Phân loại các bệnh nhiễm trùng cổ sâu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của nhiễm trùng cổ sâu tại bệnh viện tai mũi họng trung ương (Trang 38 - 39)

- Đái tháo đường 

4.2.10.Phân loại các bệnh nhiễm trùng cổ sâu

2. Thời gian từ khi có biểu hiện đầu tiên đến khi vào viện:

4.2.10.Phân loại các bệnh nhiễm trùng cổ sâu

Trong 94 bệnh nhân nghiên cứu có:

Áp xe đường rò xoang lê gặp 24 trường hợp chiếm tỷ lệ cao nhất 25,53 %, theo các tác giả nước ngoài thì tỷ lệ này rất thấp, ở Việt Nam theo nghiên cứu của Lê Văn Sáu thì có kết quả tương tự chiếm 28,3%[9]

Áp xe quanh thực quản do dị vật gặp 19 trường hợp chiếm 20,21 %, theo Nguyễn Trương Khương thì gặp 26,6 %[8]

Áp xe quanh ami đan gặp 16 trường hợp chiếm 17,02 %, theo tác giả Nguyễn Trương Khương thì gặp 6,7 %[8].

Viêm tấy mủ lan tỏa vùng cổ gặp 10 trường hợp chiếm 10,64 %. Theo Huang TT thì tỷ lệ này gặp 7,6 %[19]

Áp xe và viêm tấy khoang bên họng gặp 11 trường hợp chiếm 11,70 %, theo các tác giả nước ngoài thì tỷ lệ gặp khoang này là rất lớn do viêm các khoang quanh amiđan, khoang tuyến nước bọt mang tai đều có thể lan nhanh sang khoang bên họng, theo Huang TT thì gặp 38,4 %.[19]

Áp xe và viêm tuyến mang tai trong nghiên cứu gặp tỷ lệ nhỏ với 4 trường hợp chiếm 4,26 % theo Huang TT thì gặp 13%[19]

Viêm tấy sàn miệng gặp 5 trường hợp chiếm tỷ lệ nhỏ 5,32 % trong khi Nguyễn Trương Khương gặp 33,3 %[8]

Áp xe và viêm tấy khoang dưới hàm gặp 5 trường hợp chiếm 5,32 % Theo Nguyễn Trương Khương tỷ lệ này lên đến 20 %[8]

Sự khác biệt giữa các tỷ lệ bệnh của nghiên cứu khác với các tác giả khác có thể do nhiều nguyên nhân do địa dư, hoàn cảnh kinh tế, điều kiện chăm sóc sức khỏe khác nhau.

4.2.11. Biến chứng

Có 88,30 % bệnh nhân không xẩy ra biến chứng và 11,70 % BN có biến chứng.

Trong đó biến chứng viêm trung thất gặp nhiều nhất 6 trường hợp chiếm 6,38% gặp trong bệnh cảnh viêm tấy mủ lan tỏa TCLK vùng cổ. Trong 6 BN này có 2 BN không rõ nguyên nhân, 4 BN còn lại do hóc DV. Các BN này đều có đặc điểm chung đến viện muộn trên 7 ngày, 2/6 BN sống ở miền sâu miền xa, có 3/6 BN có bệnh kèm theo là đái tháo đường. Điều này lý giải cho việc các biến chứng xảy ra nặng nề trên các BN này. Điều này tương đồng với các tác giả khác theo Sethi [27] thì tỉ lệ biến chứng là 19% và viêm trung thất chiếm tỷ lệ lớn nhất. và Huang TT gặp 16,2 % biến chứng và viêm trung thất cũng chiếm tỷ lệ cao nhất với tỷ lệ tử vong lên tới 40 % [19].

Biến chứng viêm mủ màng phổi gặp 2 bệnh nhân chiếm 2,13 %, biến chứng nhiễm trùng huyết gặp 2 BN chiếm 2,13 % là những bệnh nhân già yếu, có các bệnh phối hợp như suy thận và tăng huyết áp. Kết quả này tương đồng với Huang TT thì biến chứng NKH chiếm tỷ lệ tương tự là 2,2 %, viêm mủ màng phổi chiếm 2,7 %. Điều này chứng tỏ các biến chứng này không phải là biến chứng hàng đầu của NTCS, nhưng các biến chứng này thường nặng nề, gây bệnh cảnh nhiễm trùng nhiễm độc cao, tỷ lệ tử vong là rất lớn. Theo Huang TT tỷ lệ tử vong của 2 trường hợp này chiếm đến 57,14%[19]

Biến chứng suy hô hấp gặp 1 bệnh nhân (chiếm 1,06%) viêm tấy sàn miệng với nguyên nhân do răng, BN phải mở khí quản và chuyển viện. BN đến viện sớm nhưng các tiến triển biến chứng xảy ra nhanh, lưỡi sưng đầy gây chèn ép đường thở, đây cũng là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm tấy sàn miệng, điều này đặt ra các vấn đề về việc cấp cứu BN viêm tấy sàn miệng phải thật nhanh và chính xác.

4.3. Điều trị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của nhiễm trùng cổ sâu tại bệnh viện tai mũi họng trung ương (Trang 38 - 39)