0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Loại hình nhà ở mà người nước ngoài được mua và sở hữu

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (Trang 31 -32 )

Loại hình nhà ở mà cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng được sở hữu ta có thể

suy luận từ khoản 1 Điều 125 Luật nhà ở 2005 là “Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê tại Việt Nam được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở đó.”, tức là cá nhân này được quyền sở hữu nhà ở mà cá nhân này xây dựng. Trong khi đó, tại chương 1 người viết đã phân tích thì nhà ở có bốn loại là nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở riêng lẻ và nhà ở

công cụ. Xét về chủ thể xây dựng nhà ở thì cá nhân nước ngoài được quyền đầu tư xây dựng hai loại nhà ở là nhà ở thương mại và nhà ở xã hội vậy theo điều luật trên ta có thể suy ra cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở cho thuê tại Việt Nam thì được sở hữu loại hình nhà ở thương mại và nhà ở xã hội. Nói chung, loại hình nhà ở mà cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ởđể cho thuê được quyền sở hữu nhà ở mà pháp luật về nhà ở đang hướng tới là tùy thuộc vào loại nhà ở xây dựng trong dự án mà cá nhân nước ngoài được phép đầu tư (nhà ở xã hội hoặc nhà ở thương mại).

Riêng những đối tượng là cá nhân nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam theo Nghị quyết 19/2008/QH12 thì cũng được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 1 của Nghị

quyết 19/2008/QH12 như sau: “Nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu theo quy định của Nghị quyết này là căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại và không thuộc khu vực hạn chế hoặc cấm người nước ngoài cư trú, đi lại.”. Tức là các đối tượng cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam như đã phân tích ở trên thì loại hình nhà ở mà họđược quyền mua và sở hữu là căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại. Ngoài ra, nhà ở này không thuộc khu vực hạn chế hoặc cấm người nước ngoài cư trú, đi lại như không được cư

GVHD: Bùi Thị Mỹ Hương 27 SVTH: Nguyễn Ngọc Tiến

trú ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác), không được vào khu vực có cắm biển cấm đi lại theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.22 Vì đây là những khu vực nhạy cảm, liên quan đến anh ninh quốc gia nên việc hạn chế này là phù hợp.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (Trang 31 -32 )

×