Thực trạng các dự án về môi trường của công ty

Một phần của tài liệu Lập dự án cải tạo môi trường phục vụ cho dự án nâng công suất mỏ (Trang 37)

II- Phân tích thực trạng các dự án cải tạo phục hồi môi trường phục vu cho dự

2Thực trạng các dự án về môi trường của công ty

- Hiện nay công ty cổ phần than Núi Béo có rất nhiều dự án về môi trường, các dự án đã được thực hiện là.

+ Hoàn nguyên bãi thải chính bắc ( kết hợp với sở tài nguyên và môi trường – Quảng Ninh )

+ Quan trắc môi trường mỏ ( kêt hợp với 1 trương Đại Học của Đức ) + Xử lý nước thải moong

+ Trồng cây ở các bãi thải trong đã hoàn nguyên.

- Các dự án này đã hoàn thành và được lãnh đạo tập đoàn than đánh giá rât cao và vốn đầu tư của các dự án này là từ nguồn vốn môi trường của tập đoàn và của công ty cổ phần than Núi Béo.

- Các dự án về môi trường của công ty cổ phần than Núi Béo đang thực hiện đã được tập đoàn phê duyệt, đang được triển khai và có khả năng đạt hiệu quả cao là: các dự án bao gốm.

+ Dự án nạo vét mương từ Sẹc Lồ đến khu tái định cư Khe Cá

+ Dự án cải tạo phục hồi môi trường phục vụ cho dự án mở rộng mỏ công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin.

3- Hiện trạng môi trường môi trường xung quang khu vực cải tạo. a - Hiện trạng cấu tạo địa chất, mực nước ngầm

- Hiện trạng cấu tạo địa chất:

Khu vực công trường vỉa 14 cánh Đông và công trường vỉa 14 cánh Tây

Cuội kết: Có màu trắng đến phớt hồng. Thành phần hạt chủ yếu là thạch anh ít silic, kích thước hạt từ 5 - 12mm, ximăng gắn kết là cát thạch anh. Đá có cấu tạo khối hoặc phân lớp dày, bị nứt nẻ mạnh.

Sạn kết: Màu từ xám đến xám phớt hồng, thành phần hạt chủ yếu là thạch anh, độ hạt từ 1 - 3 mm độ lựa chọn kém. Xi măng gắn kết là cát thạch anh, silic, đá bị nứt nẻ mạnh. Đá thường có cấu tạo khối, phân lớp dày.

Cát kết: Là loại đá phổ biến trong khu mỏ, màu xám tro đến xám trắng. Thành phần hạt chủ yếu là thạch anh, độ hạt nhỏ hơn 1mm. Đá có cấu tạo phân lớp dày, ít bị nứt nẻ.

Bột kết: Phân bố ở vách trụ vỉa than. Bột kết có màu xám tro đến xám đen. Thành phần hạt chủ yếu là sét, cát độ hạt từ 0,01 - 0,1 mm, xi măng chiếm tỷ lệ 50 - 70% chủ yếu là sét. Đá có cấu tạo phân lớp, ít bị nứt nẻ.

Sét kết: màu xám đến xám đen, cấu tạo dạng phân lớp, bị nén ép có dạng phân phiến. Đá kém bền vững, dễ bị vỡ vụn, bở rời. Các chỉ tiêu cơ lý của từng loại đá xem bảng

Bảng: Các chỉ tiêu cơ lý của từng loại đá

Tên đá Giới hạn bền nén ∂n Giới hạn bền kéok Lực dính kết C (kg/ cm2) Góc ma sát ϕ(độ) Dungtrọng (g/cm3) Tỷ trọng (g/cm3)

