Một số kiến nghị đối với cơ quan tổ chức nói chung

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động giao kết và thực hiện hđlđ tại công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk (Trang 38 - 41)

1. Đánh giá thực trạng hoạt động giao kết và thực hiện HĐLĐ tại công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk

3.1Một số kiến nghị đối với cơ quan tổ chức nói chung

Để việc thực hiện chế định HĐLĐ trong các cơ quan tổ chức trong thời gian tới đạt hiệu quả tốt hơn, quyền và lợi ích của các bên được đảm bảo công bằng hơn, mối quan hệ giữa NSDLĐ và NLĐ, đặc biệt là NLĐ hài hòa, ổn định hơn, tạo hiệu ứng tích cực cho sự phát triển chung, thì Nhà nước, các cơ quan, tổ chức cùng NLĐ cần tập trung vào một số công việc sau:

Thứ nhất: về công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật: Cần nhanh chóng sửa đổi, khắc phục những điểm bất cập còn tồn tại trong các văn bản pháp luật lao động hiện hành, bao gồm cả các văn bản pháp luật hiện hành nói chung và các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động trong các cơ quan tổ chức, như:

-Về các vấn đề liên quan đến tiền lương/tiền công : cần ban hành quy chế cụ thể về việc trả lương cho NLĐ, khắc phục tình trạng có sự chênh lệch

quá cao về thu nhập giữa NLĐ trong cơ quan tổ chức này và NLĐ trong cơ quan tổ chức khác làm cùng chức danh, cùng công việc; đổi mới quy định về xây dựng thang bảng lương phù hợp, để NLĐ bình thường ở các doanh nghiệp cơ quan tổ chức được nâng lương theo định kỳ; đặt ra những quy định nhằm siết chặt quản lý định mức lao động tại các cơ quan tổ chức, tránh tình trạng sử dụng nó như một công cụ để bóc lột sức lao động, tùy tiện áp đặt để buộc NLĐ làm thêm giờ mà không trả công.

-Về vấn đề chấm dứt HĐLĐ: Cần có những biện pháp ràng buộc trách nhiệm của NLĐ ký HĐLĐ không xác định thời hạn khi muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NSDLĐ. -Về xử lý hành chính đối với những vi phạm pháp luật lao động: Cần quy định chế tài đủ mạnh đối với các vi phạm như: vi phạm chế độ giao kết HĐLĐ (không ký HĐLĐ, giao kết HĐLĐ không đúng loại…), không đóng bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, vi phạm các quy định vềan toàn lao động, vệ sinh lao động, sử dụng lao động trái phép…; NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật…

Thứ hai: Về công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, tìm hiểu pháp luật. Nhà nước, Bộ giáo dục và đào tạo cần đưa việc học tập Bộ luật lao động, Luật Bảo hiểm, Luật Công đoàn… vào chương trình cho tất cả các đối tượng học sinh, sinh viên, học nghề. Tổng Liên đoàn Lao động cần phối hợp với Đài truyền hình đưa giáo dục pháp luật lao động lồng ghép vào các chương trình vui chơi giải trí, vì trên thực tế NLĐ thường xem truyền hình sau giờ đi làm. Tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn các quy định của Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành cho các bên chủ thể tham gia quan hệ HĐLĐ trong các cơ quan tổ chức. Các trung tâm giới thiệu việc làm cần bổ túc kiến thức về pháp luật lao động và những đặc điểm cần biết về cơ quan tổ chức cho NLĐ trước khi giới thiệu họ vào làm việc tại đây. Trước khi cấp giấy phép lao động NLĐ cần buộc họ phải qua đào tạo, bồi dưỡng, học tập. Trước khi cấp giấy phép cho DN hoạt động, chủ ( người đại diện) các cơ quan tổ chức phải học tập Bộ luật lao động, cam kết

thực hiện nghiêm chỉnh và tổ chức quán triệt cho NLĐ.

Thứ ba: về việc tăng cường quản lý Nhà nước về lao động đối với các cơ quan tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động và sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý về lao động các cấp với nhau và với các cơ quan hữu quan khác. Tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động tại các cơ quan tổ chức. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các thanh tra viên lao động để họ thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ quy định. Phải xử lý kịp thời và nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan tổ chức, đặc biệt, đối với các hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, sức khỏe NLĐ. Những cơ quan tổ chức để xảy ra nhiều lần phản ứng của tập thể lao động, vi phạm pháp luật có hệ thống thì có thể bị thu hồi giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động để làm gương; cần kết hợp công tác thanh tra với việc tăng cường vai trò giám sát của tổ chức công đoàn các cấp, nhất là Công đoàn cơ sở. Đồng thời, cần tiến hành phân cấp đồng bộ giữa các cơ quan của ngành Lao động Thương binh xã hội và Công đoàn các cấp với các cơ quan hữu quan nhằm tạo ra sự phối hợp chặt chẽ trong kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật lao động ở các cơ quan tổ chức và giải quyết nhanh chóng các tranh chấp phát sinh từ cơ sở.

Thứ tư: về việc xây dựng cơ chế đối thoại giữa các bên liên quan, đặc biệt là giữa NLĐ và cơ quan tổ chức. Các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cần tích cực tham gia với các cơ quan ngành hữu quan, thực hiện cơ chế đối thoại thường xuyên nhằm phát triển và tháo gỡ vướng mắc cho các cơ quan tổ chức hoạt động có hiệu quả. Cơ quan tổ chức với đại diện của họ và NLĐ cần có ý thức tìm hiểu về nhau, thay đổi cách nhìn, thái độ đối với bên kia. Tổ chức cần tạo điều kiện để NLĐ thành lập được tổ chức đại diện, tạo cơ hội, thời gian để gặp gỡ, trao đổi với NLĐ hay đại diện của họ, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng, đề xuất của họ…

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động giao kết và thực hiện hđlđ tại công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk (Trang 38 - 41)