Ruộng đất tư

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng bắc bộ từ năm 1883 đến năm 1945 (Trang 37 - 44)

6. Bố cục của khóa luận tốt nghiệp

2.1.2. Ruộng đất tư

So vói Nam Kỳ, địa chủ ở Bắc Kỳ không nhiều mộng như ở Nam Kỳ. Các địa chủ lớn lại thường xuất hiện ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như: Thái Bình; Nam Định; Bắc Ninh; Hải Dương.

Ở làng Mộ Trạch ( Hải Dương), trong 19 chủ ruộng (16 nam + 3 nứ) có mức sở hữu ữên 3 mẫu thì sẽ có một nguồn sở hữu trên 10 mẫu, 18 người sở hữu dưới 10 mẫu.

Sau khi dùng mọi thủ đoạn để chiếm đất, các địa chủ ở Bắc Kỳ thường dùng 2 phương pháp kinh doanh chủ yếu là: Phát canh thu tô và thuê mướn nhân công. Ngoài ra còn có các hình thức kết hợp giữa phát canh, thuê mướn và cho vay nặng lãi.

Ta thấy rằng việc thuê mướn nhân công kết hợp với thu tô (tô rẽ, tô đong, tô châu) là phương thức kinh doanh chủ yếu của địa chủ Thái Nguyên. Đó là cách bóc lột nhân dân tàn tệ nhất nhanh chóng đẩy người nông dân vào con đường bàn cùng hóa. Một điểm đáng lưu ý là tô tiền chưa xuất hiện. Điều đó nói lên rằng “hạt thóc vẫn là vật thanh toán chính tại một vùng kinh tế hàng hóa chưa phát triển”.

Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền

Trước năm 1896, đồn điền phát triển ở những vùng mà cuộc bình định về quân sự hoàn thành sớm tại các tỉnh: Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh...Năm 1887, một đồn điền duy nhất được lập ở Hà Nam. Cho đến năm 1896 đồn điền được thiết lập ở 17 tỉnh [18; Tr.109]

Sau 1896, đồn điền tiếp tục xuất hiện tại các tinh: Hải Dương, Vĩnh yên nhưng có biểu hiện giảm dần và dừng lại ở một vài tỉnh khác như: Hưng Yên, Nam Định. Cho đến 1918, trừ Thái Bình là tỉnh đông dân và không còn đất để không, hay những vùng rừng núi xa xôi, không tiện giao thông, đồn điền đã được thiết lập ở một số tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ ở bảng 3:

Bảng 3: Đồn điền của người Pháp được thiết lập ở một sổ tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ từ năm 1884 đến năm 1918 Tỉnh và vùng Từ 0 đến 50 Trên 50 ha Tổng cộng Ghi chú Đồn điền Diên tíchĐồn điền Diên tíchĐồn điền Diên tích• Băc Ninh 10 176,0100 13 13095,2050 23 1327,2150 Hải Dương 8 150,4383 16 10010,1300 24 10160.5683 1- Hưng Yên 2 42,4600 4 2802,0900 6 2844,5500 Nam Định 4 41,0186 2 2607,9300 6 2648,9486 Phúc Yên 1 6,0000 11 16606,6625 12 16612,6625 Vĩnh Yên 0 0,0000 7 7052,2187 7 7052,2187 Nam 4 81,000 7 2717,0000 11 2798,0000 Ninh Bình 9 260,0000 27 14037,0550 36 14297,0550

Nguôn: Tạ Thị Thúy, Đôn điên của người Pháp ở Băc Kỳ từ 1884 đên năm 1918, Tr. 111.

Nhìn vào bảng ưên ta thấy, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ có tổng diện tích đồn điền đều có từ 1.000 ha đất được nhượng làm đồn điền cho người Pháp. Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định là những tỉnh có từ 1001 ha đến 5.000 ha đất được nhượng làm đồn điền. Vĩnh Yên là tỉnh có từ 5.001 ha đến 10.000 ha. Bắc Ninh, Hải Dương, Phúc Yên, Ninh Bình có từ 10.000 ha trở lên với các điền chủ lớn:

Bắc Ninh: Gobert, Marty

Hải Dương: Roustan, Piehl và Mome

Phúc Yên: Courret, Peretti, Bellan, Guyot d’ Asniere de Salin

Ninh Bình: các công ty nông nghiệp như: Công ty nông nghiệp Yên lại” do Bemard đại diện; “Công ty Nông nghiệp Lyon”; “Công ty chợ Gành”

Vào đầu thế kỉ XX với các Nghị định ngày 27-12-1913, ngày 19-9-1926 và tiếp đó là các sắc lệnh ngày 28-3-1929. Theo các văn bản này, những khoảnh đất được cấp dưói 300 ha sẽ không phải trả tiền. Còn những trường hợp xin cấp từ 1000ha-4000ha thì phải trả một khoản tiền nhưng không lớn lắm và do Toàn quyền Đông Dương quyết định. Tất cả những đơn xin cấp đất dưới lOOOha đều do các viên Thống sứ, Khâm sứ và Thống đốc trực tiếp giải quyết mà không cần thỉnh thị chính quyền liên bang. Như vậy, bằng các quy định này, chính quyền Pháp đã tạo điều kiện cho bọn địa chủ người Âu cướp đoạt mộng đất của nhân dân ta. Tính đến năm 1930, toàn bộ diện tích đất đai mà thực dân Pháp chiếm làm đồn điền trên lãnh thổ Đông Dương là