(Kg/cm2) (Kg/ cm2) Cuội kết 461-1010844 38-8070 240-420340 33 20'-37035020'0 20' 2.36-2.672.57 2.62-2.782.69 Sạn kết 231-42281407 26-289139 77-1640537 32 0 30'-38320 0 30' 2.55-2.742.64 2.59-2.782.68 Cát kết 263-2547962 16-280114 111-560313 27 -380 3100 30 ' 2.28-2.752.58 2.59-2.912.69 Bột kết 132-1987570 18-9155 62.5-30.917.7 16 0 5 290' -57 0 Sét kết 178-888467 - - - 2.21-2.742.6 2.51-2.852.64

- Khu vực công trường vỉa 11, 13 mở rộng + Cuội sạn kết:

Trong địa tầng cuội sạn kết chiếm 20÷30%. Cuội sạn kết có màu từ xám trắng, trắng đến phớt hồng, độ hạt thay đổi 1÷15 mm.Thành phần chủ yếu là thạch anh, xi măng gắn kết là cát thạch anh, si lích. Cuội sạn kết có cấu tạo phân lớp từ trung bình đến dày, chiều dày lớp 3÷10m. Đá bị nứt nẻ mạnh, khả năng chứa nước và lưu thông nước tốt. Đá cuội sạn kết có độ bền vững cao. Hệ số độ cứng thay đổi 4÷15, độ cứng fTB = 10.

+ Cát kết:

Trong khu vực khai thác cát kết chiếm từ 20÷30%. đá có màu xám tro đến xám trắng. Thành phần hạt chủ yếu là thạch anh độ hạt nhỏ hơn 1mm. Đá có cấu tạo phân lớp từ trung bình đến dày. Đá cát kết phân bố ở đoạn giữa 2 vỉa than và phần trên cùng của địa tầng. Trong nguyên khối đá cát kết ít nứt nẻ, khả năng chứa nước và lưu thông tốt. Đá cát kết có độ cứng thay đổi từ 133÷3132 kg/cm2, hệ số độ cứng fTB = 9,6.

Trong phạm vi khai trường đá bột kết có màu từ xám tro đến xám đen. Trong địa tầng bột kết chiếm từ 30÷40%. Thành phần hạt chủ yếu là sét, cát độ hạt từ 0,01÷0,1mm. Xi măng chiếm từ 50÷70% chủ yếu là sét. Đá có cấu tạo phân lớp từ mỏng đến dày. Các lớp bột kết vách trụ của các vỉa than thường có chiều dày mỏng chỉ từ 1÷3m. Bột kết phân bố xa vách trụ có cấu tạo lớp dày từ 5÷15m thậm trí có lớp bộ kết dày đến 30m (LK.1816). Bột kết có độ cứng trung bình, hệ số độ cứng f = 5,7. Bột kết ít nứt nẻ, ít chứa nước.

+ Sét kết:

Đá sét kết có màu đen, xám đen có cấu tạo dạng phân lớp mỏng, bị nén ép có tính phân phiến. Trong địa tầng sét kết chỉ là những lớp mỏng phân bố ở vách trụ các vỉa than và kẹp trong vỉa than. Sét kết chỉ chiếm từ 2÷3% trong toàn bộ địa tầng. đá kém bền vững, dễ vỡ vụn, khi bị phong hoá ngậm nước trở thành sét mềm dẻo.

Bảng: Tổng hợp tính chất cơ lý của các loại đá khu mở rộng phía Tây

công trường vỉa 14 Cánh Đông

TT Loại đá Tỷ lệ phân bố % Trọng lượng thể tích γ -T/m3 Cường độ kháng nến σn kg/cm2 Cường độ kháng kéo σk kg/cm2 Lực dính kết C kg/cm2 Góc ma sát trong ϕ độ 1 Sét kết 5 2,60 467 - 35 29,5 2 Bột kết 40 2,62 570 66,51 125,1 29,5 3 Cát kết 35 2,58 960 114,0 232,6 32,0 4 Cuội sạn kết 20 2,61 1008 340,0 350,0 33,50 Trung bình 100 2,59 789 142 203 31,18 b - Hiện trạng mực nước ngầm:

Địa tầng khu khai thác thuộc hệ Trias thống thượng bậc Nori điệp Hòn Gai (T3n-hg2) bao gồm các loại đá trầm tích: Cuội sạn kết, cát kết, bột kết.

