0
Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

So sánh các phương án cải tạo phục hồi mô

Một phần của tài liệu LẬP DỰ ÁN CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ CHO DỰ ÁN NÂNG CÔNG SUẤT MỎ (Trang 72 -72 )

II- Phân tích thực trạng các dự án cải tạo phục hồi môi trường phục vu cho dự

3- So sánh các phương án cải tạo phục hồi mô

Qua các chỉ tiêu phân tích ở trên, so sánh giữ 2 phương án cải tạo, phục hồi môi trường, kết quả theo bảng 9

Bảng 9: Bảng so sánh các phương án cải tạo, phục hồi môi trường

STT Các chỉ tiêu so sánh Phương án 1 Phương án 2

(1) (2) (3) (4)

I Giảm nguy cơ sự cố môi trường

1 Sụt lún, nứt gãy, trượt lở mặt địa hình

Giảm thiểu nhiều do hố mỏ được lấp đầy

Thời gian đầu bờ hồ chưa ổn định

2 Chống thấm Không còn tích tụ nước mặt

Có tích tụ nước mặt trong hồ

(1) (2) (3) (4)

3 Môi trường không khí Còn khả năng ô nhiễm bụi do thiếu nước

Có cải thiện tốt về độ ẩm cho môi trường

4 Môi trường nước Không có dự trữ nước mặt

Có dự trữ nước mặt cho khu vực

II Các chỉ tiêu kinh tế

1 Chi phí cải tạo, phục hồi Chi phí rất lớn, không hiệu quả về kinh tế Chi phí không lớn, phù hợp khả năng tài chính 2 Đất chuyển đổi mục đích sử dụng 3.948.060m2 1.166.876m2

3 Diện tích mặt nước được tạo ra

1.104.960m2

4 Chỉ số phục hồi đất -259,198 +21,857

4-Lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường:

Qua bảng so sánh các chỉ tiêu giữa 2 phương án, về mặt kỹ thuật cả 2 phương án đều có tác dụng giảm thiểu nguy cơ sự cố môi trường sau khai thác mỏ, về mặt kinh tế phương án I không hiệu quả (Ip<0), phương án II có hiệu quả (Ip>0).

Căn cứ theo điều kiện thực tế, khu vực dự án cải tạo, phục hồi môi trường hiện tại chưa có nhu cầu chuyển đổi thành đất ở. Địa hình là đồi núi rất thiếu nước, sau khi cải tạo cần có hồ dự trữ nước tạo điều kiện tốt cho sản xuất và điều hòa môi trường.

Lựa chọn phương án II: Cải tạo, phục hồi môi trường dạng hố mỏ tạo hồ nước cho Dự án mở rộng mỏ than Núi Béo.

5- phương pháp hoàn thiện dự án

a – Hoàn thiện dự án bằng phương pháp đấu thầu - Sơ tuyển nhà thầu

Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện trước khi tổ chức đấu thầu nhằm chọn được các nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu.

+ Trình tự thực hiện sơ tuyển bao gồm lập hồ sơ mời sơ tuyển; thông báo mời sơ tuyển; tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển; trình và phê duyệt kết quả sơ tuyển; thông báo kết quả sơ tuyển;

+ Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển phải được nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển theo mẫu hồ sơ mời sơ tuyển do Chính phủ quy định bao gồm tiêu chuẩn về năng lực kỹ thuật, tiêu chuẩn về năng lực tài chính và tiêu chuẩn về kinh nghiệm.

- Lập hồ sơ mời thầu

Hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu do Chính phủ quy định và bao gồm các nội dung sau đây:

+ Yêu cầu về mặt kỹ thuật:

Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, bao gồm các yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn đối với chuyên gia (điều khoản tham chiếu);

Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, bao gồm yêu cầu về phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng hàng hoá được xác định thông qua đặc tính, thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, thời gian bảo hành, yêu cầu về môi trường và các yêu cầu cần thiết khác;

Đối với gói thầu xây lắp, bao gồm yêu cầu theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bảng tiên lượng, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu cần thiết khác;

+ Yêu cầu về mặt tài chính, thương mại, bao gồm các chi phí để thực hiện gói thầu, giá chào và biểu giá chi tiết, điều kiện giao hàng, phương thức và điều kiện thanh toán, nguồn tài chính, đồng tiền dự thầu và các điều khoản nêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.

+ Tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu quan trọng, điều kiện ưu đãi (nếu có), thuế, bảo hiểm và các yêu cầu khác.

- Mời thầu

Việc mời thầu được thực hiện theo quy định sau đây: + Thông báo mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi;

+ Gửi thư mời thầu đối với đấu thầu hạn chế hoặc đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển. Như vậy là việc đấu thầu làm dự án cải tạo phục hồi môi trường của công ty cổ phần than Núi Béo là rộng và được nhiều nhà thâu tham gia đấu thầu để chon ra nhà thầu có đủ năng lực thực hiện dự án này.

b – Hoàn thiện dự án bằng phương pháp chỉ định thầu.

