Ruộng đất công

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng bắc bộ từ năm 1883 đến năm 1945 (Trang 31 - 37)

6. Bố cục của khóa luận tốt nghiệp

2.1.1. Ruộng đất công

Cùng với việc phát triển chế độ sở hữu lớn về ruộng đất ở Nam Kỳ, thực dân Pháp còn thực hiện chủ chương bảo lưu chế độ công điền công thổ, nhằm qua đó duy trì sự tồn tại của chế độ sở hữu nhỏ về ruộng đất ở Bắc Kỳ, nhằm tạo ra nguồn nhân lực dồi dào sẵn sàng cung ứng cho cuộc khai thác và bóc lột của tư bản Pháp trên quy mô lớn ở nước ta. Do đó một đặc điểm nổi bật trong nông nghiệp đồng bằng Bắc Bộ trong giai đoạn này là sự tập trung công điền công thổ.

“Công điền công thổ không phải là ruộng đất của tư nhân hay thuộc quyền làng xã. Công điền cũng phải là ruộng đất của nhà nước do quan chức nhà nước trực tiếp quản lý như: quan điền, dinh điền, đồn điền” [14; Tr.51]

“Công điền là loại ruộng đất thuộc sở hữu hoặc coi như sở hữu của nhà nước, trao cho xã thôn để cấp và cho xã dân cùng cày cấy theo đúng định lệ chung” [14; Tr.51]

Vào đầu thế kỉ XIX, mức độ tập trung ruộng đất ở Việt Nam đã phát triển khá cao. Theo Nguyễn Công Tiệp trong Sĩ hoạn tu tri thì ruộng tư vào đầu thế kỉ XIX chiếm 81% còn ruộng công và các loại ruộng khác chiếm 19%. Tính đến những năm 1830 trên phạm vi cả nước ruộng công chỉ còn chiếm 17% diện tích canh tác. Thậm chí có tỷ lệ ruộng công còn không đáng kể, như làng Mộ Trạch (Hải Dương) hay Đa Ngưu (Hưng Yên). Tuy nhiên vào đầu thế kỉ XX, tỷ lệ công điền lại đột ngột tăng lên. Theo thống kê của Tổng Thanh Tra nông nghiệp Đông Dương Yves henry thì vào đầu nhũng năm 1930, diện tích công điền ở Bắc Kỳ còn 20% [14; Tr.51]

*Sự phân bố cổng điền công thổ

Hầu hết công điền tập trung ở các tỉnh đồng bằng, nhất là các tinh ven biển như: Nam Định; Thái Bình...

Bảng 1: Tỷ lệ công điền của một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ đầu thế kỷ XIX Tỉnh Tỷ lệ công điền (%) Nam Định 39,0 Hà Nam 37,7 Thái Bình 35,8 Ninh Bình 27,8

Nguôn: Vũ Huy Phúc, Chê độ công điên công thô Băc Kỳ dưới thời Pháp thông trị,

Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Tr. 51.

Qua thống kê trên, Nam Định là tỉnh có tỷ lệ công điền chiếm 39,0%; Hà Nam chiếm 37,7% cao hơn so vói Ninh Bình chỉ chiếm có 27,7%. Ta nhận thấy sự phân bố công điền giữa các tỉnh là không giống nhau. Và nếu đem so công điền vói diện tích canh tác của từng tỉnh, từng vùng cụ thể thì tỷ lệ công điền còn tăng lên rất nhiều

Bảng 2: Tỷ lệ công điền so với diện tích canh tác trong một số phủ, huyện của đồng bằng Bắc Bộ đầu thế kỷ XX

Phủ/Huyện Tỷ lệ ruộng công với diện tích canh tác (%)

Phủ Lý - Hà Nam 46,0 Huyện Kim Bảng - Hà Nam 54,0 Phủ Khoái Châu - Hưng Yên 42.5 Huyện Tiên Lãng - Kiên An 46,0 Huyện Ý Yên - Nam Định 53,0 Huyện Trực Ninh - Nam Định 59

Huyện Tiên Hưng - Thái Bình 52 Huyện Tiên Hải - Thái Bình 59 Huyện Thái Ninh - Thái Bình 49,1

Nguôn: Vũ Huy Phúc, Chê độ công điên công thô Băc Kỳ dưới thời Pháp thông trị,

Tạp chí Nghiên cứu Lịch sửTr. 51.

