Phụ nữ Thái Bình tham gia chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ tỉnh thái bình trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước giai đoạn 1965 1975 (Trang 64 - 83)

đế quốc Mỹ

Từ năm 1965, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược ra miền Bắc, phong trào “Ba đảm đang” được phát động, phụ nữ Thái Bình đã đảm đang công việc sản xuất thay cho nam giới lên đường đi chiến đấu và vượt mọi khó khăn đảm đang công việc gia đình vẹn toàn để yên lòng người ra trận. Đúng như đồng chí Lê Duẩn nói: “Lo việc nước phụ nữ là trụ cột, lo việc nhà, phụ nữ cũng là trụ cột” [6, tr.235]. Và còn hơn thế nữa, với truyền thống “Giặc đến nhà, đàn bà

Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử

cũng đánh”, chị em còn cống hiến sức lực cả trong công việc phục vụ chiến đấu và trực tiếp chiến đấu để bảo vệ quê hương với tinh thần của cuộc chiến tranh nhân dân “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài”. Và trong chiến đấu, chị em cũng tỏ ra dũng cảm không thua kém gì nam giới, các chị đã làm nên những thành tích vẻ vang được lịch sử thừa nhận và khiến kẻ thù phải khiếp sợ.

Thái Bình là một trong những trọng điểm đánh phá của Mỹ ở miền Bắc, không phải vì tỉnh có mục tiêu quân sự, sân bay hay bến cảng quan trọng mà chúng đánh nhằm: “Phá quan hệ sản xuất, phá cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, đánh phá cơ sở quân sự, chính trị, kinh tế nhất là đê điều, cầu cống, công trình thủy lợi, phá hoại nền nông nghiệp, phá tự lực kinh tế, triệt nguồn lương thực của ta, gây khó khăn cho đời sống nhân dân, chặn sự chi viện sức người sức của cho chiến trường” [1, tr.384].

Máy bay Mỹ bắt đầu đánh phá Thái Bình lần thứ nhất từ ngày 13 – 8 – 1965 đến ngày 31 – 3 – 1968. Chúng đã sử dụng 6.706 lần chiếc máy bay các loại, đánh vào 622 mục tiêu trong 887 ngày với tổng số 1.064 trận (trong đó có 169 trận đánh vào ban đêm) [5, tr.376]. Mục tiêu bị đánh chủ yếu là giao thông, đê điều, công trình thủy lợi, ruộng lúa và khu dân cư. Ngày 3 – 12 – 1965, chúng phá sập cầu Bo, chúng ta phải khắc phục bằng cầu phao. Thị xã, cống Lân và cống Trà Linh bị đánh phá ác liệt nhất, thị xã hầu như bị san phẳng. Năm 1967, địch đánh phá ác liệt nhất, chiếm 61% tổng số trận đánh của 4 năm (1965 – 1968) [1, tr.399]. Tổng cộng chúng đã gây thương vong cho 2.068 người trong đó 26% là trẻ em.

Trước tình địch đánh phá, tháng 5 – 1965, tỉnh ủy Thái Bình có nghị quyết “Chuyển hướng công tác theo tinh thần nghị quyết 11 của trung ương Đảng” với nội dung: phải góp phần đánh bại kế hoạch bắn phá của địch, làm thế nào để trong trường hợp bị bắn phá phải hạn chế sự thiệt hại của ta ở mức thấp nhất và

Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử

gây thiệt hại cho địch ở mức cao nhất, phải xây dựng tốt đơn vị địa phương và xây dựng làng chiến đấu, thực hiện chiến tranh nhân dân chống địch. Tháng 9 – 1965, Bộ tham mưu quân khu và tỉnh đội Thái Bình đã có phương án chống trả địch với quyết tâm: “Tạo thành lưới lửa dày đặc rộng khắp và có hiệu quả. Máy bay Mỹ đến đâu, lúc nào cũng bị đánh trả quyết liệt”. Về biện pháp tổ chức, ta bố trí tổ chức trực chiến nghiêm ngặt để bất cứ lúc nào địch đến cũng sẵn sàng nổ súng. Về lực lượng dân quân tự vệ, ta chấn chỉnh lại theo nguyên tắc: tiện cho lãnh đạo, tiện cho sinh hoạt và phù hợp với chiến đấu. Qua củng cố, ta chỉ giữ lại 196 tổ trực chiến, 2.325 người còn lại đưa vào đội ngũ “Tay cày, tay súng”, “Tay búa, tay súng”, “Tay lưới, tay súng”, sản xuất nhưng súng ở bên mình, khi có thời cơ thì sẵn sàng chiến đấu chủ động đánh địch. Về số lượng dân quân tự vệ, ta chủ trương phát triển nên đến cuối năm 1965 số lượng dân quân tự vệ có tăng lên so với năm 1964 là 1,6%, trong đó lực lượng phụ nữ tham gia đông đảo hơn hẳn năm trước, tỷ lệ lên tới 28,6% [1, tr.389].

Phụ nữ Thái Bình phát huy truyền thống yêu nước bất khuất chống ngoại xâm của phụ nữ Việt Nam từ thời bà Trưng, bà Triệu, với tinh thần ba đảm đang của thời đại mới đã sôi nổi làm đơn gia nhập dân quân tự vệ. Với lòng căm thù giặc, ý chí quyết tâm bảo vệ quê hương, chị em sẵn sàng thu xếp việc nhà để tham gia phục vụ chiến đấu và luyện tập quân sự để sẵn sàng chiến đấu. Phong trào tham gia dân quân tự vệ của phụ nữ Thái Bình phát triển tương đối mạnh, mục đích là sử dụng thành thạo vũ khí thông thường, tập luyện bảo vệ trị an giỏi để phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.

Nhân dân trong toàn tỉnh tích cực ủng hộ về tinh thần và vật chất cho dân quân tự vệ. Hội phụ lão các xã khắp nơi đều lập ban bảo trợ dân quân đi quyên góp tiền gạo, mua giường chiếu, chăn màn làm phần thưởng cho dân quân có thành tích trong huấn luyện, công tác và chiến đấu. Tỉnh đã phát động phong trào hũ gạo kháng chiến để ủng hộ cho lực lượng dân quân tự vệ. Phong trào

Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử

nhanh chóng được phát triển mạnh trong toàn tỉnh. Tại xã An Dực (huyện Phụ Dực) có 720 gia đình lập 720 hũ gạo kháng chiến thu được 2 tấn gạo. Hợp tác xã Đại Đồng (huyện Thư Trì) lập 101 hũ gạo, hợp tác xã Vĩnh Bảo (Duyên Hà) lập 50 hũ gạo. Tháng 12 – 1965, 7 hợp tác xã trong tỉnh đã đóng góp được 15.400 kg gạo [5, tr.377]. Có thể nói, nhân dân Thái Bình và phụ nữ Thái Bình là những người đã một nắng hai sương làm ra hạt gạo nhưng không tiếc sức mình, chăm lo cho việc bảo vệ quê hương. Có được sự đùm bọc của nhân dân, những người con của quê hương mang trong mình sức mạnh tổng hợp, sức mạnh của nhân dân, vì vậy nhất định sẽ chiến thắng kẻ thù.

Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, việc phối hợp giữa bộ đội địa phương và dân quân tự vệ ở Thái Bình cùng nhằm mục đích bắn rơi máy bay Mỹ là nhiệm vụ quan trọng. Đây cũng là bài học đầu tiên của việc vận dụng chiến tranh nhân dân địa phương ở miền Bắc trong chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ. Kết quả, chúng ta đã thắng trong cuộc chiến đấu với kẻ thù.

