Phụ nữ Thái Bình chi viện cho tiền tuyến, đảm đang gia đình để động viên

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ tỉnh thái bình trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước giai đoạn 1965 1975 (Trang 51 - 64)

viên chồng con đi chiến đấu

Để bộ đội chiến đấu cần phải có lương thực, thực phẩm, trách nhiệm này thuộc về hậu phương. Cùng với các nơi trong cả nước, Thái Bình huy động cao độ về lương thực và thực phẩm cho tiền tuyến. Mà sự chi viện về lương thực, thực phẩm này công đầu lại phải kể đến những người phụ nữ. Họ đã thay chồng con đảm nhiệm công việc trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, làm nên những mùa vàng 5 tấn và trên cơ sở của những thành quả đó, phụ nữ Thái Bình đã lo việc chung trước, việc nhà sau, dành hạt gạo cho chiến sĩ ăn no, đánh thắng quân thù. Trên quê hương Thái Bình thời kỳ này lưu truyền rộng rãi bài ca:

“Quê ta hạt gạo chia ba

Phần vào tiền tuyến, phần ra công trường Một phần dành lại hậu phương

Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử

Bài ca ấy thể hiện được tình cảm của những người phụ nữ hậu phương một nắng hai sương làm ra hạt gạo nhưng sẵn sàng thắt lưng buộc bụng, đóng góp chi viện cho chiến trường vì mục tiêu chung là thắng Mỹ. Về diện tích, Thái Bình tuy chỉ chiếm 6% diện tích của miền Bắc nhưng có năm đã cung cấp số lượng lương thực bằng 10% tổng mức lương thực miền Bắc đóng góp cho nhà nước. Năm 1966, lần đầu tiên Thái Bình đạt năng suất 5 tấn thóc/ha, cao nhất miền Bắc, nhân dân Thái Bình đã làm nghĩa vụ với nhà nước 80.768 tấn. Đến năm 1972, Thái Bình lại ghi thêm một mốc son lịch sử mới với việc tăng năng suất lúa đạt 6 tấn thóc/ha và tổng sản lượng là 490. 861 tấn. Đây cũng là thời kỳ cuộc chiến tranh ở miền Nam ở giai đoạn quyết liệt. Theo tiếng gọi “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, nhân dân Thái Bình đã làm nghĩa vụ với nhà nước đạt 116.180 tấn. Đây là mức huy động cao nhất của giai đoạn 1965 – 1972 đã góp phần quan trọng vào thắng lợi quân sự của chiến trường cả nước, buộc Mỹ phải ký hiệp định Pari. Năm 1973, thiên tai ảnh hưởng không thuận lợi đối với sản xuất nông nghiệp ở Thái Bình, năng suất có giảm sút nhưng nhân dân vẫn làm nghĩa vụ với nhà nước là 104.500 tấn đạt 103% kế hoạch [1, tr.751]. Năm 1974 được mùa, tỉnh lại tiếp tục làm nghĩa vụ lương thực tới 110.285 tấn, góp phần chuyển lương thực vào chiến trường, chuẩn bị cho giai đoạn chiến đấu quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam [1, tr.751]. Tháng 4 – 1975, trong những giờ phút lịch sử chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam, ở Thái Bình đã có cuộc vận động sâu rộng: mỗi xã viên cho nhà nước vay 5 kg thóc để chi viện gấp cho chiến trường, nhân dân Thái Bình đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động này. Như vậy, nếu tính cả 10 năm, từ năm 1965 đến năm 1975, nhân dân toàn tỉnh đã làm nghĩa vụ lương thực cho nhà nước tới 1 triệu tấn lương thực tương đương sản lượng thu hoạch hơn 2 năm của toàn tỉnh, tỷ lệ động viên 20% so với tổng sản lượng lương thực.

Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử

Về nguồn thực phẩm, chị em Thái Bình đã cố gắng phát triển chăn nuôi. Một mặt, nhằm mục tiêu phát triển kinh tế gia đình, mặt khác làm nghĩa vụ với nhà nước. Mỗi năm nhân dân Thái Bình làm nghĩa vụ với nhà nước 7.000 tấn thịt lợn. Ngoài ra với tinh thần hết lòng vì Tổ quốc, chị em đều không tính toán thiệt hơn, bán vượt mức hàng nghìn tấn thịt lợn cho nhà nước để chi viện cho chiến trường. Thật đáng ca ngợi những hy sinh của phụ nữ Thái Bình, vì đất nước các chị sẵn sàng san sẻ tất cả những vật chất làm ra cho tiền tuyến, vì một mục tiêu cao cả: độc lập tự do, thống nhất đất nước.

