Thử nghiệm hoạt tính sinh học của tinhdầu Sả Chanh

Một phần của tài liệu ly trích và khảo sát thành phần hóa học của tinh dầu sả chanh (cymbopogon citratus stapf.) (Trang 42 - 46)

d. Đề nghị và điểm:

3.2.6Thử nghiệm hoạt tính sinh học của tinhdầu Sả Chanh

Khả năng kháng oxy hóa của tinh dầu Sả Chanh được tiến hành thực hiện bằng phương pháp thử hoạt tính với DPPH.

2,2-Diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH) là gốc tự do ổn định trong methanol, ethanol được dùng để sàn lọc tác dụng kháng oxy hóa của các chất nghiên cứu. Hoạt tính chống oxy hóa thể hiện qua việc làm giảm cường độ màu của DPPH, được xác định bằng cách đo quang ở bước sóng 570 nm.

27

Phản ứng làm sạch gốc tự do DPPH của các chất chống oxy hóa được minh họa bằng phảnứng sau: N N NO2 O2N NO2 N NH NO2 O2N NO2 + RH + R

Diphenylpicrylhydrazyl (free radical) Diphenylpicrylhydrazine (nonradical) Tiến hành khảo sát khả năng kháng oxy hóa trên 3 mẫu tinh dầu Sả ly trích từ thân, lá và mẫu tinh dầu Sả thương mại với 100 µL mẫu tinh dầu pha loãng 20 lần bằng ethanol. Dung dịch DPPH khảo sát được pha trong ethanol có nồng độ 0,006% và được đo tại bước sóng 570 nm. Các dung dịch được pha theo bảng sau:

Bảng 3.1: Phương pháp khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của tinh dầu Sả Chanh

STT Mẫu tinh dầu (µL) Ethanol

(µL) DPPH (µL) 1 0 250 250 2 50 200 3 100 150 4 150 100 5 200 50 6 250 0

Các mẫu được ủ ở nhiệt độ phòng trong khoảng 30 phút trong điều kiện không có ánh sáng, sau đó tiến hành xác định mật độ quang của các dung dịch. Từ đó, đánh giá hoạt độ làm sạch gốc tự do DPPH của mẫu theo công thức sau:

100 A ) A (A % m m t    t

A : Mật độ quang của mẫu trắng.

m

A : Mật độ quang của mẫu thật.

28

3.2.6.2 Khảo sát khả năng kháng vi sinh vật của tinh dầu Sả Chanh

Thử nghiệm hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu Sả Chanh được thực hiện tại phòng kiểm nghiệm Hóa lý-Vi sinh, Viện Pasteur, Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyên tắc

Hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu được thử nghiệm bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch và đo đường kính vòng ức chế.

Tạo những lỗ hình trụ có đường kính 6 mm trên bề mặt đĩa thạch MH (Mueller Hinton Agar), sau đó trải vi sinh vật (nồng độ 106 CFU/mL) lên bề mặt thạch sau cho tiếp xúc đều. Dùng micropipette hút một lượng vừa đủ tinh dầu có nồng độ nhất định (C0, C1, C2, C3, C4) bơm vào các lỗ thạch.

Ủ ấm các đĩa này trong vòng 24 giờ. Tinh dầu sẽ khuếch tán trên mặt thạch và ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật, tạo vòng kháng vi sinh vật xung quanh lỗ thạch. Đo đường kính vòng vô khuẩn xuất hiện, nếu đường kính lớn hơn 6 mm thì kết luận có dấu hiệu diệt khuẩn và nấm.

Tinh dầu Sả Chanh được tiến hành thử nghiệm trên 4 loại vi sinh vật như sau:

Vi khuẩn Escherichia coli: là vi khuẩn Gram (-), bình thường có trong phân người khỏe mạnh và có khả năng gây tiêu chảy mãn tính hay cấp tính, nhất là ở trẻ em. Ngoài ra, nó còn gây ra các bệnh như: nhiễm khuẩn đường tiểu, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não. E.coli tiết ra độc tố ruột, colixin, dung huyết tố, penixilinaza.

Vi khuẩn Staphylococcus aureus: là vi khuẩn Gram (+), hình cầu, tụ thành chùm, đôi khi từng tế bào đơn hay từng đôi. Do có khả năng tạo độc tố enterotoxin bền nhiệt nên vi khuẩn S. aureus có thể gây ngộ độc thực phẩm khi không có sự hiện diện của tế bào sống. Ngoài ra, S. aureus xâm nhập vào da và niêm mạc, gây viêm loét da hay nội quan, nhiễm trùng máu, tiêu chảy, nôn mửa. Sự nhiễm trùng xảy ra ở những cơ thể đề kháng kém như già yếu, trẻ còn bú, người bị bệnh tiểu đường.

Vi nấm Aspergillus niger: có cấu tạo đa bào, tạo thành những tổ chức khác nhau như sợi cơ chất. Sợi cơ chất của nấm mốc không đơn giản như ở xạ khuẩn mà phức tạp hơn. Ở loài Aspergillus niger có sợi cơ chất giống như rễ chùm ở thực vật gọi là rễ giả. Ở những loài nấm mốc kí sinh trên thực vật, sợi cơ chất tạo thành những cấu trúc đặc biệt gọi là vòi hút. Loại nấm mốc này thường gây bệnh hại cây trồng, làm thối rửa rau quả trong quá trình bảo quản. Các sản phẩm

29

sinh học từ chủng nấm này cũng đang được nghiên cứu và cho thấy phần nào có lợi trong chăn nuôi, giúp tăng trọng nhanh.

Vi nấm Candida albicans: là nấm men nội sinh thường gây ra ở niêm mạc hay da bị tổn thương, đôi khi gây nhiễm trùng huyết, viêm nội mạc cơ tim và viêm màng não, là tác nhân gây bệnh Candiadiasis hay “thrush” là một loại nấm bệnh phụ khoa ở phụ nữ.

30

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu ly trích và khảo sát thành phần hóa học của tinh dầu sả chanh (cymbopogon citratus stapf.) (Trang 42 - 46)