NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ tỉnh thái bình trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước giai đoạn 1965 1975 (Trang 83 - 99)

Như vậy, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cùng với phụ nữ cả dân tộc, phụ nữ Thái Bình đã tiếp nối truyền thống đánh giặc vẻ vang và tinh thần yêu nước sâu sắc từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, đã kiên cường chống giặc Mỹ xâm lược, không lùi bước trước kẻ thù hung bạo nhất thời đại. Tinh thần ấy là động lực, nguồn cổ vũ động viên phụ nữ Thái Bình kiên trì kháng chiến không phải trong 1, 2 năm mà tới tận 21 năm đầy gian khổ và hy sinh.

“Người ta nhắc chuyên chồng con

Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử

Phụ nữ Thái Bình còn đánh Tây, đánh giặc Mỹ hung bạo một khi chúng còn hiện hữu trên đất nước Việt Nam. Chí quyết tâm, gan vàng dạ sắt của các chị thật đáng khâm phục.

Trong 10 năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, từ 1965 đến 1975 là 10 năm cả nước có chiến tranh, tính chất ác liệt của cuộc chiến cũng lên cao đòi hỏi sự quyết tâm cao độ của cả dân tộc. Cùng với phụ nữ cả nước, phụ nữ Thái Bình đã phát huy cao độ sức mạnh sản xuất và chiến đấu góp hết sức mình vào cuộc kháng chiến. Năm 1965 là năm đánh dấu thời kỳ cả nước có chiến tranh, khi đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc bằng không quân, đồng thời tiến hành ở miền Nam nhiều chiến lược chiến tranh với quy mô rộng lớn hơn và thủ đoạn tàn bạo hơn, đó là chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968), “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” (1969 – 1973). Với những chiến lược chiến tranh này, Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực ở cả ba nước Đông Dương, tạo thế gọng kìm hòng đè bẹp cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Cuộc kháng chiến chống Mỹ vốn đã chất chứa biết bao khó khăn, gian khổ và hy sinh giờ đây lại đòi hỏi sự hy sinh và chí quyết tâm nhiều hơn nữa. Miền Nam chiến đấu để hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước còn miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ vừa chi viện cho miền Nam. Nhiệm vụ mới trong hoàn cảnh lịch sử mới đã đặt ra cho nhân dân hai miền những thử thách mới cần vượt qua. Nhân dân miền Bắc nêu cao quyết tâm đánh Mỹ, quyết giành thắng lợi ở cả hậu phương và tiền tuyến. Một lần nữa, trọng trách này lại đặt lên vai những người ở lại trong đó phần đông là phụ nữ. Phụ nữ Thái Bình một lần nữa đứng ra đảm đương những nhiệm vụ mới với quyết tâm và hào khí quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược. Các bà, các mẹ, các chị không sợ gian khổ hy sinh, một lòng đánh Mỹ quyết giành độc lập tự do cho Tổ quốc, quê hương. Chí khí ấy được

Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử

hiện thực hóa bằng hành động lao động, sản xuất và chiến đấu hăng say, nhiệt huyết trong 10 năm này.

Trong 10 năm, từ 1965 đến 1975, vai trò của phụ nữ Thái Bình được thể hiện qua việc thực hiện phong trào “Ba đảm đang” do Trung ương hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động từ tháng 3 – 1965 nhằm phát huy cao độ sức mạnh sản xuất và chiến đấu của phụ nữ, bao gồm những nội dung: đảm đang sản xuất và chiến đấu, đảm đang gia đình, đảm đang phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu. Như vậy, nội dung phong trào khá toàn diện, hướng đến tất cả các mặt của hoàn cảnh lịch sử lúc đó. Hòa chung vào khí thế của phụ nữ cả dân tộc, phụ nữ Thái Bình đã nhiệt tình hưởng ứng phong trào. Vai trò của phụ nữ Thái Bình, do đó được thể hiện trên tất cả mọi phương diện, từ chăm sóc gia đình, đảm nhiệm việc sản xuất và công tác đến chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Điều đó cũng có nghĩa là phụ nữ Thái Bình đã đảm nhiệm toàn bộ đời sống kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội ở địa phương.

