0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Điều kiện cho người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (Trang 27 -28 )

Để những đối tượng trên được quyền sở hữu nhà ở thì pháp luật Việt Nam còn quy định thêm những điều kiện kèm theo. Với mục đích của việc trao quyền sở hữu nhà ở cho người nước ngoài là để đảm bảo quyền sở hữu nhà ở và tạo điều kiện cho họ

có môi trường sống tốt nhất nhưng họ phải đạt những điều kiện nhất định tránh tình trạng sở hữu nhà ở tràn lan, gây khó kiểm soát và nghiêm trọng hơn là an ninh quốc phòng bịđe dọa. Do có hai văn bản khác nhau quy định về quyền sở hữu nhà ở của cá nhân nước ngoài nên từđó xảy ra vấn đề là có hai nhóm đối tượng sở hữu nhà ở khác nhau. Chính vì thế nên điều kiện để các đối tượng này sở hữu nhà ở cũng khác nhau.

Thứ nhất,đối với cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ởđể cho thuê thì Luật nhà ở 2005 không có một điều luật nào quy định cá nhân này phải đáp ứng về điều kiện gì để được mua và sở hữu nhà ở. Kể cả các văn bản hướng dẫn cũng không có quy định nào đề cập tới. Đối với một cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để

cho thuê tại Việt Nam trên thực tế đến Việt Nam sẽđược cho phép cư trú, sau đó họ

phải xin Giấy chứng nhận đầu tưđể thực hiện dự án. Phải chăng cá nhân nước ngoài

đầu tư xây dựng nhà ở cho thuê phải đáp ứng đầy đủ quy trình này mới có quyền sở

hữu nhà ở tại Việt Nam. Nói chung, Luật nhà ở 2005 còn thiếu xót ở điểm chưa quy

định điều kiện cho cá nhân nước ngoài trên để có được quyền sở hữu nhà ở.

Thứ hai, cá nhân nước ngoài quy định tại Nghị quyết 19/2008/QH12 có hai điều kiện chính mà phải đáp ứng mới được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo Điều 3 là:

Trước tiên, cá nhân này phải đang sinh sống tại Việt Nam, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ một năm trở lên.

Đối với việc cư trú của một cá nhân nước ngoài phải xem xét là cá nhân nước ngoài này phải là cá nhân thường trú hay chỉ tạm trú tại Việt Nam là thỏa điều kiện. Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 24 tháng 4 năm 2000 quy định tại khoản 2, 3 Điều 3 về“Người nước ngoài thường trú” là người

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương 23 SVTH: Nguyễn Ngọc Tiến

nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam còn “người nước ngoài tạm trú” là người nước ngoài cư trú có thời hạn ở Việt Nam. Tức là người nước ngoài thường trú thì không quy định thời hạn cư trú còn người nước ngoài tạm trú thì có quy

định về thời gian cư trú (có thể dưới 12 hoặc trên 12 tháng). Người nước ngoài tạm trú dưới 12 tháng thì phải có thị thực Việt Nam (trừ trường hợp được miễn thị thực), từ 1 năm trở lên được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp Thẻ tạm trú (Thẻ tạm trú có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm) còn trường hợp thường trú thì được cấp Thẻ thường trú (3 năm xuất trình với cơ quan có thẩm quyền một lần).19 Từ những quy định trên ta có thể thấy, người nước ngoài tạm trú dưới 12 tháng

được sở hữu nhà ở là không phù hợp vì sẽ không đảm bảo được các quy định của Nghị

quyết 19/2008/QH12 là cá nhân nước ngoài được mua nhà ở khi đã cư trú tại Việt Nam từ một năm trở lên. Tóm lại, điều kiện người nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ 1 năm trở lên được mua và sở hữu nhà ở phải thuộc trường hợp người nước ngoài tạm trú từ 1 năm trở lên và người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.

Kế tiếp, cá nhân nước ngoài này không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Điều kiện này cũng khá phù hợp bởi vì những người được hưởng quyền lợi này là những người nước ngoài liên quan đến lĩnh vực chính trị. Việc sở hữu nhà ở của họ sẽ gây khó khăn về

mặt chính trị cho nước ta, công tác quản lý cũng gặp nhiều khó khăn chẳng hạn khi xảy ra tranh chấp thì họ được hưởng quyền miễn trừ xét xử...Đây được xem là những

đối tượng đặc biệt chỉ được hưởng chếđộđặc biệt và không ảnh hưởng đến lợi ích của các bên. Những quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự cũng được pháp luật Việt Nam ghi nhận dựa trên Công ước Viên 1961 về ngoại giao và Công ước viên 1963 về

lãnh sự của Liên hiệp quốc cho nên quyền lợi của những cá nhân nước ngoài này cũng

được pháp luật bảo hộ rõ ràng.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (Trang 27 -28 )

×