Thiết kế tổ chức đào móng

Một phần của tài liệu TKTCTC CÔNG TRÌNH điện BIÊN 1 (Trang 44 - 45)

- Mùa lũ năm thứ nhất:

c) Thời kỳ thi công công trình chính:

3.1.2. Thiết kế tổ chức đào móng

3.1.2.1. Xác định

+ Hình thức và kết cấu đập chính: Đập chính là đập đất gồm nhiều khối, có chân khay chống thấm. Bảo vệ mái thượng lưu bằng tấm BTCT và đá lát chít mạch, mái hạ lưu trồng cỏ và bố trí rãnh tiêu nước.

+ Các thông số thiết kế của đập chính:

- Cao trình đỉnh đập : ∇đđ = 549,9 m.

- Cao trình đỉnh tường chắn sóng : ∇CS = 550,5 m. - Chiều dài đập : L = 370m.

- Chiều cao đập lớn nhất : Hmax = 29,9 m. - Chiều rộng đỉnh đập : b = 6 m.

- Hệ số mái thượng lưu : mTL1 = 3 ; mTL2 = 3 - Hệ số mái hạ lưu : mHL1 = 3 ; mHL2 = 2,75 - Cao trình các cơ thượng và hạ lưu : +537,5 m. - Chiều rộng cơ : 4,0 m.

- Cao trình đống đá tiêu nước : +525.0 m. - Chiều rộng đỉnh đống đá tiêu nước: 2,00 m.

Phạm vi mở móng

Dựa vào bình đồ địa hình của tuyến đập, vị trí tim tuyến đập và các thông số thiết kế của đập chính ta xác định được giao tuyến của đập với mặt địa hình. Mặt khác, để đảm bảo cho công tác thi công được thuận lợi (tiêu nước, bố trí thiết bị, đi lại …) thì kích thước hố móng phải được mở rộng thêm độ lưu không về hai bên. Khi đó bể rộng cần mở móng là:

B = b + 2c (3.10) Trong đó:

B - Chiều rộng đáy hố móng.

b - Chiều rộng đáy công trình. Khi chiều sâu hố móng nhỏ thì có thể lấy là chiều rộng giao tuyến của đập và mặt địa hình.

c - Độ lưu không hai bên hố móng. Chọn c = 3m.

Do mặt địa hình không bằng phẳng nên chiều rộng đáy công trình thay đổi theo từng mặt cắt dẫn đến chiều rộng hố móng cũng thay đổi theo từng mặt cắt. Từ giao tuyến của đập và mặt địa hình ta xác định được giao tuyến của hố móng với mặt địa hình.

Một phần của tài liệu TKTCTC CÔNG TRÌNH điện BIÊN 1 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w