Chúng có cấu tạo khối từ mức -50 trở lên, đá bị nứt nẻ mạnh do ảnh hưởng của khai thác hầm lò mỏ Hà Lầm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo các kết quả nghiên cứu ban đầu trong địa tầng có mặt hai tầng chứa nước. Tầng chứa nước tiềm thuỷ (không áp) từ vách vỉa 14 trở lên và tầng chứa nước áp lực cục bộ từ trụ vỉa 14 trở xuống. Do cấu tạo đơn nghiêng và quá trình khai thác lộ thiên khai trường vỉa 14 cánh Đông đến tháng 6 năm 2008 đáy mỏ ở mức - 100 đã hạ thấp cao trình mực nước ngầm. Kết quả khảo sát thực địa cho thấy tại bờ trụ công trường vỉa 14 cánh Đông và trụ vỉa 14 công trường vỉa 14 cánh Tây Núi Béo vào mùa khô hầu như không có nước ngầm xuất lộ. Vào mùa mưa cũng chỉ quan trắc được nước ngầm thoát ra từ chân bãi thải phụ Bắc và Tây Nam công trường vỉa 14 ở mức +100 trở lên. Như vậy có thể dự báo cao trình mực nước ngầm trong địa tầng dưới tác động của khai thác lộ thiên và hầm lò đã hạ thấp đến cao trình -50. Toàn bộ nước ngầm từ cao trình -50 trở lên được thoát ra ngoài qua các hệ khe nứt, các đứt gãy phá huỷ đến đáy các công trường lộ thiên vỉa 14 Núi Béo vỉa 14 Tây FK, Bắc Hữu Nghị Hà Lầm (hiện tại cao trình đáy các khai trường này đều dưới mức -50).

4 - Khả năng sụt lún, sạt lở, nứt gãy tầng địa chất:

Sụt lún, sạt lở và nứt gãy tầng địa chất tại mỏ Núi Béo trước đây chủ yếu xảy ra ở những khu vực đang khai thác, do việc khoan nổ mìn làm lún, nứt đất.

Qua quá trình sản xuất khai thác lộ thiên từ năm 1985 đến nay, Công ty than Núi Béo đã rút ra nhiều kinh nghiệm để hạn chế sự cố trên: tính toán hợp lý góc dốc bờ mỏ, áp dụng công nghệ nổ mìn vi sai, triển khai làm tơi đất đá bằng phương pháp cày xới tại các khu vực địa chất yếu và khu vực gần các công trình công nghiệp dân sinh.

- Hạ thấp mực nước ngầm:

Hoạt động khai thác than lộ thiên với sản lượng lớn dẫn tới phá huỷ một diện tích đáng kể lớp phủ bề mặt, thay đổi hình dáng địa hình cũng như phá vỡ độ nguyên khối của các lớp đất đá. Những sự thay đổi này là một trong những yếu tố cơ bản tác động tới độ cao mực nước cũng như lượng nước ngầm trong khu vực.

Để hạn chế tác động xấu đến mực nước ngầm, dự án Mở rộng nâng công suất mỏ than Núi Béo đã tính toán giới hạn độ sâu khai thác (kết thúc khai thác mức -135), tiến hành lấp lại một phần khoảng không khai thác (đổ thải trong tại Vỉa 14 Cánh Đông và Vỉa 14 Cánh Tây)

- Tác động đến nước mặt, sông, hồ:

Thực trạng trong giới hạn khai thác của dự án không có sông, suối, ao, hồ, chỉ có các khe cạn nhỏ có nước vào lúc mưa. Nước mặt khu vực chỉ có nước mưa chảy tràn tập trung vào các khe ra các suối lân cận khu vực khai thác. Trong quá trình khai thác có xuất hiện nước thải mỏ trong lòng moong được tập trung về hố sử lý và thường xuyên được bơmra ngoài môi trường.

b - Sự cố môi trường có thể sảy ra trong quá trình khai thác và cải tạo,phục hồi môi trường: phục hồi môi trường:

Trôi lấp và sạt lở đất có thể xảy ra ở các bãi thải đang hoạt động của mỏ, do độ cao và độ dốc của bãi thải và tầng thải.

