Phụ nữ Thái Bình đảm đang sản xuất và công tác thay thế cho nam giới đ

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ tỉnh thái bình trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước giai đoạn 1965 1975 (Trang 28 - 51)

giới đi chiến đấu

Ngay sau vài tháng đầu tiên phát động phong trào “Ba đảm đang” đã có 270.000 phụ nữ trong toàn tỉnh đăng ký thi đua sôi nổi, phấn đấu trở thành phụ

Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử

nữ “Ba đảm đang” và sau đó số lượng chị em đăng ký lên tới 350.000 người [5, tr.226].

Tỉnh hội phụ nữ đã tổ chức các lớp sinh hoạt chính trị và học tập văn hóa nhằm nâng cao trình độ và nhận thức xã hội cho chị em, lấy tên là các lớp “Ba đảm đang” và thu hút được chị em tham gia đông đảo. Các phong trào noi gương các anh hùng phụ nữ miền Nam như Nguyễn Thị Út Tịch, Lê Thị Hồng Gấm… cũng được tỉnh hội phát động và tuyên truyền rộng rãi trong chị em. Nhận thức được hoàn cảnh lịch sử mới của đất nước đang phải đương đầu với một kẻ thù mạnh gấp nhiều lần như đế quốc Mỹ, với tinh thần yêu nước được khơi dậy mạnh mẽ trong phong trào “Ba đảm đang”, phụ nữ Thái Bình đã nhận thức sâu sắc được trách nhiệm thiêng liêng của mình đối với vận mệnh của đất nước. Chị em đã sẵn sàng đảm đang mọi công việc sản xuất và công tác thay thế cho nam giới đi chiến đấu ở tiền tuyến. Dù công việc phải làm thay thế đàn ông có vất vả so với đôi vai mềm yếu của người phụ nữ nhưng với tinh thần đảm đang – truyền thống vốn có của người phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Thái Bình nói riêng, chị em vẫn sẵn sàng làm những công việc mà từ trước đến nay chị em chưa từng làm:

“Chiến trường anh quyết lập công

Hậu phương em quyết một lòng thi đua”.

Nhiệm vụ của tỉnh đặt ra trên mặt trận sản xuất nông nghiệp đó là: “Tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp với mục tiêu 5 tấn thóc để góp phần đánh Mỹ” [4, tr.217].

Trên mặt trận này, lực lượng phụ nữ giữ vai trò chính, chiếm tỷ lệ từ 65% đến 75% lao động trong nông nghiệp. Ba mũi tiến công mà tỉnh đặt ra từ năm 1963 là: thâm canh tăng năng suất lúa và phát triển chăn nuôi, khai thác kinh tế ven biển, khai hoang xây dựng kinh tế miền núi vẫn được đưa lên hàng đầu. Ba mục tiêu cụ thể mà tỉnh đề ra từ năm 1963 đến năm 1965 vẫn tiếp tục được đưa

Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử

ra để phấn đấu là: 5,5 tấn thóc/ha/năm; 1,5 đến 1,3 lao động/ha gieo trồng; 2,2 con lợn/ha gieo trồng [4, tr.220]. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất như thiên tai, sâu bệnh, thời vụ nhưng chị em phụ nữ vẫn quyết tâm vượt mọi khó khăn, đảm nhiệm mọi công việc thay nam giới. Nhất là từ ngày 13 – 8 – 1965, máy bay Mỹ bắt đầu đánh phá Thái Bình thì những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp càng tăng lên gấp bội. Địch đã ném bom bắn phá, phá hoại ruộng đồng của 305 thôn, 205 xã trong tỉnh nhưng chị em phụ nữ Thái Bình vẫn tích cực duy trì sản xuất với nhịp độ khẩn trương. Chị em đã dấy lên phong trào đăng ký làm thêm ngày công, học cày bừa, chở thuyền, đào mai, học khoa học kỹ thuật nông nghiệp áp dụng vào sản xuất… để thay thế nam giới đi chiến đấu. Sau một thời gian ngắn học tập, với tính kiên nhẫn, học hỏi, chịu khó các chị đã có những tiến bộ vượt bậc. Những việc trước kia như cày bừa tưởng chỉ đàn