Ở Thái Bình, nhất là vùng Kiến Xương và Thái Ninh, 95,93 % các làng xã đều có ruộng đất công (118/123 đơn vị). Có nơi toàn bộ đất đai làng xã Hạ Phán (Quỳnh Côi), Phú Xuân Trường (Nam Định), tỷ lệ công điền chiếm 77% diện tích canh tác đất của cả Phủ. Thậm chí có những làng chỉ có công điền, không có tư tư điền như làng Lạc Nam (Kiên Trung-Hải Hậu).

Tuy nhiên, ngay cả trong những tỉnh có nhiều công điền công thổ thì giữa các làng, sự phân bộ công điền công thổ không đều nhau có làng có, có làng không.

*Tình hình phát triển công điền công thổ

Công điền công thổ ở đồng bằng Bắc Bộ có xu hướng tăng dần từ cuối thế kỉ XIX đến đàu thế kỷ XX. Làng Mộ Trạch - Hải Dương ruộng công tăng từ 0,93 (thế kỉ XIX) 'lên 33,5% ( đầu thế kỷ XX), (tức đầu thế kỉ XX, ruộng công của Mộ Trạch là 245 ha trên tổng số 730 ha đất canh tác cả làng).

Sự gia tăng về diện tích ruộng công là một hiện tượng phổ biến trong các làng xã của đồng bằng Bắc Bộ thời Pháp thuộc. Hiện tượng này “là 1 chủ trương đối phó của làng xã đối với chính quyền Trung ương. Do chính sách tăng cường thuế khóa của nhà nước thực dân, các làng xã đã tìm cách kê khai một số ruộng tư hoặc ruộng bán công bán tư thành ruộng công để giảm mức đóng thuế”.

Nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu là do chính sách ruộng đất của thực dân Pháp. Kể từ đầu thế kỉ XX, trong Nghị định ngày 27-8-1904 áp dụng đối với các làng xã Nam Kỳ và Nghị định ngày 8-3-1906 đề cập đến

việc quản lý tài sản của các làng xã Bắc Kỳ. Chính quyền liên bang Đông Dương đã ra lệnh cấm kỳ mục các làng xã không được bán công điền công thổ (như luật lệ Gia Long đã quy định từ năm 1803). về sau trong các văn bản “cải lương hương chính” thực dân Pháp còn cho phép thuê, lình canh, thậm chí cho bán ruộng đất công của làng xã để chi dùng vào công việc của làng, nhưng chỉ được thực hiện ưong những trường họp đặc biệt và phải được sự đồng ý của chính quyền cấp tỉnh hoặc xứ [13; Tr.7]

Không chỉ tìm cách duy trì mà thực dân Pháp còn muốn phát triển chế độ công điền công thổ. Ngày 23-11-1923, Thống sứ Bắc Kỳ ban hành Thông tư dành cho các ruộng bãi ở những làng ven sông để làm công điền. Tiếp đó văn bản ngày 4-11-1928 cho phép chính quyền địa phương có quyền cấp cho các làng một diện tích dưới 500 ha làm ruộng công của làng. Đặc biệt, ngày 23-7- 1930, chính quyền Pháp ra Nghị định cho các làng đã khai phá đất hoang mới bồi không được biến thành tài sản riêng mà phải đặt thành công điền. Thực hiện Nghị định này, từ tháng 4-1933 đến tháng 8-1936 cả một vùng đất khai hoang rộng lớn (gồm 4.794 mẫu) của 12 làng ven biển Nam Định. Sở dĩ thực dân Pháp chủ trương duy trì chế độ công điền YÌ chúng hiểu rằng công điền là cơ sở kinh tế của tổ chức làng xã. Sự tồn tại của công điền chủ yếu là do yêu cầu của thôn xã.