Tuân thủ nghiêm ngặt Quy hoạch phát triển ngành than giai đoạn 2006÷2015, có xét triển vọng đến năm 2025, Công ty cổ phần than Núi Béo đã thực hiện nhiều công trình xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường ngay trong quá trình sản xuất như: cải tạo bãi thải về độ dốc sườn tầng, độ rộng mặt và độ cao tầng thải, trồng cây xanh trên tầng thải đã kết thúc nhằm tạo cảnh quan mới, giảm thiểu ô nhiễm và hạn chế đến mức tối thiểu các sự cố về môi trường tại các bãi thải và khu vực lân cận.

5 - Hiện trạng môi trường tại thời điểm lập dự án cải tạo, phục hồi môi trường

a - Tài nguyên đất rừng, sinh vật trong khu vực mỏ:

Do tác động của các hoạt động khai thác than, hoạt động dân sinh làm cho khu vực không còn rừng tự nhiên và thay vào đó chỉ có một số diện tích rừng tái sinh, rừng trồng với các mục đích làm rừng phòng hộ, rừng khai thác gỗ....Tài nguyên rừng và hệ sinh thái ở khu vực mỏ rất nghèo nàn, ít có giá trị, không có thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm. Các loài cây cối ở đây thường là bụi cây nhỏ, dây leo thưa thớt, ít có giá trị sử dụng: me rừng, chổi xể, cỏ tranh, lau sậy, sim....

Đất đai trong khu vực mỏ với phần lớn diện tích là đồi trọc, độ che phủ thực vật thấp, rất nghèo các thành phần dinh dưỡng đặc biệt ở khu vực các khai trường, bãi thải. Tuy nhiên, có một số chỉ tiêu đặc trưng khác phù hợp với đất đai sử dụng cho mục đích lâm nghiệp, có thể trồng cây phủ xanh sau khi kết thúc khai thác, đổ thải để thực hiện công tác hoàn nguyên môi trường.

b - Hiện trạng môi trường nước:

- Hệ thống sông, suối, nước mặt, nước ngầm trong khu mỏ

Trong khu vực mỏ than Núi Béo không có sông suối chỉ có các khe cạn và thường chỉ có nước khi trời mưa.

Theo đặc điểm động thái và điều kiện tàng trữ nước dưới đất trong khu mỏ được chia thành 2 tầng chứa nước chính: Tầng chứa nước trong trầm tích Đệ tứ(Q) và tầng chứa nước trong trầm tích Triat hệ tầng Hòn Gai (T3 n-r hg2).

- Chất lượng nước trong khu mỏ

c - Hiện trạng môi trường không khí:Chất lượng nước khu vực mỏ Núi Béo nhìn chung còn tương đối tốt. Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt,

nước ngầm khu vực mỏ cho thấy giá trị pH trong nước đạt tiêu chuẩn cho phép. Độ đục và tổng chất rắn hoà tan đều không cao.

Công ty CP than Núi Béo hiện tại đang khai thác lộ thiên công trường vỉa 14 cánh Đông, và công trường vỉa 14 cánh Tây, mức độ tạo bụi tương đối cao và xung quanh khu mỏ có nhiều công trường lớn của các mỏ Hà Lầm, Hà Tu, Hòn Gai… đang khai thác nên chất lượng không khí nơi đây đang dần vượt quá giới hạn cho phép.

