6. Bố cục của khóa luận tốt nghiệp
2.4. Kinh tế đồn điền
Dưới thòi quân chủ, đồn điền đã xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau ở đồng bằng Bắc Bộ. Thời Lý - Trần, chế độ điền trang, thái ấp của quý tộc được mở rộng. Sang thời Lê vói mục tiêu dùng hết tiềm lực của nhà nông, mở rộng nguồn dự trữ cho nhà nước, chính quyền đã chủ trương mở rộng các đồn điền.
Bảng 9: Đồn điền của ngưòi Pháp được thiết lập ở một số tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ từ năm 1884 đến năm 1918 Tỉnh và vùng Tổng Băc Ninh 23 Hải Dương 24 Hưng Yên 6 Nam Định 6 Phúc Yên 12 Vĩnh Yên 7 Hà Nam 11 Ninh Bình 36
Nguôn: Tạ Thị Thúy, Đôn điên của người Pháp ở Băc Kỳ từ 1884 đên năm 1918, Tr. 111.
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy số lượng đồn điền được thực dân Pháp thiết lập ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ tăng lên, nhiều nhất là ở Ninh Bình vói 36 đồn điền hay Hải Dương 24 đồn điền và thấp nhất là tỉnh Hưng Yên, Nam Định (6 đồn điền).
Sang thòi nhà Nguyễn cho thành lập các đồn sơn phòng ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, sử dụng các lực lượng binh lính, vừa khai khẩn đất đai vừa đảm bảo vấn đề an ninh trong khu vực.
Sự ra đời và phát triển của những đồn điền nông nghiệp của người Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ gần như tương ứngvới tiến trình bình định và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp vói những thăng trầm qua từng giai đoạn nhỏ dưới tác động của những thay đổi về chính trị, quân sự, tư tưởng thuộc địa, phương thức khai thác và sự tồn tại của đất công để được cấp nhượng.
Sang thời thuộc địa đồn điền được chính quyền khuyến khích phát triển, đồn điền ở đồng bằng Bắc Bộ được thiết lập sớm hơn. Buổi đầu thiết lập do thiếu kinh nghiệm, các điền chủ chủ yếu trồng lúa, nuôi trâu bò. Một số điền chủ mạnh dạn ưồng cây cà phê. “Tất cả đất cao, nghĩa là miền thượng du còn bỏ hóa. Các công trình của người Âu tại nơi đây vấp phải nhiều trở ngại. Những vùng đất mà hầu như lúa không mọc được, chỉ có thể dung nạp những cây cà phê, chè...nhưng phải nhiều năm mới thu hoạch được”. Các điền chủ cũng gặp khó khăn ừong việc tuyển dụng nhân công, “người Mường dân số ít và không chịu làm cho người Âu. Còn người Việt ở đồng bằng thì không muốn lên vùng thượng du, có lên cũng chỉ một thời gian ngắn”. Những khó khăn đó khiến cho kinh tế đồn điền trong giai đoạn này hiệu quả thấp.
Tuy nhiên có một số ít điền chủ thành công bước đầu trong kinh tế đồn điền. Hai ông D.Robert và J.Fiard có một đồn điền rộng 1.000 ha, trong đó có 230 ha được khai khẩn và trồng trọt: 200 ha trồng lúa, 20 ha trồng thảo và 10 ha trồng ngô, 540 ha được sử dụng trồng cỏ để phục vụ chăn nuôi đại quy mô cừu và trâu bò. Ông Victor Cheget có một đồn điền ữồng lúa và các cây hoa màu khác. Ông Boraet và Girade có đồn điền khoảng 200 ha trồng lúa và chăn nuôi trâu bò [4; Tr.60]. Cho đến năm 1919, đồn điền của người Pháp được mở rộng. Trong các đồn điền đó, lúa vẫn là cây ữồng chủ đạo, bởi đầu tư ít vốn
và cho thu hoạch nhanh, không mạo hiểm. Lực lượng điền chủ không phải những nhà canh nông chuyên nghiệp. Họ làm nhiều nghề khác nhau từ cố đạo đến binh lính giải ngũ cùng một số thương nhân, đó là cá nhân, trước tình trạng đất đai bị phong hóa, xin lập đồn điền. Họ thiếu vốn và cả kinh nghiệm canh nông.