*Việc chia công điền Đối tượng được chia

Theo quy định của nhà nước phong kiến, tất cả những người dân trong làng đều được chia công điền, kể cả đàn bà góa, ừẻ mồ côi, những người tàn tật. Đến thời thuộc Pháp, đối tượng được hưởng công điền bị thu hẹp lại chỉ có những người được ghi trong sổ đinh hoàn toàn được chia công điền. Ngoài ra, ở một số nơi công điền còn được chia cho cả lính, mõ, những người đi phu, đi đồn ở Nam Kỳ. Có những nơi (làng Đông Lạc - Ninh Giang - Hải

Dương) một người chết lính đến lúc chưa hết tang, cũng vẫn được hưởng quân cấp quan điền. Cũng có những ngoại tệ như: Kiến An vẫn chia công điền cho người thương tật, cho người già, trẻ mồ côi và đàn bà góa.

Thời hạn chia công điền

Điểm đầu tiên trong thòi hạn chia công điền ở Bắc Kỳ ở giai đoạn này đó là sự không thống nhất giữa tất cả các làng. Nhà Nguyễn ấn định cứ 3 năm chia công điền 1 lần. Thời hạn đó lại tiếp tục được áp dụng trong thòi thuộc Pháp vì rằng nếu để thòi hạn hưởng mộng kéo dài từ 4-5 năm trở lên thì dễ có khuynh hướng “Biến công vi tư” và các điều lạm dụng có điều kiện xảy ra do đó, thời hạn 3 năm đã ừở thành lệ chung cho toàn Bắc Kỳ.

Nhưng trên thực tế việc thực hiện luật lệ ấy không hoàn toàn triệt để và đồng nhất giữa các làng. Có những làng chia 5-6 năm/lần, có những làng chia 1 năm/làn (52 làng trong tỉnh Bắc Ninh) có những làng chia 10 năm/làn hoặc vĩnh viễn suốt đời như Tân Kim - Hân Giang - cẩm Giàng - Hải Dương hoặc công điền không theo thời hạn nhất định như làng Hàm Nghi - Tứ Kỳ - Hải Dương. Bao gồm những người chót đi hay lên lão, đồng thời có nhiều người thành đinh các bộ kỳ mục nghe dư luận thấy càn phải chia, lúc đó mới chịu chia lại.

Ta thấy tình hình phân hóa ruộng đất ở các tỉnh Bắc Bộ cũng khá khác nhau. Ở vùng Hải Dương, Hưng Yên, mức độ phân hóa ruộng đất mạnh mẽ và triệt đẻ hơn. Số ruộng công ở vùng vào đầu thế kỉ XIX chỉ còn dưới 1%. Trong khi đó ở khu vực Bắc Ninh, Thái Bình, ruộng đất công còn chiếm một tỉ lệ khá cao, từ 14,59% đến 17,08 %. Cá biệt có những nơi ở Kiến Xương, Thái Ninh (Thái Bình), tỷ lệ ruộng đất công đạt mức trên 50% thậm chí trên 60%. Nhìn chung số ruộng đất công thường chiếm tỷ lệ cao ở những vùng mới khai phá nằm cạnh sông, ven biển. Tại các khu vực đất cũ, tình hình dân cư ổn định thì tốc độ tư hữu hóa ruộng đất mạnh hơn, tỷ lệ ruộng tư cũng cao hơn so với các vùng ven biển, có đất bãi bồi [5; Tr.30]

Ruộng đất công ở đồng bằng Bắc Bộ phân hóa khá khác nhau do mức độ chiếm đoạt ruộng đất của thực dân, địa chủ phong kiến ngày càng lớn. Trên thực tế, đất đai mà các điền chủ bao chiếm trong quá trình khai thác đồn điền lớn hơn con số thống kê. Thông thường, các điền chủ mở rộng sự khai khẩn xung quanh diện tích được cấp nhượng, đồng thòi họ thương lượng với người địa phương (thông qua hội đồng kỳ mục) để mua rẻ thêm một số đất canh tác của họ. Ngoài ra người nông dân đồng bằng Bắc Bộ không có điều kiện để giữ phần ruộng ít ỏi của mình, bần cùng hóa họ buộc phải cầm cố ruộng đất. Ruộng công dần dần rơi vào tay một bộ phận địa chủ, hào lý ở địa phương. Thực tế phần ruộng công để chia cho nông dân cũng chẳng được bao nhiêu bởi một phần diện tích ruộng công được sử dụng vào những mục đích chung của cộng đồng như ruộng làng, mộng tư văn, ruộng chùa, ruộng đình, ruộng họ, mộng xóm...