- Quy trình chỉ định thầu như sau.

+ Quy trình thực hiện chỉ định thầu đối với một gói thầu + Lập và phát hành hồ sơ yêu cầu;

+ Chuẩn bị hồ sơ đề xuất;

+ Đánh giá, xem xét hồ sơ đề xuất và đàm phán về các đề xuất của nhà thầu; + Trình duyệt, thẩm định và phê duyệt kết quả chỉ định thầu;

+ Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng. - Hồ sơ yêu cầu

+ Bên mời thầu lập hồ sơ yêu cầu, đối với gói thầu dịch vụ tư vấn không cần nêu tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp; đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế) không cần nêu các yếu tố để xác định giá đánh giá. Căn cứ quy mô, tính chất của từng gói thầu mà đưa ra yêu cầu cụ thể trong hồ sơ yêu cầu song cần bảo đảm có các nội dung sau đây:

+ Đối với gói thầu thầu yêu cầu về kinh nghiệm, năng lực; yêu cầu về mặt kỹ thuật, phạm vi, khối lượng công việc, tiêu chuẩn và giải pháp kỹ thuật, chất lượng công việc, thời gian thực hiện; yêu cầu đề xuất về giá; yêu cầu về thời gian chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất, thời hạn hiệu lực của hồ sơ đề xuất và các nội dung cần thiết khác; không nêu yêu cầu về bảo đảm dự thầu.

Việc đánh giá các yêu cầu về mặt kỹ thuật được thực hiện theo tiêu chí "đạt", "không đạt" và được thể hiện trong hồ sơ yêu cầu.

+ Chủ đầu tư chịu trách nhiệm phê duyệt hồ sơ yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này để bên mời thầu gửi cho nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất.

- Hồ sơ đề xuất

Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất trên cơ sở hồ sơ yêu cầu, bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính, thương nại.

- Đánh giá, xem xét hồ sơ đề xuất và đàm phán về các đề xuất của nhà thầu + Bên mời thầu tiến hành đánh giá hồ sơ đề xuất của nhà thầu và đàm phán về các đề xuất của nhà thầu theo yêu cầu trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu có thể mời nhà thầu đến thương thảo, giải thích, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thi công của hồ sơ yêu cầu;

+ Nhà thầu được đề nghị trúng chỉ định thầu khi hồ sơ đề xuất đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Có đủ năng lực và kinh nghiệm theo hồ sơ yêu cầu;

- Có đề xuất về kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá;

- Có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán (giá gói thầu) được duyệt cho gói thầu.

- Trình duyệt, thẩm định và phê duyệt kết quả chỉ định thầu

+ Trên cơ sở báo cáo kết quả chỉ định thầu, báo cáo thẩm định, người quyết định đầu tư phê duyệt hoặc uỷ quyền phê duyệt kết quả chỉ định thầu đối với

gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu từ 500 triệu đồng trở lên, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế) có giá gói thầu từ 1 tỷ đồng trở lên; chủ đầu tư phê duyệt kết quả chỉ định thầu gói thầu dịch vụ tư vấn có giá dưới 500 triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp có giá gói thầu dưới 1 tỷ đồng đối với các gói thầu thuộc dự án quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 1 của Luật Đấu thầu;

+ Đối với gói thầu thực hiện chỉ định thầu thuộc dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu, chủ đầu tư trình báo cáo kết quả chỉ định thầu lên người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền theo quy định tại khoản 7 Điều 40 Nghị định này.

- Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng

Trên cơ sở quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, bên mời thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu để chủ đầu tư ký kết hợp đồng.

- Đối với các gói thầu thuộc trường hợp sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu thì việc chỉ định thầu không phải thực hiện theo quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này nhưng sau không quá 15 ngày, kể từ ngày chỉ định thầu, chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó và nhà thầu phải tiến hành các thủ tục xác định khối lượng và giá trị công việc để hai bên ký kết hợp đồng làm cơ sở cho việc thực hiện và thanh toán.

- Trường hợp được phép áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư thì tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án tiến hành việc lập và phê duyệt dự toán theo quy định tại khoản 3 Điều 20 của Luật Đấu thầu. Trong trường hợp này, dự toán là giá trị tương

ứng với khối lượng công việc được người đứng đầu cơ quan chuẩn bị dự án phê duyệt.

- Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới 500 triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp có giá gói thầu dưới 1 tỷ đồng thuộc dự án cải tạo, sửa chữa lớn của doanh nghiệp nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 1 của Luật Đấu thầu được áp dụng chỉ định thầu khi thấy cần thiết nhưng phải bảo đảm quy trình chỉ định thầu quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này, trừ trường hợp nêu tại khoản 10 Điều này.