Ngày 5 – 11 – 1965, dân quân Diêm Điền và các xã quanh vùng thuộc Thụy Anh (Thái Ninh) đã phối hợp với trung đội 50 súng máy phòng không 14,5 ly của quân khu bắn rơi một máy bay F4 – H của Mỹ. Đây là chiếc máy bay Mỹ bị bắn rơi đầu tiên ở Thái Bình. Dù địch mới chỉ bắn phá vào tháng 8 – 1965 nhưng công tác luyện tập chiến đấu của dân quân tự vệ đã được triển khai từ trước đó. Chị em phụ nữ tham gia dân quân và tự vệ càng hăng hái luyện tập để sẵn sàng đánh địch. Tiếp đó, ngày 17 – 11 – 1965, dân quân Thụy Anh cùng đại đội 13 súng máy phòng không 12,7 ly thuộc trung đoàn 556 quân khu 3 đã bắn rơi một máy bay A3J tại cửa sông Diêm Điền. Để động viên phong trào quyết thắng địch trong toàn thể quân dân, tỉnh ủy và ủy ban…tỉnh đã làm lễ trao huân chương quân công và cờ quyết thắng cho 7 đơn vị khá nhất trong tỉnh gồm: dân quân xã Đông Phong (Đông Quan), dân quân xã Hồng Thái (Kiến Xương), dân

Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử

quân xã Tán Thuật (Kiến Xương) có phong trào 7 cô gái làng Nê luyện tập quân sự và huấn luyện trị an giỏi, trung đội dân quân hợp tác xã Hòa Tiến, xã Thụy Trình (Thụy Anh) nơi xuất xứ của “trung đội cờ đỏ”, dân quân xã Nguyên Xá (Đông Quan), trung đội tự vệ ngân hàng thị xã Thái Bình, đồn công an nhân dân vũ trang biên phòng. Như vậy là trong các đơn vị được khen thưởng thì hầu hết đều là các đơn vị dân quân, trong đó đơn vị mở đầu điển hình cho phong trào dân quân tự vệ là một đơn vị nữ - 7 cô gái làng Nê. Điều này chứng tỏ sức vươn lên của phụ nữ Thái Bình rất mạnh mẽ trong thời kỳ “Ba đảm đang” mà lực lượng xung kích là nữ thanh niên. Sau tập thể 7 cô gái làng Nê đã có rất nhiều tập thể các cô gái xuất sắc khác nữa xuất hiện như: trung đội nữ dân quân sông Hồng (Vũ Tiên), 10 cô gái thôn Đông (Quỳnh Côi), 17 cô gái Tam Đồng (Thái Thụy), 9 cô gái Hoàng Đức (Hưng Hà)…

Trong những tháng cuối năm 1965 đã liên tiếp xuất hiện những tấm gương tiêu biểu của phụ nữ tham gia lực lượng dân quân tự vệ được đài báo tuyên dương như cô Là – tiểu đội trưởng dân quân xã Thụy Lương (Thụy Anh) dũng cảm chiến đấu khi máy bay địch bắn phá, chị Liên – dân quân xã Thụy Trình (Thụy Anh), chị Triệu Thị Hoa, Nguyễn Thị Quy là tự vệ của bưu điện thị xã đã bám máy, bám đường dây chiến đấu dũng cảm bảo đảm cho công tác liên lạc được thông suốt.

Sang năm 1966, địch đánh phá Thái Bình cường độ tăng vào những tháng mùa mưa và trọng điểm là đánh phá đê, cầu cống, bến phà và tụ điểm dân cư, huyện bị đánh phá nhiều là Tiền Hải, Thụy Anh còn thị xã hầu như bị san phẳng. Ngày 21 – 10 – 1966, máy bay Mỹ đã ném bom xuống trường cấp II Thụy Dân (Thụy Anh), giết hại và làm bị thương 1 cô giáo, 30 em học sinh và 8 người dân. Tại Lạc Đạo (thị xã), địch ném bom trong khi nhân dân đang mua bán gây thương vong 30 người. Trước tình hình trên, tỉnh ủy Thái Bình đã họp và ra nghị quyết số 03 nhấn mạnh: “Phát triển dân quân tự vệ lên 12% dân số, rút kinh

Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử

nghiệm kịp thời sau mỗi trận đánh, phát động phong trào bắn rơi máy bay Mỹ ngay từ loạt đạn đầu…coi trọng công tác phòng không nhân dân, tổ chức tốt việc sơ tán… và đào thêm hầm hào phòng tránh bom đạn địch” [1, tr.391].

