Chương 5: Bố trí mặt bằng thi công đập chính

Một phần của tài liệu TKTCTC CÔNG TRÌNH điện BIÊN 1 (Trang 79 - 82)

- Thi công rãnh thoát nước và lát đá mái hạ lưu:

Chương 5: Bố trí mặt bằng thi công đập chính

5.1. Mục đích, nhiệm vụ bố trí mặt bằng thi công5.1.1. Mục đích bố trí mặt bằng thi công 5.1.1. Mục đích bố trí mặt bằng thi công

Bố trí mặt bằng công trường là bố trí và quy hoạch các công trình lâu dài và tạm thời, các cơ sở phục vụ, kho bãi, đường xá giao thông, mạng lưới điện, nước … trên mặt bằng và trên các cao trình trong hiện trường, hoặc khu vực thi công.

Mục đích của bố trí mặt bằng thi công là tìm ra quy mô, vị trí các công trình phục vụ cho việc thi công công trình, từ đó lập được bản đồ bố trí mặt bằng công trường.

5.1.2. Nhiệm vụ bố trí mặt bằng thi công

Nhiệm vụ của bố trí mặt bằng thi công là giải quyết một cách chính xác vấn đề không gian trong khu vực xây dựng để hoàn thành một cách thuận lợi việc xây dựng toàn bộ công trình trong thời gian quy định mà dùng nhân vật lực là ít nhất.

Do mặt bằng cụm công trình đầu mối Hồ chứa nước Nam Đông 1 rất rộng nên dưới đây chỉ tính toán bố trí mặt bằng cho thi công đập chính.

5.1.3. Nguyên tắc bố trí mặt bằng công trường

1. Việc bố trí tất cả công trình tạm đều không được làm trở ngại đến việc thi công và vận hành công trình chính. Phải tổ chức thi công một cách cân đối, hợp lý, đảm bảo công trình đưa vào vận hành sớm, tạo điều kiện tốt cho thi công.

2. Cố gắng giảm bớt chi phí vận chuyển, đảm bảo vận chuyển được thuận lợi. Muốn thế cần phải bố trí các xí nghiệp phụ, kho bãi, máy móc, thiết bị và đường xá giao thông.

3. Cố gắng giảm bớt phí tổn công trình tạm, triệt để lợi dụng công trình sẵn có của địa phương và tận dụng các công trình tạm mới xây dựng vào việc phát triển công nghiệp địa phương sau khi đã xây dựng xong công trình chính, hoặc xây dựng sớm các công trình lâu dài để có thể tận dụng cho công tác thi công. Tận dụng vật liệu tại chỗ và dùng kết cấu đơn giản tháo lắp di chuyển được.

4. Hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của các yếu tố thuỷ văn, dòng chảy để bố trí và xác định các cao trình công trường trong thời gian sử dụng chúng.

5. Phù hợp với yêu cầu bảo an phòng hoả và vệ sinh sản xuất, đường xá trong công trường không nên cắt đường giao thông chính. Đường giao thông chính nên bố trí dọc theo hiện trường thi công và không nên bố trí đi xuyên qua khu nhà ở, kho bãi hay các xưởng phụ gia công để đảm bảo vận chuyển được an toàn.

6. Việc bố trí hiện trường phải chặt chẽ, giảm bớt diện tích đất canh tác để tiện cho việc quản lý và sản xuất.

7. Các xí nghiệp phụ phải bố trí liền nhau để tiện cho việc sinh hoạt và chỉ đạo sản xuất.

BIÊN 1

5.2. Công tác kho bãi và các xí nghiệp phụ trợ

5.2.1. Xác định lượng vật liệu sử dụng

Theo khối lượng tính toán và các đợt thi công, nên lấy đợt thi công sử dụng vật liệu lớn để tính diện tích bãi vật liệu, và để tiết kiệm diện tích kho bãi dự trữ vật liệu ta lấy 2/3 khối lượng còn 1/3 khối lượng vận chuyển bổ xung dần.

Khối lượng vật liệu cần chất xếp trong kho:

+ Đá hộc: 2429,5. 2/3 = 1619,67 (m3). + Dăm sỏi lọc dày 50 cm: 950,81. 2/3= 633,87( m3). + Cát lọc dày 50 cm: 969,28. 2/3= 646,2 (m3).

