Đánh giá khái quát về công tác kế toán

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN lưu CHUYỂN HÀNG hóa NHẬP KHẨU tại CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại đầu tư và PHÁT TRIỂN (Trang 37 - 46)

Cùng với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là mục tiêu được đặt lên hàng đầu cho ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Hiện nay, Công ty có trang thiết bị kỹ thuật hiện đại với đội ngũ công nhân viên có trình độ tay nghề cao, có kinh nghiệm và trình độ quản lý giỏi. Hệ thống quản lý nói chung và bộ máy kế toán nói riêng không ngừng được hoàn thiện và nâng cao để đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ hoạt động kinh doanh.Bên cạnh đó, Công ty luôn chú trọng việc đảm bảo việc làm, ổn định thu nhập và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty.

Qua thời gian thực tập tại Công ty, trên cơ sở những kiến thức đã được trang bị tại trường, yêu cầu của công tác quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hiện nay và tình hình thực tế công tác kế toán tại doanh nghiệp em xin đưa ra một số nhận xét và đề xuất một số ý kiến có thể hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu, từ đó góp phần tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty.

3.1.2 Nhận xét về công tác kế toán tại công ty TNHH Thương mại Đầu tư và Phát triển

3.1.2.1 Ưu điểm

Nhìn chung, công tác kế toán đã cung cấp được những thông tin chung, cần thiết cho công tác quản lý kinh doanh của Công ty cũng như các đơn vị quản lý tài chính Nhà nước như: Cục thuế, Bộ tài chính.

Thứ nhất: Về sử dụng hệ thống tài khoản kế toán

Công ty nghiêm chỉnh chấp hành chế độ kế toán của Bộ Tài Chính, thực hiện đầy đủ thủ tục chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán. Công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và việc sử dụng hệ thống tài khoản kế toán tương đối hợp lý.

Thứ hai: Về hình thức sổ kế toán

Công ty tổ chức ghi chép sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ, mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, dễ tổng hợp, kiểm tra đối chiếu và dễ phân công lao động trong phòng kế toán đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin cho các bộ phận liên quan.

Thứ ba: Về sử dụng hệ thống chứng từ

Công ty đã sử dụng đúng hệ thống chứng từ theo chế độ kế toán Bộ Tài Chính ban hành. Căn cứ vào chế độ chứng từ kế toán Nhà nước ban hành và nội dung các hoạt động kinh tế cũng như yêu cầu quản lý các hoạt động đó, Công ty đã xây dựng cho mình một hệ thống mẫu biểu chứng từ phù hợp, quy định về ghi chép các hoạt động kinh tế vào biểu mẫu chứng từ kế toán cụ thể. Các chứng từ ban đầu này sau khi đã được kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ mới được sử dụng làm căn cứ để ghi Sổ chi tiết và Chứng từ ghi sổ. Chứng từ được phân loại, hệ thống hóa theo các nghiệp vụ, thời gian chi tiết, việc lưu trữ chứng từ gọn gàng, cẩn thận tiện cho việc theo dõi, kiểm tra và đối chiếu. Có thể nói, quá trình lập và luân chuyển chứng từ đã đảm bảo cho công tác kế toán của Công ty được thực hiện một cách kịp thời, chính xác.

3.1.2.2 Một số tồn tại trong công tác kế toán

Bên cạnh những ưu điểm nói trên, công tác kế toán của Công ty TNHH Thương mại Đầu tư và Phát triển vẫn còn một số vấn đề cần nghiên cứu khắc phục nhằm hoàn thiện công tác kế toán.

Thứ nhất: Về chứng từ kế toán

Hóa đơn và luân chuyển chứng từ, chứng từ ban đầu là phiếu đề nghị xuất hàng, hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng, từ khi phát sinh nghiệp vụ đến khi

quay về phòng kế toán còn chậm, làm cho kế toán không phản ánh kịp thời tình hình bán hàng của công ty.

Thứ hai: Về hệ thống tài khoản kế toán

Là đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng Công ty lại không xây dựng chi tiết TK 144 theo từng loại tài sản dùng để ký quỹ, ký cược ngắn hạn nên khó có thể phân biệt được việc ký quỹ thông thường với ký quỹ mở L/C của hoạt động nhập khẩu.

Thứ ba: Về chính sách chiết khấu.

Công ty chưa áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán khi khách hàng thanh toán đúng hạn nên không thể khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh và đúng hạn định, từ đó dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn hoặc mất khách hàng, phát sinh các khoản nợ khó đòi.