Trước chủ trương của tỉnh, cùng với sự kết hợp chỉ đạo của hội phụ nữ tỉnh, nêu cao tinh thần ba đảm đang, chị em phụ nữ trong toàn tỉnh đã tiếp tục hăng hái tham gia phong trào dân quân tự vệ để phục vụ chiến đấu và luyện tập sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hơn 5 vạn chị em đã làm đơn xin gia nhập dân quân du kích, tự vệ, tích cực học tập quân sự, nâng cao kỹ thuật, chiến thuật chiến đấu tại chỗ, bắn máy bay và tàu chiến địch. Chị em còn tích cực tham gia phong trào bảo vệ trị an làng xóm, phát hiện kẻ gian đột nhập (nhất là khu vực ven biển). Khi địch bắn phá, chị em phụ nữ là lực lượng tích cực nhất trong việc tham gia cứu thương, giúp đỡ gia đình bị nạn, giải quyết hậu quả sau ném bom. Trong khói lửa bom đạn của kẻ thù, chị em đã không sợ hy sinh, dũng cảm xông pha phục vụ chiến đấu. Đó là những công việc như giúp đỡ đưa đón bộ đội, cán bộ qua cầu phà, qua sông lúc nguy hiểm, trực chiến ngày đêm theo dõi để tìm ra quy luật đánh phá của địch nhằm bảo vệ bộ đội và nhân dân đi lại an toàn. Chị em còn xung phong giúp đỡ bốc xếp các chủng loại hàng hóa hậu cần cho bộ đội an toàn, chu đáo, phân tán máy móc và bảo vệ máy móc của nhà nước khẩn trương mà kỹ lưỡng, cẩn thận. Tiêu biểu trong phong trào phục vụ chiến đấu là các chị em trong đội nữ dân quân thị xã, nữ dân quân nhà máy tơ, nữ tự vệ xí nghiệp dược phẩm tỉnh, nữ dân quân xã Nam Trung, nữ dân quân xã Đông Phong, nữ dân quân xã Đông Lâm (Tiền Hải), nữ dân quân xã Tiền Phong (Vũ Thư), nữ dân quân xã Minh Tân (Kiến Xương)… Phong trào luyện tập để sẵn sàng chiến đấu của chị em ngày càng trở nên sôi nổi với khí thế quyết tâm thắng Mỹ ngay tại quê hương. Mặc dù, khá nhiều chị phụ nữ đã có con nhỏ nhưng các chị vẫn kiên quyết xin được tham gia vào dân quân tự vệ, hăng hái luyện tập, trở thành chiến sĩ bắn giỏi được bà con khen ngợi.

Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử

Trong cả năm 1966, quân dân Thái Bình đã bắn rơi 11 chiếc máy bay xâm phạm vùng trời, gây tội ác với nhân dân Thái Bình. Số lượng máy bay Mỹ bị bắn rơi tại các khu vực là: thị xã 5 chiếc, cống Lân 3 chiếc, Diêm Điền 1 chiếc, cống Trà Linh 1 chiếc, cửa sông Trà 1 chiếc [1, tr.398]. Những con số này đã chứng tỏ Thái Bình đã xác định đúng trọng điểm để bố trí hỏa lực mạnh đánh địch, trong đó lực lượng dân quân tự vệ đã bắn rơi 1 chiếc máy bay Mỹ. Kết quả bắn máy bay Mỹ chứng tỏ lực lượng vũ trang địa phương đã trưởng thành, lực lượng dân quân tự vệ phát triển mạnh có thể tự đảm nhiệm bảo vệ quê hương chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ. Thành tích chiến đấu của các đơn vị, cá nhân tiêu biểu trong phong trào chiến đấu bắn máy bay Mỹ đã kịp thời được Ủy ban hành chính tỉnh khen thưởng và đài báo nêu gương, gồm có: trung đội nữ dân quân sông Hồng xã Vũ Vân (Vũ Tiên) là đơn vị nữ dân quân đầu tiên đạt danh hiệu quyết thắng; tiểu đội nữ dân quân xã Vũ Lãm (Vũ Tiên) do tiểu đội trưởng Phạm Thị Hoàng chỉ huy đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở trận địa pháo 37 ly của bộ đội quân khu hơn 30 trận. Chị em chiến đấu rất dũng cảm, có nhiều người đã thay thế được pháo thủ, riêng tiểu đội trưởng Hoàng trở thành nữ pháo thủ toàn năng được toàn đơn vị quý mến.

Sang năm 1967, ngay từ đầu địch đã đánh phá ác liệt, tổng cộng trong cả năm địch đã đánh tất cả 653 trận, chiếm 61% số trận đánh của địch trong 4 năm, từ năm 1965 đến năm 1968 [1, tr.399]. Mục tiêu trọng điểm đánh phá của chúng vẫn là thị xã, cầu cống, đê điều và khu dân cư. Đặc biệt là các cống lớn ven biển như cống Lân bị đánh 17 lần, cống Trà Linh bị đánh 10 lần. Cuối năm 1967 chúng còn sử dụng bom từ trường để khống chế đường sông biển của ta. Tại cửa sông Hồng, đoạn từ Thái Hạc đến xã Hồng Thanh, Hồng Tiến; ở sông Trà Lý là đoạn từ Phú Lương tới đò Phú Dài; sông Luộc là đoạn từ Lộng Khê đến Ninh Giang.

Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử

Trước những thay đổi của địch theo chiều hướng ác liệt, tỉnh ủy, Uỷ ban hành chính tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo cho tỉnh đội chấn chỉnh lại tổ chức của lực lượng địa phương. Đặc biệt tỉnh đã chú ý đến lực lượng dân quân tự vệ và quyết định chia lực lượng này ra làm hai bộ phận chính: một bộ phận chuyên trực chiến, bộ phận còn lại vừa chiến đấu vừa sản xuất. Bộ phận trực chiến được trang bị súng máy phòng không 12,7 ly, 81 khẩu đại liên và 40 khẩu trung liên. Bộ phận này có nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu và cơ động phục kích. Mỗi tổ trực chiến có quân số từ 7 đến 9 người. Bộ phận đông đảo “tay cày, tay súng”, “tay búa, tay súng”, “tay lưới, tay súng” được trang bị súng trường. Sau đó một thời gian ngắn, các huyện được lệnh xây dựng mỗi huyện có một đại đội dân quân tập trung, trang bị súng máy phòng không 12,7 ly. Tháng 7 – 1967, tất cả 13 huyện, thị xã đều có đại đội dân quân tập trung trong đó có đại đội dân quân gái Tiền Hải sau này được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang.

Năm 1968, chiến tranh càng ác liệt, một bộ phận lớn nam giới theo tiếng gọi của tiền tuyến đã tòng quân đánh giặc, chính vì vậy mà số lượng chị em phụ nữ tham gia dân quân tự vệ ngày càng tăng từ 28,6% năm 1965 lên 56% năm 1968 [5, tr.434]. Tinh thần “Ba đảm đang” được phát huy mạnh mẽ, chị em cảm thấy

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ tỉnh thái bình trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước giai đoạn 1965 1975 (Trang 64 - 83)