ông mới làm được thì nay chị em cũng làm được. Các cô gái Thủ Mai ở hợp tác

xã An Tiêm (Quỳnh Phụ) biết đóng mai, đào đất – một công việc trước kia vốn chỉ dành cho đàn ông. Chị em còn có nhiều tiến bộ về việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Tình trạng bảo thủ, trì trệ, sản xuất theo tập quán cũ lạc hậu dần dần được chị em loại bỏ, thay vào đó là những ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thông qua các phong trào thi đua như phong trào cấy dầy theo kỹ thuật, phong trào làm cỏ, bón phân… Nổi bật lên là phong trào cấy kỹ thuật. Phong trào này đã có từ giai đoạn trước (1961 – 1965) nay tiếp tục được phát triển. Trong vụ mùa năm 1965 – 1966 có phong trào cấy chăng dây thẳng hàng, đến năm 1967 là cấy nông tay, bằng gốc thẳng hàng. Chị em đã học cấy trên sàn nhà khi ngồi họp, lấy rạ cấy trên tro khi đun bếp. Hàng vạn tổ cấy kỹ thuật mang tên anh hùng Nguyễn Thị Út ra đời là những hình thức cổ vũ động viên chị em thực hiện cấy theo lối mới. Đến năm 1970 diện tích cấy theo lối mới là 52% và toàn tỉnh đã đào tạo được 250.000 thợ cấy kỹ thuật [5, tr.354]. Về việc tổ chức phân công lao động trong khâu cấy, trước đây hàng chục người

Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử

một dây cấy, sau giảm xuống từ 2 đến 4 người một dây cấy, giảm bớt được thời gian chờ, năng suất lao động tăng lên.

Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, khi địch đánh phá ruộng lúa nhằm phá hoại sản xuất của ta, để đảm bảo sản xuất kịp thời vụ, chị em phụ nữ đã nêu khẩu hiệu “Địch đến ta đánh và tránh, địch đi ta sản xuất, giặc đánh ngày, ta sản xuất đêm”. Có nhiều thửa ruộng bị địch đánh phá ác liệt nhưng vẫn được chị em cấy kịp thời vụ, cấy hết diện tích như ở Thị xã, Đông Quan, Thái Ninh, Thụy Anh và Tiền Hải. Chị em phụ nữ Hoàng Diệu khi đang cấy, máy bay địch đến đánh phá, bom chặt đứt dây cấy, khi máy bay địch đi, chị em lại nối lại dây tiếp tục cấy bình thường. Tinh thần dũng cảm, vượt mọi thiên tai, địch họa để sản xuất của chị em thật đáng ca ngợi:

“Tay mò từng quả bom xuyên

Tay nâng từng nhánh mộc tuyền cấy theo”.

Bên cạnh khâu cấy đúng kỹ thuật, các khâu chăm bón, làm cỏ cũng được chị em vận dụng theo kỹ thuật mới: làm cỏ sục bùn, đảm bảo ba lượt, sử dụng cào cỏ cải tiến 64A, dúi đạm vào gốc lúa… Tỉnh hội phụ nữ Thái Bình đã vận động các chị làm nhiều phân bón bằng bèo dâu, điền thanh, phân xanh, phân bùn với khẩu hiệu “Biển bèo dâu, rừng điền thanh”, “Tạo núi phân, biến thành biển lúa”… Phong trào thi đua làm phân được chị em hưởng ứng sôi nổi, hàng nghìn nữ kiện tướng làm phân xuất hiện, hàng năm chị em bán cho hợp tác xã từ 8 đến 12 tấn phân các loại. Các nữ thanh niên luôn là lực lượng xung kích trong khâu chọn lọc, ngâm ủ giống, sử dụng giống mới, trừ sâu bệnh hại lúa và hoa màu bằng cách phun thuốc. Các công cụ cải tiến như dùng liềm xén lúa thay cho hái cắt lúa, xe cải tiến, cào cỏ 64A cũng được các chị sử dụng đầu tiên và tuyên truyền cho mọi người cùng sử dụng để tăng năng suất lao động.

Trong những năm 1967, 1968, tình trạng bão lụt diễn ra thường xuyên, trầm trọng, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã tập trung chỉ đạo vận động chị em đăng

Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử

ký làm vượt ngày công, cứu lúa, cứu đê, cấy hết diện tích, kịp thời vụ. Tháng hoạt động mạnh năm 1968 đã có trên 20 vạn chị em đăng ký làm vượt ngày công. 15 vạn chị em nhận ruộng xấu để chăm bón, trên 6 vạn chị em hoàn thành khối lượng công việc của 2 tháng trong 1 tháng, còn lại chị em đã sang các xã bị bão lũ nặng để tương trợ như huyện Thụy Anh đã giúp huyện Thái Ninh 3.000 công cấy và 5.000 đóm mạ [5, tr.298].

