Kết quả xác định điều kiện tiền thủy phân da cá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo chế phẩm axit amin thủy phân từ da cá tra và thử nghiệm bổ sung vào thức ăn ương cá hồng mỹ (sciaenop ocellatus, linnaeus 1766) giai đoạn giống (Trang 40 - 42)

Độ thủy phân được sử dụng để biểu thị sự cắt đứt liên kết peptide trong quá trình thủy phân (Ben-jakul và Morrissey 1997). Độ thủy phân thu được trong quá trình xác định điểm tối ưu của các thông số tiền thủy phân : nhiệt độ, pH và thời gian tiền xử lý được trình bày trong các biểu đồ 3.1; 3.2 va 3.3

Hình 3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ trong quá trình tiền thủy phân đến độ

thủy phân sau khi đã bổ sung enzyme

Dựa và kết quả của đồ thị, chúng tôi đưa ra kết luận: khoảng tăng nhiệt độ từ 30ºC đến 70ºC cho thấy hiệu quả thủy phân gia tăng rõ rệt nhưng từ 80ºC đến 90ºC không nhận thấy sự tăng nhiệt độ làm tăng hiệu quả thủy phân. Qua đó, kết luận được rằng nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình xử lý hóa học bằng NaOH tiền thủy phân là 80ºC.

Hình 3.2: Sự phụ thuộc của độ thủy phân vào độ pH dịch xử lý tiền thủy phân

Thí nghiệm bố trí nhiệt độ tiền thủy phân là 80ºC trong thời gian 8h ở các mức pH khác nhau cho kết quả như sau: Khoảng tăng pH từ 7 đến 10 làm tăng rõ rệt hiệu quả thủy phân da cá nhưng sau pH 10, việc tăng pH của dịch tiền thủy phân làm giảm hiệu quả thủy phân sau khi sử dụng enzyme. Qua đó, chúng tôi kết luận khoảng pH = 10 là tối ưu cho quá trình xử lý tiền thủy phân phụ phẩm da cá tra.

Hình 3.3: Ảnh hưởng của thời gian xử lý tiền thủy phân tới hiệu quả

Dựa vào kết quả thể hiện ở biểu đồ Hình 3.3 cho thấy rằng, trong khoảng thời gian trước 10h xử lý tiền thủy phân trong điều kiện 80ºC và pH = 10 thì có sự tăng của hiệu quả thủy phân nhưng ngoài 10 tiếng xử lý tiền thủy phân thì không có sự gia tăng đáng kể của hiệu quả thủy phân phụ thuộc vào thời gian tiền xử lý. Chính vì đó, chúng tôi kết luận thời gian tiền xử lý bằng NaOH trong điều kiệu bổ sung đủ pH = 10 và nhiệt độ 80ºC thì thời gian tối ưu là 10 tiếng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo chế phẩm axit amin thủy phân từ da cá tra và thử nghiệm bổ sung vào thức ăn ương cá hồng mỹ (sciaenop ocellatus, linnaeus 1766) giai đoạn giống (Trang 40 - 42)