- Hàm lượng bụi trong khu vực mỏ:

Khai thác than lộ thiên tại mỏ Núi Béo với nhiều hoạt động có tỷ lệ tạo bụi cao (khoan, nổ mìn, xúc bốc, vận chuyển than và đất đá thải, sàng tuyển....) làm cho chất lượng môi trường không khí nơi đây đang bị suy giảm. Qua kết quan trắc môi trường không khí năm 2006 tại khu vực mỏ than Núi Béo cho thấy đa số các điểm quan trắc tại các khu vực khai trường, máy khoan, máy xúc, bãi thải, đường vận chuyển... có hàm lượng bụi lơ lửng đều vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép. Các điểm đo thuộc khu dân cư lân cận, văn phòng, phân xưởng sửa chữa và phân xưởng vận tải có hàm lượng bụi lơ lửng thấp hơn, dưới mức tiêu chuẩn cho phép.

- Hàm lượng một số chất khí:

Mỏ Núi Béo với đặc thù khai thác than lộ thiên có số lượng máy móc xúc bốc, phương tiện vận tải, khối lượng thuốc nổ nổ mìn bóc đất đá tương đối lớn. Do đó, phát sinh một lượng đáng kể các chất khí độc hại vào môi trường. Tuy nhiên mức độ phát tán các chất khí độc hại là không tập trung và trên một diện rộng nên về cơ bản hàm lượng các chất khí H2S, NO2, SO2, CO, CO2...đều thấp, đạt TCCP.

- Độ ồn:

Các nguồn phát sinh tiếng ồn chủ yếu của mỏ là: hoạt động khoan, nổ mìn, xúc bốc, vận tải, sàng tuyển… trên các khai trường khai thác, đường vận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tải.... Mức độ gây ồn là tương đối lớn nhưng không tập trung. Nhìn chung tiếng ồn trong khu vực mỏ còn trong giới hạn cho phép và không gây ảnh hưởng lớn tới môi trường ngoại trừ một số khu vực nhà sàng, công trường đang khai thác lộ thiên.

6 - Các biện pháp, các công trình bảo vệ môi trường đã thực hiệna -Bảo vệ môi trường không khí: a -Bảo vệ môi trường không khí:

-Công đoạn khoan:

Sử dụng công nghệ khoan ướt, dùng nước lấy phoi khoan; Dùng hộp chắn để chụp lấy miệng khoan

-Công đoạn nổ mìn:

Tuân thủ quy định an toàn về vật liệu nổ, Sử dụng thuốc nổ ANFO và ANFO chịu nước và công nghệ nổ mìn vi sai, Đầu tư thêm máy cầy xới để làm tơi đất đá, Thực hiện nổ mìn vào thời gian giao ca từ 14 h ÷ 15h

-Sàng sơ tuyển than nguyên khai:

Lắp đặt hệ thống phun sương khu vực sàng tuyển, Lắp đặt hệ thống phễu chụp kín tại các điểm chuyển tải trên băng tải.

Phủ bạt tại các bãi than, Trồng và chăm sóc cây xanh tại khu vực sàng tuyển, Xây dựng kho than có mái che tại MBSCN vỉa 11; Trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ cho càn bộ công nhân lao động trực tiếp.

-Vận chuyển ô tô:

Điều tiết lưu lượng và mật độ xe lưu hành; Gia cố mặt đường đảm bảo các thông số kỹ thuật đảm bảo cho các thiết bị vận tải sử dụng; Tưới nước bằng xe chuyên dụng: 15 xe; đảm bảo 2 ÷ 3 lần/ca và 4 ÷ 5 lần khi trời hanh khô; Trồng cây xanh dọc theo đường vận chuyển qua khu dân cư; Bê tông

Một phần của tài liệu Lập dự án cải tạo môi trường phục vụ cho dự án nâng công suất mỏ (Trang 37)