0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Hạn chế loại hình, số lượng và thời hạn sở hữu nhà ở khi người nước

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (Trang 44 -46 )

ngoài mua và s hu nhà ti Vit Nam

Thứ nhất, về loại hình và số lượng nhà ở mà người nước ngoài được quyền sở hữu.

Như người viết đã phân tích ở chương 2 về đối tượng người nước ngoài đầu tư

xây dựng nhà ở để cho thuê thì được quyền sở hữu nhà ở mà họ xây dựng. Vềđiều này thì người viết nhận thấy không có vấn đề gì. Tại mục này người viết chỉ quan tâm đến

đối tượng là cá nhân nước ngoài mua nhà ở theo Nghị quyết 19/2008/QH12. Cá nhân này chỉ được mua một căn hộ chung cư thuộc dự án nhà ở thương mại quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị quyết số 19/2008/QH12 như sau: “Tại một thời điểm, cá nhân nước ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 của Nghị quyết này được sở hữu một căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại; nếu đối tượng này được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở khác thì chỉ được chọn sở hữu một căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại, đối với loại nhà ở khác thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;”. Rõ ràng, những cá nhân nước ngoài này chỉ được sở hữu chỉ có một căn hộ chung cư trong dự án nhà ở thương mại. Trong khi nhiều đối

 

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương 40 SVTH: Nguyễn Ngọc Tiến

tượng người nước ngoài có nhu cầu mua và sở hữu nhà ở riêng lẻđể thuận tiện trong công tác, học tập và làm việc. Ngoài ra, trường hợp người nước ngoài làm việc tại một số tỉnh, thành phố mà tiêu chuẩn nhà chung cư không phù hợp thì sẽ không được mua nhà ở hoặc họ có nhu cầu sở hữu nhiều hơn 01 căn hộ chung cưđể bảo đảm nhu cầu ở

khi làm việc tại nhiều tỉnh thành phố thì pháp luật lại chưa cho phép. Tại một số địa phương có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động và có các chuyên gia nước ngoài đang làm việc như: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai... nhưng lại không có nhà chung cư thương mại phù hợp và đáp ứng các yêu cầu trong sinh hoạt của người nước ngoài hoặc có nhà chung cư thương mại nhưng lại ở xa nơi làm việc, không thuận tiện cho việc đi lại của người nước ngoài, dẫn đến mặc dù họ có nhu cầu về chỗ ở nhưng đã chọn phương án thuê nhà ở để thuận tiện cho đi lại, làm việc.37 Ngoài ra, còn nhiều trường hợp người nước ngoài có khả năng tài chính lớn và họ có thể đưa người thân, gia đình đến Việt Nam có thể sẽ cần thêm căn hộ

chung cư khác… tuy nhiên các văn bản hiện tại quy định chỉ được sở hữu một căn hộ

chung cư. Chính sách chỉ cho sở hữu 1 căn hộ chung cưđã và đang bộc lộ sự hạn chế

và ảnh hưởng nhu cầu, sức mua và sự lựa chọn nhà ở của người nước ngoài trên thực tế.

Thứ hai, về thời hạn sở hữu nhà ở của người nước ngoài.

Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 19/2008/QH12 quy định về thời hạn sở hữu nhà ở

của nhóm đối tượng theo Nghị quyết này như sau: “Cá nhân nước ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 của Nghị quyết này được sở hữu nhà ở trong thời hạn tối đa là 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Thời hạn này được ghi trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.” Quy định này đã thể hiện sự hạn chế về sở hữu nhà ở của rất nhiều người nước ngoài. Trong khi còn rất nhiều người muốn ở và sinh sống tại Việt Nam lâu dài hơn 50 năm. Phải chăng, nếu người nước ngoài này hết thời hạn sở hữu nhà trên thì phải bán nhà và nếu có nhu cầu có nhà

ở tiếp thì phải tiếp tục mua căn hộ chung cư khác. Nếu lại tiếp tục mua một căn hộ

khác thì có thể thời gian và những thủ tục pháp lý sẽ làm ảnh hưởng công việc của người này. Mặt khác, có rất nhiều công trình xây dựng có tuổi thọ cao hơn con số 50 năm và hơn thế nữa khi các công trình xuống cấp thì vẫn được sửa chữa hoặc có thể

xây mới lại. Khi đó các chủ sở hữu có thể tiếp tục sở hữu nhà ở, phục vụ cho cuộc sống. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc không khuyến khích được các cá nhân

      

37 Báo cáo số 400/BC-CP của Chính phủ về tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết số 19/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội về thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam và đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 19/2008/QH12 ngày 14 tháng 10 năm 2013

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương 41 SVTH: Nguyễn Ngọc Tiến

       

nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Năm mươi năm đối với một cá nhân thì cũng khá dài, nhưng nếu như người này có gia đình cùng sinh sống thì con cái của họ

cũng muốn tiếp tục sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam thì lại khá ngắn. Bởi có thể nhận thấy rằng nếu con cái họ thừa kế căn hộ chung cư thì thời gian còn lại để

sở hữu không nhiều và sẽ dẫn đến tình trạng bán nhà cũ mua nhà mới.

Ngoài ra, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê được sở hữu nhà ở với thời hạn là theo thời hạn của giấy chứng nhận đầu tư. Mặt khác theo Luật

đầu tư 2005 thì thời hạn đầu tư cũng chỉ có tối đa 50 năm hoặc tối đa 70 năm đối với những dự án thuộc vùng kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn…Tuy nhiên, thời gian 70 năm của các dự án này chưa hấp dẫn được nhiều chủ đầu tư và ít có chủđầu tư nước ngoài quan tâm xây dựng nhà ở cho thuê tại các khu vực khó khăn này dẫn đến còn nhiều nơi không có hoặc rất ít nhà chung cư thuộc dự án nhà ở thương mại. Nhìn chung, thời hạn của giấy chứng nhận đầu tư còn khá ít so với mong muốn của chủđầu tư vì vậy mà việc họ sở hữu nhà ở cũng ít, thời hạn đầu tư đang ảnh hưởng đến nhu cầu sở hữu nhà ở của họ.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (Trang 44 -46 )

×