Từ năm 1919 ừở đi, kinh tế đồn điền ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ có nhiều khởi sắc. Qua hoạt động thăm dò địa chất của các nhà khai mỏ nhiều vùng đất màu mỡ được phát hiện. Đặc biệt việc đưa nhóm cây ừồng công nghiệp như cà phê, chè đã làm cho đồn điền ở đồng bằng Bắc Bộ được mở rộng. Bên cạnh đó hệ thống giao thông được mở mang. Quy chế về ruộng đất dần được hoàn thiện, nghị định về cấp nhượng đất đai năm 1912 đã mở đường cho các điền chủ chiếm đoạt ruộng đất. Các trạm giống có nhiều hoạt động và khuyến cáo cho các nhà canh nông nhiều kinh nghiệm bổ ích. Đặc biệt sự thành công bước đầu của một số điền chủ đã khích lệ giói thực dân đầu tư kinh doanh đồn điền.
Đơn xin cấp đồn điền của các điền chủ ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ phần lớn được đáp ứng bởi chính quyền thuộc địa đang khuyến khích phát triển loại hình kinh tế này. số đơn ngày một tăng lên (Ninh Bình là tỉnh có nhiều đồn điền được nhượng cho người Pháp cao nhất lên tới 21 đồn điền ở Ninh Bình, Hải Dương 14 đồn điền, Bắc Ninh 11 đồn điền) [20; Tr.84], diện tích xin cấp nhượng ngày càng được mở rộng cùng vói những tranh chấp, sang nhượng của giới điền chủ được nảy sinh một số vấn đề nằm ngoài chức trách của thống xứ.
Cho đến hết Thế chiến thứ nhất, hệ thống đồn điền đã được hình thành ổn định ở đồng bằng Bắc Bộ. So với thời kì trước 1910, lực lượng điền chủ đã trở nên đông đảo, nhiều thành phần xã hội khác nhau. Các đồn điền ở đồng bằng Bắc Bộ tập chủ yếu ở vùng Trung du đó là vùng đất tươi tốt. Tuy nhiên,
đó cũng là vùng đất hoang hóa, rừng thưa, có cây bao phủ, kinh tế đồn điền có vai ữò nhất định ưong việc khai khẩn những vùng đất mới.
Từ những năm từ 1919 đến 1945, việc cấp nhượng đất cho các điền chủ người Pháp và người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ với danh nghĩa “Công dân, Thần dân và Dân bảo hộ Pháp” vẫn được coi là hình thức quan trọng nhất, giữ vai trò chủ đạo nhất. Bởi lẽ mục đích chính trị của chính quyền thuộc địa là muốn tạo điều kiện cho tầng lớp trên ưong xã hội có sở hữu lớn về mộng đất để làm chỗ dựa cho nó ở đây. Tuy nhiên ở giai đoạn này việc nhượng đất không diễn ra một cách ồ ạt như ở giai đoạn trước mà chừng mực hơn, kết quả cuối cùng cũng khiêm tốn hơn.
Năm 1919 có 27 đồn điền được nhượng trong đó có tỉnh Vĩnh Yên, Hải Ninh, Ninh Bình. Có diện tích lớn nhất là đồn điền của Công ty Elliies Mathee ở Đồng Giao (Ninh Bình) [20; Tr.91]
Kinh tế đồn điền phát triển mạnh là một nhân tố quan trọng làm chuyển biến nền kinh tế nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ. Hệ thống đồn điền được thiết lập ở vùng trung du có ý nghĩa nhất định ữong việc khai khẩn vùng đất hoang hóa.
Trong thập niên 20 của thế kỷ XX, kinh tế phát triển mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ, số đơn xin cấp nhượng đất đai lập đồn điền ngày một tăng. Trước tình hình đó, chính quyền thuộc địa đã ban hành nhiều nghị định để hoàn chỉnh chế độ cấp phát đồn điền. Ngày 19/9/1926, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bổ sung những bất cập của nghị định ngày 27/12/1913. Theo đó, những điều khoản khuyến khích lập đồn điền được ban hành: “Xứ thuộc địa bao giờ cũng nhượng lại theo một giá phải chăng; giúp đõ thực sự cho các hoạt động kinh doanh, chính quyền góp phần vào việc khai thác bằng phương tiện trang bị kinh tế cho các xứ này”, “các hoạt động khai mỏ và trung bình được khuyến khích và miễn thuế 2% sản phẩm, “Đồn điền dưới 300 ha có thể được cấp phát không phải trả tiền” [20; Tr.132].
