Dòng điện trong kim loạ

Một phần của tài liệu Hệ thống bài tập định tính vật lí THPT phần điện học và một số vận dụng trong dạy học vật lí lớp 11 12 THPT (Trang 36 - 38)

Hƣớng dẫn giả

2.2.4.Dòng điện trong kim loạ

Bài 1: Do sự bay hơi và khuếch tán của vật liệu từ bề mặt sợi đốt sáng của bóng đèn, dây tóc bóng đèn bị đốt mòn dần. Điều đó ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến công suất tiêu thụ của bóng đèn?

Bài 2: Hai dây dẫn đồng chất có cùng chiều dài nhƣng khác tiết diện đƣợc mắc nối tiếp vào một mạch điện. Trong cùng một thời gian nhƣ nhau thì dây dẫn nào toả nhiệt nhiều hơn? Tại sao?

Bài 3: Tại sao nếu một phần dây xoắn của bếp điện tiếp xúc với đáy nồi nhôm thì dây đó có thể bị đốt cháy?

36

Bài 4: Hiện tƣợng gì xảy ra nếu rút dây xoắn của thiết bị điện đun nóng ra khỏi nƣớc và vẫn giữ dòng điện qua nó trong một thời gian?

Bài 5: Một dòng điện đi qua một dây dẫn bằng thép làm cho nó bị nung đỏ lên một chút. Nếu nhúng một phần dây dẫn vào nƣớc để làm lạnh thì phần dây dẫn kia bị nung đỏ hơn. Tại sao? (Giữ hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn không đổi).

Bài 6: Khi bật sáng đèn điện dùng dây tóc kim loại thì cƣờng độ dòng điện lúc đầu tăng lên hay giảm đi so với cƣờng độ dòng điện sau khi ngọn đèn đã sáng?

Bài 7: Với những độ nóng sáng khác nhau thì công suất tiêu thụ của một bóng đèn có nhƣ nhau không?

Bài 8: Mắc một bếp điện và một ampe kế vào một mạch điện. Số chỉ của ampe kế có thay đổi không nếu thổi không khí lạnh vào bếp điện đang nóng đó?

Hƣớng dẫn giải

Bài 1: Đèn bị đốt mòn dần  tiết diện S giảm Mà: R= ρ l

S  Điện trở R tăng P U2 R

 công suất giảm.

Bài 2: Điện trở của dây dẫn: R= ρ l

S

Ỏ dây mảnh ( S nhỏ ) có điện trở lớn hơn và dòng điện trong cả hai dây dẫn là nhƣ nhau nên nhiệt lƣợng Q = I2Rt của dây dẫn mảnh nhiều hơn.

Bài 3: Việc rút ngắn dây lò xo ( l ngắn hơn ) làm cho điện trở nhỏ đi  điện trở R nhỏ hơn  mức tiêu thụ điện năng A U2t

R

 của dòng điện càng lớn, dây lò xo ngắn bị nung nóng đến mức có thể bị cháy.

Bài 4: Dây xoắn không đƣợc nƣớc làm nguội (  1000

C ) nên bị đốt nóng đến mức có thể bị cháy.

Bài 5: Điện trở của kim loại thay đổi theo nhiệt độ. Do làm lạnh dây dẫn nên điện trở của nó giảm và dòng điện tăng.

37

Bài 6: Ở đèn dùng sợi đốt bằng kim loại dòng điện sẽ giảm khi mức độ đốt nóng dây tóc tăng vì điện trở của kim loại tăng khi tăng nhiệt độ.

Bài 7: Với những độ nóng sáng ( nhiệt độ ) khác nhau đèn có điện trở ( R )khác nhau.

2

U P

R

  Công suất tiêu thụ là khác nhau

Bài 8: Bếp điện đang nóng thổi không khí lạnh vào làm cho điện trở của bếp điện thay đổi cụ thể là R giảm nên ampe kế cho biết cƣờng độ dòng điện I tăng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hệ thống bài tập định tính vật lí THPT phần điện học và một số vận dụng trong dạy học vật lí lớp 11 12 THPT (Trang 36 - 38)