Cách chia công điền

Trong làng xã đồng bằng Bắc Bộ có 5 cách chia công điền công thổ như sau [5; Tr.35]

Cách 1: chia công điền ra nhiều khu, kỳ hảo nhận phàn béo bở trước. Còn thửa mới gạt cho từng nhà tùy theo thế lực hoặc ngôi thứ trong hương thôn, những người mới vào làng mới đóng góp chỉ được phần xương xẩu. Đó là cách chia mộng đất bất công, nhưng lại rất phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ.

Cách 2: ruộng công chia nhiều mảnh ghép thành 2 dãy: một dãy mảnh tốt và một dãy mảnh xấu. Mỗi người được một mảnh tốt và một mảnh xấu. Cách chia này ở một chừng mực nào đó còn có công bằng hơn cách 1.

Cách 3: đặt một số đinh theo ngôi thứ và già trẻ, còn ai chức tước và nhiều tuổi ở trên, ai bạch đinh hoặc ít tuổi thì ở dưói. Ruộng cũng được chia thành từng mảnh đánh theo số thứ tự: vừa, xấu, tốt... Lần này những người đứng ừên đầu số bắt được phần mộng tốt thì lần sau phải nhận phần ruộng

xấu nghĩa là bắt ngược số đi. Theo cách chia này thì người ở giữa luôn nhận phần ruộng trung bình.

Cách 4: người nào nhận được ruộng tốt thì nhận được ít ruộng, người nào nhận ruộng xấu thì nhận được nhiều ruộng. Cách chia này về lý thuyết là công bằng.

Cách 5: rút thăm, chia ruộng với số đinh thành những phần khẩu. Làng có 180 đinh và 36 mẫu mộng, 1 khẩu phần là 2 sào, đặt con số cho mỗi khẩu phần theo số tò 1 đến 180. Rồi làm thể biến số các khẩu phần sau đó rút thăm, khai rút phần nào được phần ấy. Cách chia này chỉ hợp lý khi ruộng công sàn sàn nhau về chất lượng. Có những người liên tục phải rút phần ruộng xấu thì sẽ phản đối và vói cách chia này bọn cường hào có thể gian trá khi làm thăm.

Theo các tác giả trên, trong 5 cách chia công điền thì cách 1 chia là bất công nhất, nhưng lại phổ biến nhất ở đồng bằng Bắc Bộ. Bốn cách chia còn lại đỡ bất công hơn nhưng cũng chẳng đem lại sự công bằng cho người nông dân. Nếu chia theo cách 2 thì phải có một điều kiện là số ruộng tốt và ruộng xấu gần bằng nhau, ngoài ra các vị trí các ruộng tốt, xấu ấy không thuận lọi cho việc ghép các mảnh thành một khẩu phần. Nếu chia theo cách 3 và 4 khó phân biệt được đâu là ruộng tốt, xấu, trung bình. Còn nếu chia theo cách thứ 5 thì cũng chẳng bao giờ công bằng khi nó phụ thuộc vào sự may rủi và bọn hào lý rất dễ có cơ hội hà lạm của công.

Như vậy, việc chia công điền ở Bắc Kỳ là hoàn toàn không công bằng, dù với bất kỳ cách chia nào thì bọn hào lý vẫn được lọi. Chừng nào việc chia công điền còn nằm trong tay bọn hào lý thì chừng ấy sự bất công, thiệt thòi đối vói những người nông dân còn thiệt thòi.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng bắc bộ từ năm 1883 đến năm 1945 (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)