Ngoài những chính sách mở rộng kinh tế đồn điền, chính quyền cũng có nhiều chính sách khuyến nông khác. Trước nhu cầu vay vốn để phát triển canh nông, chính phủ Pháp đã ra đạo luật ngày 8/4/1931 cho Đông Dương vay số tiền là 250 triệu phơ răng. Chính quyền còn đứng ra bảo lãnh cho các nông gia, điền chủ vay vốn tối đa là 100 triệu phơ răng. Các điền chủ trồng lúa còn được chính phủ Pháp hỗ trợ tìm nguồn tiêu thụ lúa gạo. Các điền chủ trồng cà phê cũng được sự quan tâm của chính phủ Pháp và chính quyền thuộc địa. Trong những năm đầu của thập niên 30, các đồn điền trồng cà phê bị khủng hoảng do tình trạng rớt giá của sản phẩm, “Toàn quyền không thờ ơ với bộ phận của điền chủ” bằng việc ra đạo luật ngày 31/3/1931 quy định mức thuế đặc biệt với việc xuất khẩu cà phê.
Nhìn chung kinh tế đồn điền biến đổi đặc biệt trong kinh tế đồn điền nhưng chưa tương xứng với tiềm lực của nước ta. Ngoài một số đồn điền chuyên canh còn có các đồn điền đa canh và kết hợp trồng trọt, do thực dân Pháp đầu tư chưa tới nơi.
2.5. Chế độ tô thuế nông nghiệp
Ị
«L> r r i l Ạ ^__
*Thuê ruộng
Đối với vấn đề thuế nông nghiệp thực dân Pháp đã thi hành và thực hiện nhiều nghị định về thuế, thực dân Pháp trước hết muốn bảo vệ quyền lợi (ruộng đất, nông nghiệp) của mình ở Đông Dương và sau đó tìm mọi cách khuyến khích các điền chủ người Pháp trồng cây công nghiệp để khai thác thủy lợi ở Việt Nam và Đông Dương. Đối với nông nghiệp Việt Nam, nghị định thuế của thực dân Pháp đã trực tiếp bòn rút của cải, đẩy họ đến tình cảnh khốn cùng để từ đó dễ dàng bóc lột thêm một làn nữa.
Bên cạnh những chính sách hỗ trợ của điền chủ, chính quyền thuộc địa cũng có những chính sách miễn giảm thuế. Hằng năm gặp phải hạn hán, lũ lụt mất mùa, Thống xứ Bắc Kỳ đều miễn giảm thuế cho một số tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ.
Sau khi dùng mọi thủ đoạn để chiếm đất, các địa chủ Bắc Bộ thường dùng hai phương thức kinh doanh chủ yếu là: Phát canh thu tô và thuê mướn nhân công. Ngoài ra còn có các hình thức kết hợp giữa phát canh, thuê mướn và cho vay nặng lãi.
Thuế nhân lực: Ở đồng bằng Bắc Bộ, số ngày lao dịch nội đinh phải chịu mỗi năm là 30 ngày. Chính phủ bảo hộ bắt họ chuộc 20 ngày vói giá 2d20 ghép vào thuế thân, số 10 ngày còn lại dành cho việc tu bổ đê điều hành tỉnh. Nhưng đó từ năm 1940 họ bắt chuộc vói giá 0dl5 ngày, thành tiền ld l5 để đưa vào ngân sách hàng tỉnh.
*Địa tô
Ruộng đất ở đồng bằng Bắc Bộ manh mún, kinh doanh phân tán, chủ đất canh tác là chủ yếu. Phương thức sản xuất phong kiến vẫn được duy trì . Nhưng sự du nhập của các yếu tố tư bản chủ nghĩa đã thúc đẩy quan hệ sản xuất truyền thống chuyển biến dưới nhiều hình thức khác nhau, từ trực tiếp canh tác đến thuê nhân công. Do đó các hình thức địa tô cũng chuyển biến theo: Bên canh tô hiện vật, tô lao dịch, xuất hiện tô tiền.
Đa phàn chủ sở hữu ruộng đất trực tiếp canh tác, bao gồm hai bộ phận: được hưởng ruộng đất công làng xã và những chủ đất nhỏ và trung bình. Phương thức sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là tiểu nông, phân tán.
Hình thức cấy rẽ (Lĩnh canh) đó là hình thức nông dân mướn ruộng của địa chủ, tự mình cày cấy và sau khi thu hoạch phải nộp cho địa chủ một phần sản phẩm dưới dạng hiện vật hoặc quy ra tiền gọi là địa tô. Địa tô nông dân nộp cho địa chủ theo tỉ lệ nhất định, thường là 3/10 hoa lợi đối vói ruộng cấy một vụ hoặc 6/10 đối với ruộng cấy hai vụ
Nhìn chung, phương thức sản xuất truyền thống đã có sự chuyển biến nhất định. Phương thức phát canh thu tô vẫn được duy trì, nhưng đã xuất hiện
các hình thức khác: bên cạnh việc cấy rẽ còn có thuê mộng; các hình thức thu tô cũng khác nhau: ngoài tô hiện vật, tô lao dịch thì tô tiền bắt đầu phổ biến. Điều đó tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa xâm nhập sâu hơn vào kinh tế nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ.