5.2.2. Xác định diện tích kho bãi

Do thời gian thi công nhanh nên toàn bộ vật liệu được tập kết trong kho trước khi xây dựng.

- Diện tích kho: F = qp

Trong đó: F: Là diện tích của kho (m2).

q (m3) : Khối lượng vật liệu cần cất giữ trong kho.

p : Là lượng chứa đựng vật liệu của mỗi m2 diện tích kho.

Tra định mức chất xếp vật liệu kho bãi (Bảng 26-6 giáo trình thi công): Với dăm, sỏi, cát p = 2,0 m3/m2; Với đá hộc p = 1,0 m3/m2,

→ F1 = 16191,0,67 +6332,87 +6422,2 = 2259,7 m2.

5.2.3. Xưởng sửa chữa xe máy

5.2.3.1. Xác định diện tích xưởng sửa chữa

Diện tích để sửa chữa 1 xe tính theo công thức sau:

F = Fxe . K Trong đó:

Fxe - Diện tích mặt bằng của xe

K - Hệ số kể đến không gian làm việc, lấy K = 1,5 Từ loại xe máy đã chọn ta tính được:

Diện tích chiếm chỗ của 1 máy đào: Fmđ = 32 . 1,5 = 48 m2

Diện tích chiếm chỗ của một ô tô là: Fo to = 24,47 . 1,5 = 36,7 m2

Diện tích chiếm chỗ của một máy ủi là: Fui = 16,74 . 1,5 = 25,11 m2

Diện tích chiếm chỗ của một máy đầm là:

BIÊN 1

Fd = 13,4 . 1,5 = 20,1 m2

Diện tích xưởng sửa chữa bao gồm cả đường đi và phòng quản lý thì diện tích tổng cộng của kho là:

F0 = F

α Trong đó:

Fo – diện tích tổng cộng của kho (m2)

α - Hệ số lợi dụng diện tích kho bãi. (Tra bảng 26-7, trang 230 GTTC 2, lấy α = 0,5

Số lượng xe, máy sửa chữa ta lấy bằng số lượng xe, máy dự trữ trong giai đoạn thi công cần nhiều xe, máy nhất.

Bảng 5 - 1: Tổng hợp diện tích xưởng sửa chữa xe, máy

Loại xe Số lượng Diện tích chiếm chỗ của 1 xe (m2) Tổng diện tích chiếm chỗ (m2) F0 (m2) Máy đào 1 48 48 96 Ô tô 2 36,7 73,4 146,8 Máy ủi 1 25,11 25,11 50,22 Máy đầm 1 20,1 20,1 40,2 Tổng 333,22

a) Bố trí vị trí xưởng sửa chữa

Xưởng sửa chữa xe máy bố trí bên cạnh nơi tập kết xe, máy

b) Kết cấu xưởng sửa chữa

Nhà xưởng sửa chữa chọn kiểu có mái che. Phần mái là kết cầu thép có lợp tôn, phần dưới là các cột chống bằng BTCT.

5.2.3.2. Khu vực tập trung xe máy

Khu vực tập trung xe máy thi công đập chính bố trí ở bờ phải hạ lưu đập phụ và vai phải đập chính. Tổng diện tích khu vực tập kết xe máy xác định cho thời đoạn có nhiều xe máy nhất.

Bảng 5 - 2: Tổng hợp diện tích khu vực tập kết xe máy

STT Loại xe Số lượng Diện tích chiếm chỗ của 1 xe (m2) Tổng diện tích chiếm chỗ (m2) Diện tích yêu cầu (m2) 1 Máy đào 2 48 96 192 2 Ô tô 8 36,7 293,6 587,2 3 Máy ủi 2 25,11 50,22 121,8

BIÊN 1

4 Máy đầm 3 20,1 60,3 120,6

Tổn

g 1021,6

5.2.3.2. Kho chuyên dùnga) Kho xăng dầu a) Kho xăng dầu

Khối lượng xăng dầu cần dự trữ phụ thuộc vào số lượng xe, máy thi công, cường độ thi công và phương pháp thi công. Sơ bộ chọn diện tích kho xăng dầu là 200m2. Kết cấu kho xăng dầu là kho kín để tránh ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài.

Một phần của tài liệu TKTCTC CÔNG TRÌNH điện BIÊN 1 (Trang 79 - 82)