II- Phân tích thực trạng các dự án cải tạo phục hồi môi trường phục vu cho dự
6- Các biện pháp, các công trình bảo vệ môi trường đã thực hiện
a -Bảo vệ môi trường không khí:
-Công đoạn khoan:
Sử dụng công nghệ khoan ướt, dùng nước lấy phoi khoan; Dùng hộp chắn để chụp lấy miệng khoan
-Công đoạn nổ mìn:
Tuân thủ quy định an toàn về vật liệu nổ, Sử dụng thuốc nổ ANFO và ANFO chịu nước và công nghệ nổ mìn vi sai, Đầu tư thêm máy cầy xới để làm tơi đất đá, Thực hiện nổ mìn vào thời gian giao ca từ 14 h ÷ 15h
-Sàng sơ tuyển than nguyên khai:
Lắp đặt hệ thống phun sương khu vực sàng tuyển, Lắp đặt hệ thống phễu chụp kín tại các điểm chuyển tải trên băng tải.
Phủ bạt tại các bãi than, Trồng và chăm sóc cây xanh tại khu vực sàng tuyển, Xây dựng kho than có mái che tại MBSCN vỉa 11; Trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ cho càn bộ công nhân lao động trực tiếp.
-Vận chuyển ô tô:
Điều tiết lưu lượng và mật độ xe lưu hành; Gia cố mặt đường đảm bảo các thông số kỹ thuật đảm bảo cho các thiết bị vận tải sử dụng; Tưới nước bằng xe chuyên dụng: 15 xe; đảm bảo 2 ÷ 3 lần/ca và 4 ÷ 5 lần khi trời hanh khô; Trồng cây xanh dọc theo đường vận chuyển qua khu dân cư; Bê tông hoá đường giao thông một số tuyến đường cố định: xây dựng đường bê tông vào các mặt bằng phân xưởng vận tải số 2, 3, xưởng sửa chữa ô tô. Đường cấp
phối đá dăm vào kho than vỉa 11, trạm huyền phù 2,3, đường ra cảng. Thực hiện nghiêm chỉnh việc phủ bạt thùng xe chở than, chở đúng dung tích quy định, chạy với tốc độ 20km/h; Bố trí công nhân bảo dưỡng và làm vệ sinh đường thường xuyên, đặc biệt là tuyến đường qua khu dân cư phường Hồng Hà.
-Đổ thải đất đá:
Đảm báo đúng thiết kế về độ dốc sườn tầng, chiều rộng và độ cao tầng đổ thải. Trồng cây trên bãi thải tại những khu vực đã dừng đổ thải: Từ mức +200 ÷ +256 của bãi thải Chính Bắc.
b - Bảo vệ môi trường nước:
-Giảm thiểu ô nhiễm do nước bơm thoát khỏi môi trường:
Đã xây dựng 2 hố lắng , lắng lọc tự nhiên qua moong đã dừng khai thác vỉa 14 trước khi đổ ra Hồ Khe Cá; Pha loãng tự nhiên trong moong vỉa 14 đã dừng khai thác sau đó được trung hoà axít trong hồ lắng trước khi bơm thoát ra môi trường.
-Nước mưa rửa trôi bề mặt:
Phủ bạt cho các kho than để giảm thiểu rửa trôi; Xây dựng rãnh nước quanh mặt bằng và các hố lắng trước khi để nước chảy vào hồ Trung tâm; Xây dựng nhà chứa than; Định kỳ nạo vét các hố lắng và rãnh thoát nước khu sang tuyển và các kho than.
Đổ thải tuân theo đúng thiết kế: mặt bãi thải hướng dốc vào phía trong, hình thành hệ thống thoát nước và để lại bờ an toàn không cho nước chảy trực tiếp xuống sườn tầng;
Xây mới 5 nhà vệ sinh tại vị trí tập trung công nhân với bể tự hoại có dung tích 10m3/bể; Định kỳ kiểm tra nạo vét hệ thống dẫn nước thải, kiểm tra phát hiện hỏng để thay thế; Bổ sung chế phẩm vi sinh vào bể tự hoại 06 tháng/lần; Xây dựng rãnh thoát nước xung quanh các phân xưởng sửa chữa có song chắn rác trước khi đưa vào bể tách dầu trước khi đổ vào hồ trung tâm;
- Bảo vệ môi trường hệ sinh thái: -Đất đá thải:
Đổ thải phân tầng với độ cao tầng <30m, mặt tầng dốc về phía trong, có hệ thống đê chắn tại các mép bãi thải; Tuân thủ quy hoạch và thiết kế đổ thải; Trồng cây ngay khi kết thúc đổ thải; Xây dựng các đê chắn chân bãi thải.
-Chất thải rắn sinh hoạt:
Đặt thùng thu gom rác thải tại văn phòng các công trường, những nơi tập trung nhiều công nhân và tiến hành phân loại rác tại nguồn.