2.6.Đặc điểm và tác động của sự chuyển biến kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ từ năm 1883 đến năm 1945
2.6.1.Đặc điểm của sự chuyển biến kinh tế nông nghiệp ở đồng Bắc Bộ từ năm 1883 đến năm 1945
Đồng bằng Bắc Bộ có thế mạnh để phát triển nền kinh tế về nông nghiệp, có những đặc điểm riêng về phong thổ và khả năng phát triển nền kinh tế này. Kinh tế đồng bằng Bắc Bộ có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, đồng bằng Bắc Bộ đã bắt đầu hình thành chế độ sở hữu lớn về mộng đất với việc thành lập những đồn điền rộng hàng nghìn hecta, trong đó đồn điền nhỏ vẫn chiếm ưu thế.
về sở hữu lớn về ruộng đất ở đồng bằng Bắc Bộ có đồn điền kết hợp chăn nuôi ở Ninh Bình là tỉnh chiếm 71%.
Cũng giống như tình hình sở hữu ruộng đất ở nước ta trước Cách mạng tháng Tám, ruộng đất ở đồng bằng Bắc Bộ manh mún, quyền sở hữu ruộng đất bị phân chia nhỏ, nhất là loại hình sở hữu của người bản xứ. Tình trạng kinh doanh phân tán, mộng đất manh mún đã tồn tại lâu dài ữong lịch sử. Đến những năm 30 của thế kỉ XX, theo Y.Henry đa phần chủ sở hữu chỉ có một mẫu trở xuống. Ruộng đất sở hữu nhỏ (dưới 5 mẫu): số chủ ruộng là 283.713, chiếm tỷ lệ 93,6%, Ninh Bình, Nam Định là những tỉnh có tỉ lệ chủ sở hữu nhỏ cao nhất.
Thứ hai, trong nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ bên cạnh những quan hệ sản xuất cũ đã xuất hiện một quan hệ sản xuất mới: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa với sự thiết lập của một loại hình sở hữu ruộng đất mới là sở hữu
ruộng đất của thực dân Pháp và sự xuất hiện đồn điền trồng lúa, cây công nghiệp, chăn nuôi quy mô lớn.
Cụ thể, phát triển quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nông nghiệp, manh nha từ đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất, bước sang đợt khai thác thuộc địa làn hai, yếu tố tư bản chủ nghĩa đã thâm nhập sâu hơn vào đồng bằng Bắc Bộ. Kinh tế đồn điền là thể hiện rõ nhất. Sau thế chiến thứ nhất, đồn điền được mở rộng, trở thành những doanh nghiệp lớn kinh doanh nông nghiệp. Nếu phương thức sản xuất phong kiến là bóc lột địa tô thì phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa lại bóc lột sức lao động. Trong các đồn điền lực lượng làm công ăn lương xuất hiện ngày càng nhiều, tạo thành tầng lớp công nhân nông nghiệp. Như vậy, từ tổ chức sản xuất, bộ máy quản lý, tuyển và sử dụng nhân công, các đồn điền đã trở thành những xí nghiệp nông nghiệp theo phương thức tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, nhất trong các đồn điền lối bóc lột phong kiến vẫn được duy trì và kinh tế đồn điền cũng là một bộ phận nhỏ trong nông nghiệp nhưng rõ ràng, sự phát triển của đồn điền đã du nhập và thúc đẩy các yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa xâm nhập sâu hơn vào nông nghiệp, nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
Thứ ba, nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ bước đầu chuyển từ một nền nông nghiệp độc canh cây lúa sang một nền nông nghiệp đa canh, chuyên canh với một số cơ cấu cây ữồng vật nuôi phong phú, đa dạng hơn trước, trong đó lúa vẫn là cây trồng chính.
Trong giai đoạn 1883 đến 1945 cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp cũng có nhiều thay đổi và phong phú hơn. Thực dân Pháp đã cho nhập vào Việt Nam một số giống lúa của Thái Lan (Xiêm), các loại mía của Indonesia...
Trong kinh tế đồn điền cây cao su được trồng là chủ yếu, ngoài ra còn có một số cây công nghiệp khác cũng được trồng trong các đồn điền như: cà phê, chè, mía, dâu, đay, thầu dầu ...
Như vậy ừong giai đoạn từ 1883 đến 1945 bên cạnh cây lúa thì diện tích trồng các cây công nghiệp nhất là cao su không ngừng mở rộng, góp phần làm mất dần tính chất độc canh của nền nông nghiệp Việt Nam.
Thứ tư, Nền nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ từ một nền nông nghiệp tự