Trong sản xuất nông nghiệp, yếu tố hàng đầu là nước vì vậy công tác thủy lợi đương nhiên được coi trọng ở Thái Bình. Và khi đế quốc Mỹ đánh phá, trọng điểm mà chúng đánh nhiều lần nhất cũng là đê và cống thủy lợi. Phong trào đắp đê làm thủy lợi ở Thái Bình được toàn dân dốc sức tham gia, bất kể vất vả và nguy hiểm, trong đó lực lượng quan trọng nhất chính là các nữ thanh niên trong các đội thủy lợi. Một nhà báo Nhật Bản trong đoàn điều tra tội ác của Mỹ ở Việt Nam khi đi thăm một đoạn đê của Thái Bình bị máy bay Mỹ bắn phá đã phải viết bài với tiêu đề “Sơn tỉnh” gửi về nước có đoạn:

“Tôi đã cùng đoàn điều tra của Nhật Bản về tội ác của đế quốc Mỹ ở Việt Nam đến thăm 2 km đê ở Trà Lý, nơi đã bị không lực Hoa Kỳ liên tục tiến công 30 lượt, số bom Mỹ ném xuống quãng đê ngắn này có thể chia đều: cứ 10m đê nhận một quả bom. Tôi đã xem kỹ một khúc đê bị một quả bom 957 kg phá vỡ, nó được các đội thủy lợi ở vùng này đắp lại, to hơn, vững hơn cũ, bởi nó được 3 đợt lũ quét số 3 thử thách. Quả thật là kỹ thuật của các nước công nghiệp phương Tây bất lực trước những cánh tay khối óc thông minh, dũng cảm của người phương Đông. Họ quả là Sơn tinh trong truyện thần thoại nổi tiếng ở Việt Nam” [l, tr.273].

Xã Hoàng Diệu (Thị xã Thái Bình) trong năm 1966 có thời gian không đầy một tháng rưỡi đã bị máy bay Mỹ đánh phá 12 lần, có người chết nhưng khi đê bị bom, nhân dân trong xã đã kéo nhau ra cứu đê. Cô dân quân Bùi Thị Thoa 20 tuổi, vừa chỉ huy trung đội dân quân của mình đánh giặc vừa bảo vệ đê. Bom

Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử

ném trúng nhà cô, nhà cháy nhưng cô vẫn ở lại cứu đê vì đê vỡ thì hại cả làng, cả huyện. Cô đã được tuyên dương trên báo tỉnh.

Phụ nữ Thái Bình đã tham gia vào công tác thủy lợi thường xuyên, góp phần to lớn vào việc xây dựng đào đắp các công trình thủy lợi của nhà nước và địa phương. Từ năm 1964 có tiểu đội của 7 cô gái An Tiêm (Duyên Hà) làm thủy lợi giỏi là tấm gương điển hình tiên tiến. Từ năm 1965 đến năm 1970 đã có hàng trăm đơn vị nữ làm thủy lợi giỏi vượt 7 cô gái An Tiêm, trở thành phong trào thi đua làm thủy lợi của phụ nữ Thái Bình đạt năng suất cao, kỹ thuật khá. Tiêu biểu là đội thủy lợi Quang Trung xã Vũ Vân (Vũ Tiên) do chị Nguyễn Thị Mận làm đội trưởng. Tại công trường sông Lân và công trường sông Kiên Giang, chị đã kiên trì cải tiến công cụ lao động trong việc đào đắp đất để tăng năng suất lao động, giảm nhẹ được sức lao động, phù hợp với sức khỏe của đội thủy lợi toàn nữ mà chị phụ trách. Kết quả là, với sáng kiến cải tiến trong khâu vận chuyển đất bằng xe cút kít, xe ba gác, thanh trượt, đội của chị Mận đã đưa năng suất lao động từ 280% năm 1965 lên 510% năm 1968. Từ chỗ bình quân cả đội mỗi ngày lao động đào đắp được 990 m3 năm 1965, đến năm 1968 cả đội đã đưa năng suất một ngày lao động lên 1.270 m3 [5, tr.350]. Năm nào đội của chị Mận cũng hoàn thành công việc trước thời hạn trên các công trường đại thủy nông, dành thời gian cho sản xuất nông nghiệp. Sáng kiến và hiệu quả lao động của đội thủy lợi chị Mận đã thúc đẩy phong trào cải tiến kỹ thuật trên các công trình thủy lợi trong toàn tỉnh, nhằm đưa năng suất lao động tăng cao. Một lần nữa, mọi người đã công nhận vai trò và khả năng của phụ nữ và nhất là nữ thanh niên trong sản xuất, không còn tư tưởng coi thường phụ nữ cho rằng phụ nữ chỉ chịu khó chứ biết gì cải tiến kỹ thuật. Chị Nguyễn Thị Mận rất xứng đáng tiêu biểu cho những người phụ nữ ba đảm đang ưu tú nhất nảy nở trong phong trào thi đua chống Mỹ, cứu nước. Chị đã được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lao động.

Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử

Đội thủy lợi Quang Trung mà chị phụ trách đã được Bác Hồ tặng cờ về thành tích làm thủy lợi khá nhất miền Bắc.