Chính các chị chứ không phải ai khác đã làm nên những thành tích đáng tự hào, làm tròn nghĩa vụ của hậu phương với tiền tuyến, là yếu tố quyết định cho sự thắng lợi ngoài mặt trận. Bởi một lẽ giản đơn, các chị - những người phụ nữ chiếm tỷ lệ 75% đến 80% trong lực lượng sản xuất nông nghiệp. Các chị đã ngày đêm lặn lội trên những cánh đồng mang những cái tên cao đẹp đầy ý nghĩa “Ruộng cao sản Nguyễn Văn Trỗi”, “Cánh đồng thử nghiệm 10 tấn Nguyễn Văn Bé”, “Ruộng Vĩnh Trà kết nghĩa” để làm ra những mùa vàng bội thu, đóng góp vào chiến trường đánh Mỹ. Các chị là những người phụ nữ giản dị nhất và cũng anh hùng nhất, trong khói lửa của cuộc chiến tranh càng hiện rõ vẻ đẹp tuyệt vời. Vẻ đẹp đó đã đi vào lời ca tiếng hát và in dấu ấn vào lịch sử:

“Cô Ba dũng sĩ quê ở Trà Vinh Chị Hai năm tấn quê ở Thái Bình Hai chị em trên hai trận tuyến

Anh hùng bất khuất, trung hậu đảm đang Trang sử vàng chống Mỹ, cứu nước Sáng ngời tên những cô gái Việt Nam”.

Như vậy, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ Thái Bình đã hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc. Các chị đã đóng vai trò to lớn

Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử

trong việc thực hiện nghĩa vụ hậu phương, chi viện cho tiền tuyến. Chiến công và sự hy sinh thầm lặng của các chị xứng đáng được ca ngợi và tôn vinh.

Không chỉ ở lại quê hương làm nhiệm vụ “Ba đảm đang” thay chồng con ngoài mặt trận mà một bộ phận phụ nữ Thái Bình đã trực tiếp ra đi chiến đấu ngoài mặt trận, tuy bộ phận này không nhiều nhưng cũng nói lên tinh thần chiến đấu của chị em. Trong những năm 1972 – 1973, nhân dân Thái Bình đã tiễn đưa tiểu đoàn nữ mang tên anh hùng Nguyễn Thị Chiên và đại đội mang tên dân quân gái sông Hồng đi chiến đấu và các chị đã lập được nhiều thành tích xuất sắc ngoài mặt trận. Tháng 12 – 1974, nhân dân Thái Bình lại tiễn đưa tiểu đoàn 995 – đơn vị nữ Thái Bình lên đường đi chiến đấu giải phóng miền Nam.

Hưởng ứng phong trào “Ba sẵn sàng”, trong 10 năm cả nước có chiến tranh, đã có 34.328 người con Thái Bình tham gia lực lượng thanh niên xung phong ra đi phục vụ chiến đấu ngoài mặt trận, trong đó chiếm hơn 80% là phụ nữ [1, tr.756]. Có thể nói vai trò của người phụ nữ thật là to lớn, chị em đã không sợ gian khổ hy sinh, người ở nhà nêu cao tinh thần “Ba đảm đang”, người ra đi thì không tiếc hy sinh, xương máu, quyết tâm hiến dâng tuổi thanh xuân cho Tổ quốc. Họ đã ra đi theo tiếng gọi thiêng liêng của tinh thần độc lập. Nổi bật lên trong những người con gái ấy là chị Nguyễn Thị Lan – đại đội trưởng thanh niên xung phong đơn vị 953, suốt 10 năm ở các trọng điểm giao thông mà địch đánh phá ác liệt dọc tuyến đường sắt Ninh Bình – Thanh Hóa, đường 20, đường 15 phía tây Quảng Bình. Đại đội của chị gồm 240 đội viên với 80% là các cô gái Thái Bình tình nguyện đi thanh niên xung phong ở tuổi 17, 18. Các chị đã phá bom làm đường, bảo đảm thông suốt cho từ 300 đến 400 xe qua mỗi đêm ở những địa danh như Khe Dinh, phà Xuân Sơn, Km39, trọng điểm 498… suốt 7 năm liền. Bảy năm liền đơn vị do chị Lan phụ trách đều đạt danh hiệu quyết thắng và chị Lan đã được bầu là chiến sỹ quyết thắng. Trong khi đó, công việc của đội thanh niên xung phong không có sự phân biệt nào giữa đàn ông và phụ

Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử

nữ. Họ đã sử dụng cùng một loại thiết bị và một loại vũ khí. Công việc của đội thanh niên xung phong là đảm bảo cho đoàn xe và các chiến sỹ hành quân xuyên suốt dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh. Và những cô gái Thái Bình đó đã hòa vào dòng chảy yêu nước chung của dân tộc, hiến dâng tuổi trẻ của mình trên những tuyến đường vì độc lập tự do của Tổ quốc.

