Về nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động giao kết và thực hiện hđlđ tại công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk (Trang 37 - 38)

1. Đánh giá thực trạng hoạt động giao kết và thực hiện HĐLĐ tại công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk

2.2.Về nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất: phía công ty, xuất phát từ nhu cầu lợi nhuận cao, dù hiểu biết pháp luật vẫn tìm mọi cách vi phạm hoặc lé tránh, không quan tâm đến quyền lợi hợp lý của NLĐ, tận dụng mọi lợi thế để thiết lập và duy trì quan hệ thiếu bình đẳng, tìm cách đáp ứng quyền lợi cho NLĐ chỉ ở mức tối thiểu nhưng tận dụng tối đa SLĐ của họ. Các chính sách, chế độ quyền lợi của NLĐ, NSDLĐ thường tự áp đặt, khi có mâu thuẫn hoặc kiến nghị từ phía NLĐ thì công ty không giải quyết kịp thời, thấu tình đạt lý, khiến NLĐ thiếu gắn bó với công ty.

Thứ hai: phía NLĐ, một bộ phận thiếu hiểu biết về pháp luật; bộ phận khác hiểu biết nhưng có nhu cầu bức bách về việc làm; hay không ít người không tôn trọng pháp luật, suy nghĩ đơn giản, không muốn rườm rà, bó buộc dẫn tới việc hoặc bị vi phạm quyền lợi mà không biết, hoặc đành chấp nhận sự thiếu công bằng, bình đẳng, hoặc tự mình hay cùng với công ty chủ động vi phạm pháp luật. Mặt khác, một bộ phận NLĐ có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp của chưa cao: đi muộn, về sớm, trộm cắp tài sản, nói chuyện riêng, hút thuốc, ăn quà vặt trong lúc làm việc; nghỉ không xin phép, bỏ việc không báo trước; tụ tập rượu chè ảnh hưởng đến công việc; manh động, bất cần, không gắn bó với công ty; khi có bức xúc không tìm người đề đạt giải quyết mà muốn tự giải quyết ngay; không phân biệt được đâu là quyền và lợi ích được pháp luật thừa nhận, đâu là lợi ích chính đáng cần thỏa thuận, thương lượng; thiếu sự thông cảm, chia sẻ với công ty lúc khó khăn đặc biệt… dẫn tới sự xung đột, thiếu hài hòa trong quan hệ HĐLĐ, đưa đến những vi phạm không đáng có.

Phần lớn công ty và NLĐ đã không nhận thức đầy đủ về sự lệ thuộc, sự gắn bó về quyền lợi giữa hai bên, hầu hết không xây dựng được cơ chế đối thoại, thương lượng để bảo đảm lợi ích hài hoà của cả hai, như tạo điều kiện

thành lập và duy trì hoạt động của tổ chức đại diện cho hai phía, xây dựng thỏa ước lao động tập thể, lấy nguyên tắc thiện chí, hợp tác để thiết lập và thực hiện quan hệ… Nói chung, pháp luật lao động nước ta luôn có khuynh hướng bảo vệ cho NLĐ khi ký kết HĐLĐ, phòng ngừa sự vi phạm từ phía NSDLĐ. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, quyền lợi của NLĐ và NSDLĐ không tách rời nhau, nên quy định như vậy chưa hoàn toàn hợp lý, có vẻ pháp luật không tính đến quyền lợi của NSDLĐ. Đây là vấn đề khá nhạy cảm trong việc quản lý QHLĐ tại công ty.

do không hiểu biết rõ quy định luật lao động, trình độ chuyên môn cán bộ, nhân viên trong công ty phụ trách nhân sự còn non kém.

Về nguyên nhân chủ quan: vì mục đích giảm chi phí, tăng lợi nhuận, để tránh thực hiện các nghĩa vụ với người lao động của công ty, nếu không giao kết HĐLĐ sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; hay cố tình lách luật để thuê người lao động ký hợp đồng theo mùa vụ hoặc công việc nhất địnhvới thời hạn dưới 12 tháng, nhưng thực chất đó là công việc thường xuyên, liên tục nhiều năm

3.Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động giao kết và thực hiện hđlđ tại công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk (Trang 37 - 38)