Với sự nỗ lực của nhân dân và phụ nữ trong tỉnh, vụ mùa năm 1966 thắng lợi lớn, tổng cộng lại năng suất bình quân cả năm của cả tỉnh đạt 5.044 kg/ha [1, tr.750]. Các huyện Thụy Anh, Kiến Xương, Phụ Dực, Duyên Hà, Thư Trì, Vũ Tiên, Thị xã, Hưng Nhân, Quỳnh Côi, Tiên Hưng đều đạt từ 5.028 kg/ha đến 5.400 kg/ha [1, tr.283]. Tháng 11 – 1966, Uỷ ban hành chính tỉnh phát động nhân dân toàn tỉnh bình công, báo công để ghi sổ vàng 5 tấn thóc và khen thưởng. Thái Bình trở thành tỉnh đầu tiên đạt năng suất 5 tấn thóc/ha dẫn đầu toàn miền Bắc, được Bác Hồ gửi thư khen ngợi. Các tỉnh trong miền Bắc và tỉnh Vĩnh Trà kết nghĩa cũng gửi điện chúc mừng Thái Bình đạt 5 tấn thóc/ha. Về sự kiện này, chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh Giang Đức Tuệ có viết:

“Trên đồng ruộng dày công mưa nắng Lúa thâm canh trĩu nặng bông vàng Giữa ngày giặc Mỹ leo thang

Quê hương 5 tấn mở trang sử vàng”.

Đây là một thắng lợi có ý nghĩa kinh tế và chính trị to lớn. Thắng lợi này thể hiện ý chí quyết thắng giặc Mỹ trên mặt trận sản xuất nông nghiệp của nhân dân Thái Bình và phụ nữ Thái Bình. Thắng lợi này tạo nền tảng vững chắc cho sự chi viện về vật chất, tinh thần của nhân dân Thái Bình cho tiền tuyến miền Nam. Nó cũng là sự cổ vũ, động viên tinh thần to lớn cũng như niềm tự hào của nhân dân Thái Bình trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Có được mốc vàng 5 tấn là một quá trình phấn đấu gian khổ bền bỉ của nhân dân Thái Bình từ thời kỳ trước đó. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, năm 1963, tỉnh ủy đã đề ra chỉ tiêu 5,5 tấn/ha để phấn đấu. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của tỉnh ủy và các cấp chính quyền với tinh thần trách nhiệm cao và sự nỗ lực hết mình của mọi ngành, mọi giới trong đó công đầu phải kể đến phụ nữ Thái Bình

Trần Thị Nhung K35 CN Lịch Sử

– lực lượng chiếm 70% trong sản xuất nông nghiệp, năng suất tăng cao đến kế hoạch đề ra và ở mức nhất khu vực miền Bắc. Phụ nữ Thái Bình đã nhiệt tình tham gia vào khâu kỹ thuật (4 nhân tố chính là nước, phân, cần, giống) trong sản xuất nông nghiệp – một yếu tố quyết định cho sản lượng 5 tấn thóc/ha. Yếu tố kỹ thuật trong sản xuất cũng được tỉnh chú trọng quan tâm chỉ đạo nhân dân thực hiện. Nhân tố quan trọng hàng đầu là nước đã được tỉnh dốc sức đầu tư trong nhiều năm. Tỉnh đã đầu tư 15 triệu đồng và nhân dân đóng góp ngày công lao động xây dựng các công trình trung đại thủy nông với khối lượng đào đắp hơn 11 triệu m3 đất và hàng trăm kè cống lớn. Trong phong trào làm thủy lợi đó đã xuất hiện một cá nhân điển hình ưu tú là nữ anh hùng thủy lợi Nguyễn Thị Mận. Ngoài ra, các yếu tố khác như cấy kỹ thuật, làm phân, chọn giống… cũng do phụ nữ đảm nhiệm. Cho nên nếu gọi Thái Bình là tỉnh 5 tấn thì phụ nữ Thái Bình xứng đáng là phụ nữ 5 tấn. Họ là lực lượng đi đầu trong các biện pháp thâm canh tăng năng suất lúa làm nên thành tích “5 tấn thóc để góp phần đánh Mỹ”. Với tinh thần “Ba đảm đang”, trong khi nam giới được động viên ngày một nhiều ra mặt trận theo tiếng gọi của tiền tuyến, phụ nữ Thái Bình đã phấn đấu hết mình để đảm nhiệm mọi công việc thay nam giới mà vẫn đạt thành tích cao. Trong toàn tỉnh, phụ nữ Thái Bình là lực lượng quyết định cho việc hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước giao. Cả tỉnh có 59 hợp tác xã do phụ nữ làm chủ nhiệm, 1.300 đội sản xuất do phụ nữ làm đội trưởng đã đạt 5 tấn thóc/ha. Đặc biệt có xã Đông Xuân (Đông Quan) cả bí thư Đảng ủy và chủ tịch

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ tỉnh thái bình trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước giai đoạn 1965 1975 (Trang 28 - 51)