Phong trào “Ba đảm đang” được phát động trong hoàn cảnh lịch sử mới khi cả nước có chiến tranh đã khơi dậy sức mạnh tiềm tàng của phụ nữ Thái Bình. Họ không chỉ đảm đang sản xuất và công tác thay thế cho nam giới đi chiến đấu mà còn vượt lên mọi khó khăn, đảm đang toàn bộ gia đình và động viên, khuyến khích chồng con ra đi chiến đấu vì Tổ quốc. Trên khắp các miền quê Thái Bình, chị em phụ nữ thấm nhuần tinh thần “Ba đảm đang” chống Mỹ đã ra sức thi đua “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt, vì Vĩnh Trà kết nghĩa”. Phong trào “Thóc thừa cân, quân vượt mức” được phát động sôi nổi ở Thái Bình đã trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn thể nhân dân.

Lúc này, vai trò của những người phụ nữ càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Năm 1965, khi giặc Mỹ đánh phá miền Bắc lần thứ nhất và Bác Hồ ký lệnh tổng động viên với quyết tâm đương đầu với kẻ thù xâm lược, hàng vạn các mẹ, các chị đã làm đơn xin cho chồng con mình đang chiến đấu ngoài mặt trận được kéo dài thời gian tại ngũ. Và hàng vạn các mẹ các chị khác thì làm đơn xin cho chồng con mình được nhập ngũ, tái ngũ để lập công. Phong trào tuyển quân ở Thái Bình nô nức, cả vùng quê sôi động một khí thế căm thù giặc Mỹ, quyết tâm ra đi chiến đấu bảo vệ quê hương. Truyền thống yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm của cả dân tộc càng được phát huy cao độ trong tâm hồn mỗi người con của quê hương Thái Bình và truyền thống đó càng sáng ngời hơn bao giờ hết trong tâm tư của phụ nữ Thái Bình. Biết bao tấm gương tiêu biểu đã xuất hiện rất đỗi tự hào và cảm động. Những mẹ, những chị đã có chồng con hy sinh trong kháng chiến chống Pháp nay cũng làm đơn xin cho những đứa con còn lại

Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử

nhập ngũ. Họ đã không thể ngồi yên khi nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Tất cả những khó khăn của cảnh vắng chồng vắng con, vắng người đàn ông trụ cột của gia đình… cũng không ngăn nổi lòng yêu nước, chí căm thù giặc của các mẹ, các chị. Các mẹ, các chị đã sẵn sàng gánh vác việc nước, việc nhà vẹn toàn cho chồng con đi đánh giặc. Toàn tỉnh đã có 5.000 bà mẹ đã tiễn từ 3 đến 7 con trai đi nhập ngũ và hàng ngàn bà mẹ khác chỉ có một con độc nhất cũng hiến dâng cho Tổ quốc như mẹ Hồng ở Tây Đô (Hưng Hà), mẹ Oanh ở Minh Tân (Kiến Xương). Các mẹ đã nói “Chính sách của Đảng, của Bác Hồ là được trừ miễn nhưng đây là phần tự nguyện của chúng tôi, nếu Mỹ nó đến đây, có tha gì con đàn hay con một” [4, tr.279]. Tiêu biểu trong những tấm gương người mẹ đó là mẹ Giang Thị Vin ở Thái Mĩ (Thái Thụy) đã tiễn 7 con lên đường đi chiến đấu và 4 người con của mẹ đã nằm lại nơi chiến trường xa. Mẹ đã được tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Mẹ Vũ Thị Đích ở xã Hoàng Đức (Hưng Nhân) có 4 con trai và 1 con rể tại ngũ, bản thân mẹ vẫn tích cực tham gia công tác hậu phương. Mẹ đã được Bác Hồ gửi tặng huy hiệu của Người. Bà Nguyễn Thị Đen là Việt kiều về nước trú tại thị xã Thái Bình có 5 con trai và một con rể tại ngũ. Bà Nguyễn Thị Ngó xã Thụy Hà (Thái Thụy) từ năm 1959 đến năm 1970 đã tiễn 2 con, 3 cháu lên đường tòng quân chống Mỹ. Mẹ Tống Thị Phán ở xã Trọng Quan (Đông Hưng) có 1 con là liệt sỹ chống Pháp và 4 con tòng quân chống Mỹ đã được nhà nước tặng huân chương kháng chiến hạng ba. Chị Nguyễn Thị Thiện ở xã Minh Hồng (Hưng Hà) nắm cơm theo chồng đi khám tuyển 7 lần cho đến khi chồng nhập ngũ được mới thôi… Có chị đã chích ngón tay, lấy máu viết đơn cho chồng đi nhập ngũ, biểu hiện sự cam kết hứa hẹn cùng người thân giết giặc lập công. Hàng vạn chị em mới chớm nở tình yêu hoặc vừa mới cưới đã tự nguyện gác tình riêng vì nghĩa lớn động viên chồng, người yêu ra đi cứu nước. Chị em đã hiểu được nghĩa vụ của mỗi người con đối với Tổ quốc nên dù có buồn lo nhưng vẫn kiên quyết gánh vác

Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử

việc nhà: mẹ già, con nhỏ, nhà dột, khi trái gió trở trời… để động viên chồng con yên tâm ra trận. Để động viên chồng con, anh em ra đi chiến đấu, các mẹ, các chị đã dấy lên phong trào biên thư báo tin cho người thân ở chiến trường và giao ước thi đua giữa hậu phương và tiền tuyến, giúp cho các chiến sĩ nơi mặt trận tăng thêm sức mạnh tinh thần chiến đấu chống quân thù. Sáng kiến này được khởi đầu từ xã Nguyên Xá (Tiên Hưng) là nơi đã đạt 3 năm liền, từ 1965 đến 1967 giao quân vượt mức được nhà nước tặng 2 huân chương quân công, sau đó lan ra toàn tỉnh được toàn thể chị em hưởng ứng. Điển hình là hợp tác xã Tân Hóa (Quỳnh Côi), chị em trong hội phụ nữ đã làm rất tốt công tác hậu phương như lập sổ vàng ghi tên những người đi chiến đấu, lập hòm thư tiền tuyến – hậu phương để thông báo tin tức và giao ước thi đua giữa bộ đội và những người ở nhà.

Kết quả, trong giai đoạn 1965 – 1968, Thái Bình đã đưa 76.038 con em lên đường nhập ngũ trong đó có 885 nữ, so với dân số Thái Bình năm 1968 là 1.224.674 người thì Thái Bình đã động viên tới 6,2% dân số và 14,54% nguồn lực lao động [1, tr.754]. Chi phí của tỉnh trong việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội mỗi năm là hơn 10 triệu đồng tương đương với 3 vạn tấn thóc [1, tr.383]. Tỉnh đã điều hòa 100% lương thực theo tiêu chuẩn với giá nhà nước quy định cho gia đình bộ đội đi chiến trường B, C, cấp phiếu khám chữa bệnh cho con bộ đội và lễ Tết động viên thăm hỏi gia đình bộ đội.

Phối hợp với tỉnh ủy Thái Bình và các ngành, các cấp chính quyền địa phương, tỉnh hội phụ nữ Thái Bình đã đẩy mạnh việc tổ chức tuyên truyền vận động các cụ lão mẫu tự nguyện tham gia vào các hội “Mẹ chiến sỹ” ở các phân chi phụ nữ. Đến đầu năm 1970, toàn tỉnh đã có 44.000 bà mẹ tham gia vào các hội mẹ chiến sỹ gồm 3.344 tổ hội mẹ điển hình như hội mẹ các xã Đông Hà, Minh Hồng, Thái Mỹ, Quỳnh Hà… Hội “Mẹ chiến sỹ” đã cùng với hội phụ nữ hoạt động tích cực và đem lại hiệu quả tốt trong công tác hậu phương quân đội.

Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử

Trong các đợt tuyển quân, các mẹ thường xuyên gần gũi các gia đình động viên, tìm hiểu tâm tư của những anh em sắp tòng quân, giúp họ giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong đời sống gia đình để anh em yên đi chiến đấu. Các mẹ cũng thường xuyên thăm hỏi, chăm sóc gia đình thương binh, liệt sỹ, bộ đội, chăm sóc vợ bộ đội lúc sinh đẻ, lo cơm cháo, thuốc men cho các mẹ liệt sỹ già yếu, nhận hộ đất phần trăm, giúp đỡ các công việc thường nhật… Như đã nêu, thôn Tân Hóa (xã Quỳnh Hội, huyện Quỳnh Côi) là một điển hình làm tốt công tác hậu phương quân đội trong đó vai trò chủ yếu thuộc về hội “Mẹ chiến sỹ”. Năm 1968, Tân Hóa được nhận thành tích là lá cờ đầu về chính sách hậu phương quân đội. Tháng 2 – 1969, Bác Hồ nghe lãnh đạo Thái Bình báo cáo về công tác hậu phương quân đội đã nhắc nhở: “Làm như Thái Bình thế là tốt, cần làm tốt hơn… có chăm sóc tốt hậu phương quân đội mới yên tâm người ở chiến trường”. Lĩnh hội lời dạy của Bác, tỉnh ủy Thái Bình đã chỉ đạo cho tỉnh hội phụ nữ chọn xã Minh Tân (Kiến Xương) để xây dựng thành lá cờ đầu về chăm sóc

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ tỉnh thái bình trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước giai đoạn 1965 1975 (Trang 51 - 64)