Phụ nữ Thái Bình thực hiện nhiệm vụ với tinh thần hăng say, nhiệt thành cùng với một quyết tâm cao độ. Tinh thần ấy vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc có giặc ngoại xâm nhưng ở người phụ nữ lại được thể hiện một cách sâu sắc và mạnh mẽ. Tinh thần ấy không phải là nhất thời mà là sợi chỉ xuyên suốt cuộc chiến đấu, khi cuộc chiến càng khốc liệt thì tinh thần ấy càng cao, càng sáng ngời. 10 năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ là 10 năm gian khổ gấp nhiều lần thời gian trước đó nhưng không vì thế mà chí khí chiến đấu của quân dân ta bị suy chuyển. Ngược lại, họ càng quyết tâm, càng chí đánh bằng được giặc Mỹ. Phụ nữ Thái Bình đã mang tinh thần ấy xuyên suốt cuộc kháng chiến không một phút nản chí.

Tích cực hưởng ứng phong trào “Ba đảm đang”, phụ nữ Thái Bình đã đảm nhiệm tất cả các công việc gia đình, sản xuất, công tác và chiến đấu để yên lòng người ra trận. Mặc dù có cả những công việc mà trước đây các chị chưa từng

Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử

làm nhưng các chị vẫn đặt quyết tâm phải học được, làm được. Cuối cùng, chị em nào cũng đã có thể “tay cày, tay súng”, “tay búa, tay súng” một cách thành thạo, hiệu quả không thua kém gì nam giới. Nổi bật trong quá trình sản xuất và chiến đấu là tinh thần sáng tạo, khả năng tiếp thu cái mới của chị em phụ nữ. Đã học được những kỹ thuật cũ nhưng các chị luôn trăn trở là làm sao để làm được tốt hơn, giỏi hơn, nhiều hơn phục vụ kháng chiến tốt hơn nữa. Vì vậy, nhiều kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp từ khâu gieo trồng, chăm bón đến thu hoạch, trong chiến đấu là kỹ thuật phá bom đã được chị em học tập và vận dụng có hiệu quả. Như vậy có thể thấy, phụ nữ Thái Bình cũng rất thông minh trí tuệ không thua kém bất cứ ai. Chính khả năng ấy đã đem lại cho Thái Bình những thành tích tốt trong sản xuất và chiến đấu.

Một điểm sáng nữa ở phụ nữ Thái Bình trong giai đoạn này là tinh thần đoàn kết. Tinh thần ấy đã tạo nên sức mạnh tổng lực cho người ở hậu phương và tiền tuyến, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Chính nhờ có sự sáng tạo, tinh thần đoàn kết trong sản xuất và chiến đấu mà việc thực hiện phong trào “Ba đảm đang” của phụ nữ Thái Bình đã đạt được hiệu quả cao. Kể cả trong sản xuất, chiến đấu hay chăm sóc gia đình phụ nữ Thái Bình đều hoàn thành xuất sắc. Danh hiệu “Quê hương 5 tấn” mà lịch sử đã ghi nhận cho Thái Bình có công lao to lớn đầu tiên là thuộc về phụ nữ. Chính các chị là những người đã tạo nên kỳ tích trong sản xuất nông nghiệp lúc bấy giờ. Lịch sử cũng ghi nhận Thái Bình là tỉnh có số lượng người tòng quân so với dân số cao nhất miền Bắc, thành tích ấy công đầu cũng là của phụ nữ. Nếu không có phụ nữ đảm đang mọi việc ở hậu phương thì liệu nam giới có yên lòng lên đường đi đánh giặc? Kết quả từ việc thực hiện phong trào càng minh chứng cho vai trò của phụ nữ Thái Bình trong giai đoạn này.

Vai trò của phụ nữ Thái Bình trong giai đoạn 1965 – 1975 được thể hiện trên nhiều phương diện và ở phương diện nào, phụ nữ Thái Bình cũng dốc lòng, dốc

Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử

sức thực hiện cho thật tốt. Chính vì vậy, họ đã chấp nhận nhiều hy sinh hơn bất cứ ai. Khi động viên chồng con ra mặt trận, họ đã chấp nhận hy sinh hạnh phúc gia đình, khi trực tiếp tham gia chiến đấu, họ đã hy sinh chính bản thân mình. Những hy sinh ấy đã tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến. Vì vậy, lịch sử dân tộc mãi mãi ghi nhận những hy sinh cao đẹp ấy của người phụ nữ.