1.025.000 ha (chiếm khoảng 1/4 diện tích canh tác của Việt Nam). Trong đó Bắc Kỳ, chỉ tính đến hết chiến tranh thế giói lần thứ Nhất, trong tổng số 476 đồn điền được thành lập ở các tỉnh trung du như: Thái Nguyên, Bắc Giang, Hưng Hóa... đã có 299 đồn điền, chiếm 62,8% tổng số đồn điền và 72,5 % diện tích các đồn điền của người Pháp.

Bảng 4: Đồn điền được nhượng cho người Pháp ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bô cho đến cuối năm 1923

Tỉnh Đôn điên Diện tích (ha) Băc Ninh 11 1.129 Hải Dương 14 7.200 Hà Nam 6 7.207 Hưng Yên 4 256 Nam Định 1 1.500 Ninh Bình 21 6.911 Phúc Yên 6 2.228 Thái Bình 0 0 Vĩnh Yên 9 4.923 'ị r r i A Tông 72 287.098 \--- — --- 1---7---9--- p--- 1---7-------

Theo thống kê trên Ninh Bình là tỉnh có nhiều đồn điền được nhượng cho người Pháp nhất lên tới 21 đồn điền. Và diện tích bị nhượng cho Pháp cao nhất ở tỉnh Hà Nam với 7.207 ha. Kết quả này rõ ràng kém xa so với thực tế bởi theo kết quả thống kê thì cho đến hết Chiến tranh Thế giói thứ I, Bắc Kỳ có 476 đồn điền được cấp nhượng cho các điền chủ người Pháp, với diện tích 476.650,8088 ha [20; Tr.84]

Ngày 28 tháng 10 năm 1926, Bộ Thuộc địa ra một thông tư yêu cầu Tòa quyền các xứ thuộc địa báo cáo về quy chế nhượng đất hiện hành ở mỗi xứ và thống kê về các đồn điền đã được cấp nhượng, cả đồn điền vĩnh viễn, có diện tích bằng hay ữên 2.000 ha. Tiếp nhận Thông tư này, ở Bắc Kỳ bằng thư điện ngày 10-5-1927, Thống sứ yêu cầu Sở Địa chính thống kê các đồn điền theo tiêu chuẩn diện tích: từ 10 đến 50 ha, từ 50 đến 300 ha, từ 300 ha đến 500 ha, từ 500 đến 1.000 ha và trên 1.000 ha kèm theo các thông tin về vốn đầu tư của các đồn điền chủ, nguồn gốc tiền vốn, lợi nhuận, việc khai thác, việc quản lý và ban quản trị. Và ngày 19-5-1927, bảng thống kê đã được gửi lên Tòa Thống sứ. Bảng 5 dưới đây thể hiện về số lượng đồn điền được thiết lập ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và theo sự giảo thích trong bảng thống kê này thì chỉ được tính là những điền chủ đầu tiên mà không tính những điền chủ đã được chuyển nhượng đồn điền bởi vì: “Nhiều đồn điền của người Pháp đã được bán hay đi nhượng cho người Việt”

Bảng 5: Đồn điền được nhượng cho các điền chủ Pháp-Việt ở đồng bằng Bắc Bộ cho đến ngày 19-5-1927 Tỉnh Đồn điền của người Pháp Đồn điền của ngưòi Việt Tổng Băc Ninh 9 1 10 Hải Dương 13 1 14 Hà Nam 13 0 13

Hưng Yên 1 0 1 Nam Định 4 15 19 Phúc Yên 2 0 2 Thái Bình 0 2 2 Phúc Yên 2 0 2 9 r i n A Tông 44 19 63

Nguôn: Tạ Thị Thúy, Việc nhượng đât khân hoang ở Băc Kỳ từ năm 1919 đên 1945, Tr.85.

Theo kết quả ghi trong bảng thì cho đến năm 1927, các tỉnh khu vực đồng bằng Bắc Bộ có tổng 63 đồn điền mà 42 của người Pháp và 19 của người Việt.

Duy trì chế độ sở hữu nhỏ về ruộng đất

Do sự chi phối của chế độ công điền cộng với đặc điểm của một vùng ngưòi nhiều ruộng ít, Bắc Kỳ đã trở thành nơi có bình quân ruộng đất thấp nhất ưong cả nước.

Bảng 6: Phân bổ và bình quân ruộng đất ở các vùng trong những năm 1943-1944

Khu vực Dân số (ngưòi) Diện tích (ha)

Bình quân ruộng đất/khẩu (m2) Nam Kỳ 5.200.000 2.303.000 4.420 Trung kỳ 7.183.000 946.000 1.310 Băc kỳ 9.851.000 1.487.000 1.500 Tông 22.234.000 4.736.000 2.410

Nguôn: Nguyễn Văn Khánh,Chính sách ruộng đât của thực dân Pháp ở Việt Nam:

Nội dung và hệ quả, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, Tr.7.

