Chọn phương án đào móng

Một phần của tài liệu TKTCTC CÔNG TRÌNH điện BIÊN 1 (Trang 47 - 48)

- Mùa lũ năm thứ nhất:

3.1.2.2.Chọn phương án đào móng

c) Thời kỳ thi công công trình chính:

3.1.2.2.Chọn phương án đào móng

a) Đề xuất lựa chọn phương án

Trong thi công đào móng đập đất thường dùng chủ yếu 2 phương pháp sau.

- Phương án 1:

Dùng máy ủi bóc lớp hữu cơ, vun thành đống, máy đào gầu sấp kết hợp ô tô tự đổ vận chuyển đến bãi thải. Sử dụng máy đào gầu sấp kết hợp ô tô tự đổ để đào đất chân khay.

- Phương án 2:

Sử dụng máy cạp bóc lớp phong hóa vận chuyển đổ ở bãi thải, dùng máy đào gầu sấp kết hợp với ô tô tự đổ để đào đất chân khay.

b) Lựa chọn phương án

- Cơ sở để lựa chọn phương án.

+ Chiều dài hố móng rộng, hố móng lớn trung bình hơn 20m.

+ Lớp đất hữu cơ dày trung bình 0,5m; đào đất chân khay dày trung bình 1m; cường độ đào 1 tháng nhỏ hơn 60000m3.

+ Địa chất : lớp đất đào là đất cấp

+ Độ dốc địa hình xung quanh hố móng tương đối lớn. Khoảng cách ra đến bãi thải <500m

Việc sử dụng lại đất đào móng để đắp đập hoặc đê quai. - Ưu nhược điểm của phương án 1.

Ưu điểm.

Phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất, khoảng cách đến bãi thải, cường độ thi công, tính cơ động cao, đảm bảo việc thi công an toàn chất lượng công trình.

Nhược điểm.

Việc phối hợp bố trí thi công khó hơn phương án 2. - Phương án 2.

Ưu điểm. Việc phối hợp thi công thuân tiện hơn phương án 1

Nhược điểm. Địa hình phức tạp, phạm vi hố móng hẹp, đường vận chuyển xa, độ dốc lớn nên sử dụng máy cạp chưa phù hợp. Mức độ an toàn và chất lượng công trình kém hơn phương án 1.

Lựa chọn phương án: Trên cơ sở so sánh 2 phương án, ta thấy phương án 1 là hợp lý hơn. Ta chọn phương án 1 để thi công đào móng.

Một phần của tài liệu TKTCTC CÔNG TRÌNH điện BIÊN 1 (Trang 47 - 48)