3.2 Một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác hạch toán kế toán ở Công ty TNHH Thương mại Đầu tư và Phát triển

Thứ nhất: Về hóa đơn, chứng từ và luân chuyển chứng từ

Công ty cần đặt ra những quy định chặt chẽ hơn về thời gian giao nộp chứng

từ như vậy sẽ dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện hơn cho bộ máy kế toán tại Công ty. Đồng thời phòng tài chính kế toán phải ra hướng dẫn quy định chặt chẽ đối với chứng từ gốc, đồng thời áp dụng một số hình thức khen thưởng, kỷ luật cụ thể đối với kế toán nhằm khuyến khích việc lập chứng từ khoa học và giao nộp chứng từ nhanh chóng.

Thứ hai: Hoàn thiện hạch toán nhập khẩu hàng hóa (Phụ lục 30).

Một là, khi Công ty tiến hành ký quỹ để mở L/C thì lại coi đó là khoản ứng trước cho nhà xuất khẩu, kế toán ghi sổ theo định khoản:

Nợ TK 331 - Phải trả cho nhà cung cấp

Có TK 1122 - Tiền gửi ngân hàng ngoại tệ

Và khi nhận được giấy báo nợ của ngân hàng kế toán ghi sổ số tiền còn lại theo định khoản trên. mặc dù, hạch toán như vậy là làm giảm được một phần khối lượng ghi chép nhưng lại phản ánh không đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế

phát sinh. Trên thực tế, nhà xuất khẩu chưa nhận số tiền ký quỹ của Công ty, mà theo nội dung nghiệp vụ kinh tế đó thì tài sản là tiền gửi ngân hàng ngoại tệ của Công ty giảm đi trong khi tài sản khác là các khoản ký quỹ tăng lên, còn theo như sự phản ánh của Công ty thì có nghĩa là tiền gửi ngoại tệ giảm và nợ phải trả giảm (có nghĩa là tài sản giảm và nguồn vốn giảm). Hạch toán như vậy ta không thể tránh khỏi sự nhầm lẫn giữa khoản mở L/C cho hàng nhập khẩu của nhà cung cấp này với nhà cung cấp khác cho dù Công ty quản lý theo từng hợp đồng nhập khẩu và trên đó ghi rõ từng nghiệp vụ và số tiền phát sinh kèm theo.

Để hạch toán rõ ràng và phản ánh đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tôi thiết nghĩ Công ty nên hạch toán số tiền đó qua tài khoản 144 - Thế chấp, ký quỹ, ký ngắn hạn, có nghĩa là hạch toán số tiền đó như một khoản ký quỹ và khi thanh toán cho nhà xuất khẩu mới ghi giảm số tiền đó trên tài khoản này và lúc đó tài sản của Công ty mới thực sự bị giảm xuống. Trình tự hạch toán như sau:

+ Khi ký quỹ mở L/C, kế toán ghi số tiền ký quỹ theo định khoản: Nợ TK 144 - (Chi tiết theo hợp đồng mở L/C)

Có TK 1122 -Tiền gửi ngân hàng ngoại tệ

+ Khi thực hiện thanh toán cho nhà xuất khẩu, căn cứ vào giấy báo nợ cuả ngân hàng, kế toán ghi :

Nợ TK 331- (Tổng giá trị hợp đồng )

Có TK 1122 - ( Số tiền trả cho ngân hàng ) Có TK 144 - ( Số tiền ký quỷ mở L/C)

Hai là, trong hạch toán nghiệp vụ nhập hàng, khi nhận được giáy thông báo hàng đã về đến sân bay đến cảng, kế toán không phản ánh giá trị lô hàng đó thuộc quyền sở hửu của công ty ngay lúc đó qua tài khoản 151 - Hàng mua đang đi đường, mà sau khi công ty đã làm mọi thủ tục Hải quan nhận hàng và nhập kho kế toán mới phản ánh theo bút toán :

Nợ TK 156- (Tổng giá trị hợp đồng ) Có TK 331- Phải trả nhà cung cấp Có TK 3333 –Thuế nhập khẩu

Như vậy, việc xác định lô hàng thuộc quyền sở hửu của công ty là sai thời điểm. Ba là, trong chế độ kế toán mới, theo quy định của Bộ tài chính thì nhửng khoản chi phí kliên quan đến việc thu mua hàng hoá trừ tiền hàng và thuế nhập khẩu, phát sinh trước lúc nhập kho hoặc tiêu thụ trực tiếp thì phải hạch toán vào TK 1562- Chi phí thu mau hàng hoá, đến cuối kỳ tiến hành phân bổ cho hàng hoá bán ra.