Đối với phụ nữ các tỉnh ở miền Bắc, phụ nữ Thái Bình là một tấm gương để họ học tập, phấn đấu và rèn luyện. Bởi dù trong sản xuất hay chiến đấu, phụ nữ Thái Bình luôn đạt được hiệu quả lao động cao, là lực lượng đi đầu tạo nên những mốc son đáng khen ngợi.

Như vậy, có thể thấy rằng, vai trò của phụ nữ Thái Bình là vô cùng to lớn. Họ vừa là lực lượng chi viện cơm ăn áo mặc cho bộ đội, vừa là người chăm sóc tinh thần cho bộ đội. Vai trò của phụ nữ Thái Bình trong giai đoạn này là không thể phủ nhận và các chị xứng đáng được tôn vinh.

Tiểu kết chương 2

Nhìn lại 10 năm cả nước có chiến tranh, phải đương đầu trực tiếp với một kẻ thù mạnh hơn mình gấp bội, có dã tâm xâm lược và thủ đoạn ngày càng ác độc với phương tiện chiến tranh hiện đại nhưng dân tộc Việt Nam đã không lùi bước với quyết tâm bảo vệ độc lập tự do đến cùng. Cả nước hăng hái lên đường với khẩu hiệu “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Các phong trào thi đua yêu nước liên tiếp xuất hiện, với thanh niên là “Ba sẵn sàng”, quân đội là “Ba quyết tâm”, công đoàn có “Ba điểm cao”… Hòa vào khí thế sôi sục của toàn dân tộc, phong trào “Ba đảm đang” của phụ nữ được Trung ương hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động nhằm phát huy lòng yêu nước, lôi cuốn phụ nữ vào phong trào đấu tranh chung của toàn dân tộc. Phụ nữ Thái Bình đã tích cực hưởng ứng phong trào, cố gắng vươn lên đảm đương những trọng trách mới: đảm đang sản xuất và công tác, đảm đang gia đình thay thế nam giới đi chiến đấu, tích cực ủng hộ sức người và sức của cho tiền tuyến, đảm đang phục vụ chiến đấu và sẵn

Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử

sàng chiến đấu, bảo vệ quê hương. Trong hoàn cảnh lịch sử mới, khi mà hầu hết nam giới phải lên đường ra trận thì yêu cầu của cách mạng là phải phát huy hơn nữa khả năng của phụ nữ trong sản xuất và chiến đấu để phục vụ cho cuộc chiến. Đây không phải chỉ là yêu cầu làm việc nhiều hơn, chăm chỉ hơn mà còn đòi hỏi phải nâng cao năng suất lao động bằng cách sử dụng tốt hơn những công cụ lao động dựa trên sự vận dụng khoa học kỹ thuật, máy móc mới vào trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Chị em phụ nữ Thái Bình chính là những lực lượng tiên phong trong việc vận dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, từ khâu canh tác, sản xuất đến thu hoạch. Nhờ vậy, năng suất lúa đã không ngừng tăng lên và đã đạt mốc 5 tấn thóc/ha vào năm 1966. Thành tích này công đầu là thuộc về những người phụ nữ. Không chỉ sản xuất và công tác giỏi, phụ nữ Thái Bình còn đảm đang gia đình một cách vẹn toàn để chồng con yên tâm chiến đấu. Khi chiến tranh cần những người phụ nữ góp công, góp sức, họ cũng không ngần ngại dốc lòng chi viện cho tiền tuyến cả người và của ở mức cao nhất có thể, đồng thời còn tham gia phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu chống quân thù để bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc, quê hương. Tinh thần “Ba đảm đang” đã được phụ nữ Thái Bình phát huy một cách triệt để với quyết tâm quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược. Chính tinh thần ấy đã góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vì vậy cùng với phụ nữ cả dân tộc, phụ nữ Thái Bình xứng đáng được trân trọng và tôn vinh.

Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử

KẾT LUẬN

Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng. Những điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai, sông ngòi đã tạo thuận lợi cho Thái Bình phát triển nền sản xuất nông nghiệp với cây lúa là cây trồng chủ đạo. Vì vậy, nơi đây sớm trở thành trung tâm sản xuất lúa gạo của đồng bằng Bắc Bộ, được lịch sử dân tộc ghi nhận. Người dân Thái Bình từ bao đời nay đã gắn bó với nông nghiệp, với cây lúa, chính điều này đã góp phần vào việc hình thành những phẩm chất tốt đẹp của người dân nơi đây. Họ cần mẫn, kiên trì trong lao động và sản xuất, đặc biệt mang trong mình lòng yêu Tổ quốc, quê hương nồng nàn, sâu sắc. Trải qua các cuộc đấu tranh giữ nước từ thời Bà Trưng, Bà Triệu đến thời đại Hồ Chí Minh, lòng yêu nước ấy vẫn sáng ngời, thủy chung.

Là một bộ phận của dân cư Thái Bình nên phụ nữ Thái Bình mang đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp đó. Họ luôn là lực lượng tiên phong trong sản xuất, công tác, chiến đấu và chăm sóc gia đình. Cuộc chiến càng ác liệt, gian khổ thì phụ nữ Thái Bình càng phát huy cao độ tinh thần đảm đang, sức mạnh sản xuất và chiến đấu. Khi phải đương đầu với đế quốc Mỹ xâm lược – kẻ thù mạnh nhất thời đại, cùng với phụ nữ cả dân tộc, phụ nữ Thái Bình vẫn một lòng quyết tâm kháng chiến. Trong 10 năm của cuộc chiến tranh, từ năm 1965 đến năm 1975, phụ nữ Thái Bình đã tích cực tham gia phong trào “Ba đảm đang” do Trung ương hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động từ tháng 3 – 1965 và đã đạt được những thành tích xuất sắc trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trên mặt trận sản xuất nông nghiệp. Danh hiệu “Quê hương 5 tấn” mà lịch sử đã ghi nhận cho Thái Bình có công lao to lớn của những người phụ nữ. Đó cũng là một mốc son đáng để mỗi người dân Thái Bình tự hào.

Phụ nữ là lực lượng đông đảo trong xã hội, vì vậy họ có vai trò rất quan trọng bất kể là trong thời kỳ lịch sử nào. Phát huy được vai trò, sức mạnh của phụ nữ là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của các cuộc đấu tranh dựng

Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử

nước và giữ nước. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đặc biệt là trong giai đoạn 1965 – 1975, vai trò của phụ nữ dân tộc nói chung và của phụ nữ Thái Bình nói riêng đã được phát huy cao độ, góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Trong thời bình xây dựng đất nước, phụ nữ vẫn luôn cần được quan tâm để họ có thể phát huy được khả năng của mình. Cho đến nay, phụ nữ dân tộc nói chung, phụ nữ Thái Bình nói riêng luôn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội, được hưởng những chính sách nhằm phát triển phụ nữ cả về thể chất và trí tuệ, vì vậy vai trò của phụ nữ ngày càng được nâng cao. Ở Thái Bình, phụ nữ vẫn luôn là lực lượng quan trọng trong các ngành sản xuất kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp bởi Thái Bình vẫn là một tỉnh nông nghiệp với cây lúa là cây trồng chủ đạo. Trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế… phụ nữ Thái Bình cũng giữ một vị trí quan trọng. Những đức tính cần cù, chịu khó, sáng tạo của phụ nữ Thái Bình trong lịch sử đã được gìn giữ và phát huy trong giai đoạn mới.

Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Đảng bộ Thái Bình (2002), Lịch sử Đảng bộ Thái bình (1954 – 1975), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ - Thái Bình (2006), Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ (1954 – 1975), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Tiền Hải – Thái Bình (2006), Lịch sử Đảng bộ huyện Tiền Hải (1954 – 1975), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ chỉ huy quân sự Thái Bình (1993), Thái Bình chống Mỹ cứu nước.

5. Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 – 1975), thắng lợi và bài học, NXB

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ tỉnh thái bình trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước giai đoạn 1965 1975 (Trang 83 - 99)