- Đối với các gói thầu có giá gói thầu dưới 150 triệu đồng, khi áp dụng hình thức chỉ định thầu cần thực hiện theo trình tự sau đây:

+ Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc và giá gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc, dịch vụ, hàng hoá cần đạt được và giá trị tương ứng;

+ Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mời thầu và nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để ký kết hợp đồng;

+ Sau khi thương thảo, hoàn thiện hợp đồng xong, bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả chỉ định thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu.

c - Hoàn thiện phương án kết hợp giữa các bên.

- Phương pháp này ít được sử dụng trong việc lam dự án ma chi được làm thi chủ đầu tư thiếu phần thi thiết kế còn phân thi công và lâp dự toán thi lam được không phải thuê.

d- Lựa chọn phương pháp để hoàn thiện dự án.

- Với các phương pháp hoàn thiện dự án trên thì phương pháp hoàn thiện chỉ định thầu là phương pháp khả thi nhất vì trong tập đoàn công nghiêp than có

rất nhiều các công ty chuyên làm về các dự án về môi trường do đo tập đoàn cũng có thể chỉ định các công ty này làm về dự án cải tạo môi trường phục vụ cho dự án mở rộng mỏ của công ty cổ phần than Núi Béo

Các hạng mục công trình của Dự án cải tạo, phục hồi môi trường đã lập ở trên đáp ứng mục tiêu đã đề ra, đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường và phục vụ các mục đích có lợi cho con người, tạo được môi trường sinh thái tốt hơn cho khu vực.

Dự án cải tạo phục hồi môi trường đáp ứng được yêu cầu đề ra về môi trường xung quanh khu vực dân cư cung như đáp ứng được yêu cầu về khu mở rộng mỏ nhằm mục đích mở rộng sản xuất nâng cao sản lượng của mỏ đạt được mục đích lãnh đạo tập đoàn và công ty đề ra cho việc phát triển mỏ.

Thực hiện phương châm lý thuyết gắn liền với thực tiễn và những kiến đã học được sau 3 năm, với sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy, cô trong khoa quản lý kinh tế trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã giúp cho em được vốn kiến thức nhất định.

Trong 8 tuần thực tập tại Công ty cổ phần than Núi Béo – TKV, thuộc Tập đoàn Công Nghiệp Than – Khoáng Sản Việt Nam, được sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS – TS Phan Kim Chiến, sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của các phòng ban chức năng Công ty cổ phần than Núi Béo – TKV đã tạo điều kiện thuận lợi giúp cho em được tìm hiểu và thu thập những số liệu cần thiết để phục vụ cho việc lập báo cáo nghiên cứu về lĩnh vực môi trường trong SXKD than lộ thiên của vùng than Quảng Ninh.

* Nội dung báo cáo gồm:

Chương I: Tổng quan về dự án và dự án mơ.

Chương II: Phân tích thực trạng của dự án cải tạo phục hồi môi trường phục vụ cho dự án mở rộng mỏ,công ty cổ phần than Núi Béo.

Chương III: Các phương pháp thực hiện dự án cải tạo phục hồi môi trường phục vụ dự án mở rộng mỏ, công ty cổ phần than Núi Béo.

Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần than Núi Béo- TKV là toàn bộ hiểu biết của em về quá trình phát triển và hoạt động hoạt động môi trường

trong khai thác mỏ lộ thiên của Công ty. Do hạn chế về thời gian và trình độ, sự tiếp cận chưa sâu, báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý của thấy giáo Chiến cùng các thầy cô trong khoa quản lý kinh tế để em được kiện toàn và vận dụng kiến thức đã được trang bị vào thực tiễn tốt

1- Giáo trình kinh tế môi trường – Tác giả PGS – TS Hoàng Xuân Cơ - Nhà Xuất bản Giáo Dục- Năm 1999.

2- Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án mở rộng sản xuất kinh doanh - Công ty than Núi Béo – Trung tâm quan trắc phân tích môi trường - 2007.

3- Báo cáo Tổng kết công tác bảo vệ và phòng ngừa sự cố môi trường của Tổng công ty than Việt Nam giai đoạn 1995 - 2004.

4- Báo cáo Kết quả quan trắc môi trường Công ty than Núi Béo năm 2007 - Công ty cổ phần Tin học, Công nghệ và Môi trường - TKV năm 2007. 5- Đánh giá tác động môi trường đến các vùng than ở Quảng Ninh – Viện khoa học mỏ và Trường Đại học Mỏ Địa Chất – Nhà xuất bản Giao thông


Một phần của tài liệu LẬP DỰ ÁN CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ CHO DỰ ÁN NÂNG CÔNG SUẤT MỎ (Trang 72 -72 )

×