Theo bảng thống kê này, ta thấy bình quân ruộng đất/khẩu ở Bắc Kỳ chỉ bằng 1/3 so v ó i Nam Kỳ. Đa số chủ đất ở Bắc và Trung Kỳ đều là sở hữu nhỏ.

Ở Bắc Kỳ 87,0% chủ đất có sở hữu dưới 1 ha. Còn ở Trung Kỳ là 92,8% chủ đất có sở hữu từ 2,5 ha trở xuống. So với Nam Kỳ, số nông hộ có mộng đất ở Bắc và Trung Kỳ đông hơn, chiếm 3/4 cư dân nông thôn. Nếu ở Nam Kỳ số gia đình nông dân phải lĩnh canh ruộng đất và làm tá điền gồm khoảng 354.000 người, chiếm 57% cư dân nông thôn lượng ấy ở Bắc Kỳ là 275.000 người, chiếm 24% Trung Kỳ là 100.000 người, chiếm 13% dân cư nông thôn.

Mặc dù số hộ nông dân có ruộng đất đông ở Nam Kỳ tỷ lệ người có ruộng chiếm... nhưng do bình quân mộng đất chiếm 61,6% số hộ gia đình ở Bắc Kỳ có dưới 1 mẫu nên đời sống của nông dân Bắc Kỳ gặp vô vàn khó khăn. Phần lớn các gia đình nông dân không đủ sống bằng diện tích đất nhỏ nhoi của mình, mà phải đi làm mướn, hoặc làm thêm một số nghề thủ công nào đó. Một số khác do thiếu đất hoặc không có ruongj đất bắt buộc phải rời bỏ quê hương lên đô thị hay các trung tâm kinh tế để kiếm việc làm. Nhưng do chủ trương không mở mang nông nghiệp của thực dân Pháp nên chỉ có rất ít người dân được thu nhận vào làm việc trong các khu công nghiệp. Còn đại đa số họ phải trở về quê, nhận lại vài sào ruộng công điền hay tá điền cho địa chủ để kiếm sống qua ngày. Con đường YÔ sản hóa nửa vời hay bàn cùng không có lối thoát đó của nông dân Bắc Kỳ là hậu quả tất yếu mà chính sách ruộng đất của thực dân Pháp đã gây ra dưới thời thuộc Pháp. Rõ ràng chính sách ruộng đất của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ đã đẩy hàng chục vạn người dân rơi vào tình cảnh phá sản, bàn cùng và chết đói. Nhiều nông dân muốn bỏ nông thôn ra thành thị kiếm việc làm nhưng không có việc, còn ở quê làm ăn thì không đủ sống. Đó là bi thảm của người nông dân Bắc Kỳ mà đa số nông dân nghèo ở nước ta dưới thời Pháp thuộc.

Duy trì tình trạng sở hữu nhỏ như vậy là vì mấy nguyên nhân:

+ Một là phương thức kinh doanh phân tán theo lối kinh tế cá thể. Mỗi hộ nông dân chỉ có đủ khả năng về lao động, vốn liếng, nông cụ, chăm bón cho ít mảnh ruộng nhà mình, nên ruộng đất đã bị chia nhỏ, manh mún.

+ Hai là phương thức bóc lột phong kiến tìm cách duy trì tình trạng chia cắt ruộng đất. Địa chủ thường chia ruộng đất thành từng mảnh nhỏ độ vài sào phát canh cho tá điền để bóc lột công nhân. Điều kiện canh tác của nông dân rất bấp bênh, gặp những năm mất mùa, thiên tai, họ phải cầm cố một phần ruộng đất của họ cho địa chủ.

+ Ba là đồng bằng Bắc Bộ là nơi đông dân, diện tích canh tác ít, ruộng đất buộc phải chia nhỏ. Mật độ dân số cao nhất, lại phân bố không đều, tập trang chủ yếu ở đồng bằng.

Ngoài ra, điều kiện tự nhiên cũng là một nguyên nhân làm cho tình trạng đất bị chia nhỏ. Đồng bằng Bắc Bộ hay xảy ra lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra. Để giữ nước cho các chân ruộng, nông dân phải đắp nhiều bờ để ngăn nước từ mộng cao xuống ruộng thấp.

Như vậy, ruộng đất ở đồng bằng Bắc Bộ gồm có hai hình thức: mộng đất công làng xã và ruộng đất tư. Diễn biến sở hữu theo hướng mộng đất công làng xã thu hẹp và phân hóa không đều. Ruộng tư phát triển. Sự vận động của công cuộc thực dân đã du nhập những quan hệ Tư Bản Chủ Nghĩa vào nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Quan hệ đó “thống trị một cách trực tiếp ở những đồn điền và doanh nghiệp của người Pháp, và ít hay nhiều đã thống trị một cách gián tiếp những nơi trồng trọt và sở hữu bản xứ.

2.2.Chuyển biến về phương thức canh tác

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng bắc bộ từ năm 1883 đến năm 1945 (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)