II- Phân tích thực trạng các dự án cải tạo phục hồi môi trường phục vu cho dự
b Sự cố môi trường có thể sảy ra trong quá trình khai thác và cải tạo, phục
phục hồi môi trường:
Trôi lấp và sạt lở đất có thể xảy ra ở các bãi thải đang hoạt động của mỏ, do độ cao và độ dốc của bãi thải và tầng thải.
Tuân thủ nghiêm ngặt Quy hoạch phát triển ngành than giai đoạn 2006÷2015, có xét triển vọng đến năm 2025, Công ty cổ phần than Núi Béo đã thực hiện nhiều công trình xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường ngay trong quá trình sản xuất như: cải tạo bãi thải về độ dốc sườn tầng, độ rộng mặt và độ cao tầng thải, trồng cây xanh trên tầng thải đã kết thúc nhằm tạo cảnh quan mới, giảm thiểu ô nhiễm và hạn chế đến mức tối thiểu các sự cố về môi trường tại các bãi thải và khu vực lân cận.
5 - Hiện trạng môi trường tại thời điểm lập dự án cải tạo, phục hồi môi trường
a - Tài nguyên đất rừng, sinh vật trong khu vực mỏ:
Do tác động của các hoạt động khai thác than, hoạt động dân sinh làm cho khu vực không còn rừng tự nhiên và thay vào đó chỉ có một số diện tích rừng tái sinh, rừng trồng với các mục đích làm rừng phòng hộ, rừng khai thác gỗ....Tài nguyên rừng và hệ sinh thái ở khu vực mỏ rất nghèo nàn, ít có giá trị, không có thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm. Các loài cây cối ở đây thường là bụi cây nhỏ, dây leo thưa thớt, ít có giá trị sử dụng: me rừng, chổi xể, cỏ tranh, lau sậy, sim....
Đất đai trong khu vực mỏ với phần lớn diện tích là đồi trọc, độ che phủ thực vật thấp, rất nghèo các thành phần dinh dưỡng đặc biệt ở khu vực các khai trường, bãi thải. Tuy nhiên, có một số chỉ tiêu đặc trưng khác phù hợp với đất đai sử dụng cho mục đích lâm nghiệp, có thể trồng cây phủ xanh sau khi kết thúc khai thác, đổ thải để thực hiện công tác hoàn nguyên môi trường.