Những khoản chi phí lưu thông, chi phí tiếp thị và các khoản chi phí khác phát sinh trong quá trình tiêu thụ thì phải hạch toán vào TK 641 - Chi phí bán hàng .

Những chi phí chung liên quan đến hoạt động quản lý chung của doanh nghiệp thì phải hạch toán vào TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp .

Trên thực tế, ở Công ty dịch vụ kỹ thuật xuất nhập khẩu thì những khoản chi phí liên quan đến thu mua hàng nhập khẩu lại vừa được phản ánh vào TK 641 và TK 642 chứ không được phản ánh vào TK 1562.Ví dụ như các chi phí giao dịch qua ngân hàng trong quá trình nhập hàng như: phí mở L/C, phí tu chỉnh L/C, điện phí, phí chuyển tiền, phí Telex, Fax,... Được phản ánh vào TK 642 (6425). Các chi phí phát sinh trong quá trình làm thủ tục nhận hàng như phí vận chuyển, phí giám định chất lượng, phí thuê kho bãi, tiền bốc xếp, phí hành chính,... được phản ánh vào TK 641(6418). Cuối kỳ các chi phí này được kết chuyển toàn bộ để xác định kết quả kinh doanh, chứ không phân biệt chi phí, như vậy nên khó có thể xác định được chính xác giá trị vốn của hàng hoá tiêu thụ, dẫn đến không xác định chính xác kết quả kinh doanh của từng mặt hàng. Đồng thời, chúng ta sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng một chiến lược kinh doanh hợp lý .

Để giải quyết vấn đề này, tôi thiết nghĩ nên hạch toán riêng từng khoản chi phí một cách rõ ràng. Các chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng mới hạch toán vào tài khoản 641, các chi phí liên quan đến quản lý doanh nghiệp mới hạch toán vào tài khoản 642. Riêng chi phí thu mua phát sinh trong quá trình nhập hàng phải phản ánh vào tài khoản 1562, cuối kỳ phân bổ chi phí thu mua cho số hàng tiêu thụ trong kỳ và số hàng tồn còn lại theo công thức :

Chi phí thu mua phân bổ cho hàng tồn

= Chi phí thu mua tồn

đầu kỳ +

Chi phi thhu mua phát sinh trong kỳ ×

Trị giá mua hàng tồn Trị giá mua hàng xuất

tiêu thụ trong kỳ +

Trị giá mua hàng trong kỳ

Trong đó giá trị hàng tồn cuối kỳ là tổng giád trị trên các tài khoản : +Tài khoản 151- Hàng mua đang đi đường

+ Tài khoản 1561 - Hàng hoá tồn kho + Tài khoản 157 - Hàng gửi bán

Sau đó xác định chi phí thu mua bán ra trong kỳ: Chí phí thu mua phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ = Chi phí thu mua tồn đầu kỳ + Chi phí thu mua phát sinh trong kỳ -

Chi phí thu mua phân bổ cho hàng

tồn cuối kỳ Từ kết quả đó, phản ánh chi phí mua hàng phân bổ cho số hàng hoá bán ra theo bút toán sau:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 1562- (Chi phí thu mua phân bổ cho số hàng tiêu thụ)

Thứ ba: Hoàn thiện chính sách chiết khấu

Để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm trước thời hạn, duy trì các quan hệ với khách hàng truyền thống của mình, Công ty cần sớm có chính sách chiết khấu thanh toán cho khách hàng. Nếu khách hàng thanh toán sớm (trước 15 ngày) sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán là 5%. Khoản chiết khấu thanh toán này được kế toán phản ánh trên TK 635 “ Chi phí hoạt động tài chính” và định khoản:

Nợ TK 635: Chiết khấu thanh toán trên doanh thu có thuế Có TK 111, 112: Nếu thanh toán ngay.

