, vật tư nông nghiệp, giống, thủy nông và làm đất của HTXNN. Qua khảo sát 439 xã viên có trên 96% xã viên tham gia trả lời bảng câu hỏi cho thấy có trên 73% xã viên đồng ý có sử dụng dịch vụ của HTX.

+ Cảm nhận của xã viên: xã viên tin tưởng vào các chính sách của HTXNN: phù hợp với ngành nông nghiệp địa phương; tạo được lòng tin, đặt lợi ích tập thể trên

lợi ích cá nhân; thực hiện đúng mọi cam kết, đáp ứng kịp thời các dịch vụ thiết yếu, giải quyết thỏa đáng những thắc mắc, khiếu nại của xã viên. Qua khỏa sát 439 xã viên có trên 98% xã viên tham gia trả lời bảng câu hỏi cho thấy mức độ đồng ý chiếm tỷ lệ cao (> 98%).

- Tâm lý, thái độ của lãnh đạo cấp xã

+ Nhận thức của lãnh đạo cấp xã: lãnh đạo cấp xã cho rằng HTXNN coi trọng lợi ích xã hội của xã viên, lấy lợi ích kinh tế làm chính; đảm quyền tự chủ của kinh tế hộ, kinh tế trang trại và hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển. Qua khảo sát 116 cán bộ có trên 98% cán bộ tham gia trả lời bảng câu hỏi cho thấy mức độ đồng ý cao (> 78%).

+ Hành vi của lãnh đạo cấp xã: lãnh đạo cấp xã thường xuyên kiểm tra hoạt động của HTX; yêu cầu báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động; tham dự đại hội thường niên và thông báo cho HTXNN đề cử người đi bồi dưỡng, tập huấn. Qua khảo sát 116 cán bộ và có trên 98% cán bộ tham gia trả lời bảng câu hỏi, cho thấy mức độ đồng ý cao ( > 88%).

+ Cảm nhận của lãnh đạo cấp xã: lãnh đạo cấp xã có quan tâm đến công tác giáo dục tư tưởng cán bộ; có chương trình hành động đưa Nghị quyết chuyên đề vào cuộc sống; thường xuyên tham dự Đại hội và thường xuyên nhắc nhở kiểm tra; tổng kết đánh giá, nhận rộng mô hình HTX làm ăn có hiệu quả. Qua khảo sát 116 cán bộ có 98% cán bộ tham gia trả lời bảng câu hỏi với mức độ đồng ý cao (> 78%).

3. Các giải pháp đề xuất

Một là, tiếp tục tập huấn, tuyên truyền phổ biến Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước về HTX đến từng cán bộ, đảng viên Cấp ủy, chính quyền và đoàn thể nhân dân ở cơ sở; cán bộ quản lý và xã viên HTXNN.

Hai là, tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho HTXNN bằng những chính sách đào tạo, tiếp nhận tri thức và khuyến khích cán bộ tình nguyện về công tác có thời hạn tại HTXNN.

Ba là, tập trung đẩy mạnh phát triển vốn hoạt động của HTXNN thông qua việc nâng cao chất lượng xã viên, tận dung lợi thế hiện có để lập dự án vay vốn, tranh thủ tiếp nhận các chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Bốn là, nâng cao vai trò quản lý nhà nước về kinh tế tập thể các cấp và triển khai cụ thể hóa chính sách của Chính phủ đối với HTX.

Thông qua việc đánh giá thực trạng, đề tài này đã đánh giá những thành tựu, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân để đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển HTXNN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thị trường.

- Hạn chế của nghiên cứu:

+ Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của HTXNN theo phương pháp truyền thống. Hiện có nhiều phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động theo kiểu hiện

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)