Có TK 131: Nếu trừ chiết khấu vào nợ phải thu Có TK 3388: Nếu chấp nhận trả

Đối với các khoản chiết khấu thương mại, kế toán phản ánh trên TK 5211 “ Chiết khấu thương mại hàng nhập khẩu” định khoản:

Nợ TK 5211: CKTM tính trên doanh thu không thuế Nợ TK 33312: Thuế GTGT phải nộp được giảm trừ

Có TK 111, 112, 131, 3388

Cuối kỳ, thực hiện bút toán kết chuyển doanh thu hàng nhập khẩu Nợ TK 5111: Doanh thu bán hàng nhập khẩu

Có TK 5211: Các khoản giảm trừ doanh thu

Thứ tư: Lập dự phòng phải thu khó đòi

Trước khi lập bảng kê dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi, ta phải đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng, dự đoán số khách hàng không trả được mợ và chỉ lập dự phòng phỉa thu khó đòi cho những khách hàng đang nợ doanh nghiệp có đầy đủ chứng từ, hoá đơn hợp lệ, ghi rõ thời gian thanh toán:

Mức dự phòng khó đòi = Số nợ thu khó đòi × Số phần trăm có khả năng mất

Phản ánh tình hình biến động của các khoản phải thu khó đòi kế toán sử dụng tài khoản 139 - Dự phòng phải thu khó đòi và được ghi cho từng khoản nợ khó đòi.

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I...1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI...1

1.1 Những vấn đề chung về hoạt động kinh doanh nhập khẩu trong các doanh nghiệp thương mại...1

1.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại...1

1.1.2 Khái niệm của hoạt động kinh doanh nhập khẩu...2

1.1.3 Đặc điểm lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu...2

1.1.4 Các phương thức thanh toán quốc tế dùng trong hoạt động kinh doanh ngoại thương...3

1.1.5 Nhiệm vụ kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu...4

1.2 Kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu trong các doanh nghiệp thương mại...5

1.2.1 Các phương thức nhập khẩu hàng hóa...5

1.2.2 Kế toán chi tiết hàng hóa nhập khẩu...5

1.2.21. Phương pháp thẻ song song (Phụ lục 01)...5

1.2.2.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển (Phụ lục 02)...6

1.2.2.3 Phương pháp sổ số dư (Phụ lục 03)...7

1.2.3 Đặc điểm tính giá nhập khẩu...8

1.2.3.1 Xác định giá trị thực tế của hàng nhập khẩu...8

1.2.3.2 Xác định giá xuất kho của hàng nhập khẩu...8

1.2.4 Các chứng từ cơ bản sử dụng trong lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu...11

1.3 Hạch toán tổng hợp các nghiệp vụ kế toán bán hàng hóa nhập khẩu...11

1.3.1 Hạch toán các nghiệp vụ kế toán hàng hóa nhập khẩu trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên...11

1.3.1.1 Tài khoản sử dụng...11

1.3.1.2 Hạch toán...11

1.3.2 Hạch toán các nghiệp vụ kế toán hàng hóa nhập khẩu trực tiếp theo phương pháp kiểm kê định kỳ...14

1.3.2.1 Tài khoản sử dụng...14

1.3.2.2 Hạch toán...14

1.3.3 Nhập khẩu ủy thác...15

1.3.3.1 Nhập khẩu uỷ thác tại đơn vị nhận uỷ thác (Phụ lục 06)...15

1.4 Kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu ...17

1.4.1 Bán buôn qua kho...18

1.4.2. Bán buôn không qua kho:...19

1.4.3 Bán trả góp: ...19

1.4.4 Bán hàng theo hình thức hàng đổi hàng ...20

CHƯƠNG II...21

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN...21

2.1 Khái quát chung về công ty TNHH Thương mại Đầu tư và Phát triển...21

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty...21

2.1.2 Chức năng của Công ty...21

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:...22

2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty: (Phụ lục 09)...22

2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:...22

2.1.4 Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty:...23

2.1.5 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty (Phụ lục 11)...23

2.1.6. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty:...25

2.2 Tổ chức ghi sổ kế toán quá trình lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu của công ty...25

2.2.1 Tổ chức ghi sổ theo hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ...25

2.2.2 Hệ thống tài khoản công ty sử dụng trong hạch toán hoạt động nhập khẩu...26

2.2.3 Hệ thống sổ sách công ty sử dụng:...28

2.2.4 Hệ thống báo cáo công ty sử dụng...28

2.3 Thực trạng kế toán nhập khẩu tại công ty TNHH Thương mại Đầu tư và Phát triển...29

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN lưu CHUYỂN HÀNG hóa NHẬP KHẨU tại CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại đầu tư và PHÁT TRIỂN (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w