-Chất thải rắn nguy hại:
Hạn chế sử dụng ắc quy nước, tăng cường sử dụng ắc quy khô; Lưu giữ các chất thải nguy hại trong nhà bảo quản tránh mưa nắng. Dầu thải chứa trong các thùng phi téc, nước ắcquy chứa trong thùng phi, giẻ lau chứa trong bao tải và được thu gom riêng.
-Nổ mìn:
Tính toán hợp lý thuốc nổ sử dụng cho từng khu vực; Khu vực cách khu dân cư 313 m lượng thuốc nổ cho từng khu vực là 2.000 kg/đợt. Sử dụng công nghệ nổ mìn vi sai. Tăng cường sử dụng máy cày xới, đặc biệt đối với các khu gần khu dân cư.
Điều tiết lượng xe để tránh hiện tượng cộng hưởng tiếng ồn; Giảm vận tốc khi chạy qua các khu dân cư (20 km/h); Thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra các động cơ; Trồng cây xanh trên các tuyến đường vận chuyển
-Sàng tuyển chế biến than:
Kiểm tra, thay thế thường xuyên, định kỳ các bộ phân thiết bị rơ mòn, cũ hỏng của các thiết bị trong dây chuyến sàng tuyển; Trang bị phần đệm cho các máy móc gây ồn rung chủ yếu; Kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên ốc vít của máy móc thiết bị; Trang bị bông, bấc bịt tai hay chụp bịt tai.. cho cán bộ công nhân lao động trực tiếp; Trồng cây xanh quanh khu sàng tuyển để giảm tiếng ồn
7- Kết quả phân tích môi trường
Qua kết quả khảo sát và quan trắc môi trường năm 2009 tại các khu vực đang diễn ra hoạt động khai thác, tại khai trường mỏ Núi Béo, kết quả phân tích các thành phần môi trường khu vực được đánh giá như sau:
a - Hiện trạng môi trường không khí * Vị trí quan trắc :
Môi trường không khí khu vực mỏ than Núi Béo được quan trắc tại các vị trí (cụ thể như trong bảng ).
Bảng: Vị trí quan trắc môi trường không khí khu vực
STT Điểm quan trắc Các khí Tiếng ồn Vi khí hậu
I. Công trường Vỉa 11
1 Khu dân cư lân cận x x x
2 Máy xúc x x x
3 Đường VC lên bãi thải x x x
II. Công trường Vỉa 14
1 Văn phòng công trường x x x
2 Máy sàng kho than Vỉa 14 x x x
3 Khu dân cư gần Vỉa 14 x x x
5 Khai trường x x x
6 Kho than x x x
III. Kho trung tâm
1 Văn phòng trung tâm x x x
2 Máy sàng x x x
3 Khu dân cư lân cận x x x
4 Xưởng sửa chữa x x x
IV. Công trường Đông Bắc
1 Máy xúc x x x
2 Mặt bằng bãi thải trong x x x
3 Đường VC than ra cảng x x x
4 Khu dân cư lân cận x x x
b - Hiện trạng môi trường nước : * Vị trí quan trắc :
Vị trí lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường nước khu vực thực hiện dự án như trong bảng.
Bảng: Vị trí quan trắc môi trường nước khu vực dự án
TT Vị trí quan trắc Nước thải Nước mặt Nước sinhhoạt
1 Nước thải bơm moong công
trường vỉa 11 x
2 Nước thải bơm moong công
trường vỉa 14 x
3 Nước thải bơm moong phía
Đông Bắc x
4 Nước thải moong khu trung tâm x 5 Nước sau bể xử lý nước thải x
6 Hồ Khe Cá x
7 Nước cống số 1 V11 (đầu vào) x
8 Nước cống số 1 V11 (đầu ra) x
9 Cửa cổng đổ ra suối Lộ Phong x
10 Bể nước sinh hoạt công nghiệp x
11 Nước ăn SCO x
12 Nước ăn khu điều hành sản xuất x
Tổng cộng 05 04 03
* Phương pháp khảo sát và lấy mẫu
Dụng cụ lấy mẫu: Chai đựng mẫu có dung tích 1,5 lít được xúc sạch sẽ, sau đó tráng lại bằng nước cất.
Cách lấy mẫu: Mẫu được lấy vào chai nhựa trung tính bằng thiết bị lấy mẫu, sau đó vặn kín nút chai. Các chai được dán nhãn, ghi rõ, ngày tháng, địa điểm lấy mẫu để tránh nhầm lẫn trong quá trình phân tích.
Phương pháp bảo quản mẫu: Các mẫu sau khi lấy được bảo quản trong thùng bảo ôn và gửi về phòng thí nghiệm để phân tích.
Phương pháp phân tích :
+ Các thông số vật lý: pH, nhiệt độ, độ đục, tổng chất rắn hoà tan (TDS) đo bằng máy Hydrolab.
+ Một số thông số hoá học phân tích được bằng máy Palintest (Anh): Fetp, Ca2+, Mn, NO3-, NO2-, Ni, Cr6+, NH4+, SO42-, Cu.
+ Các thông số khác được phân tích tại phòng thí nghiệm theo TCVN. * Chỉ tiêu quan trắc
Chỉ tiêu quan trắc môi trường phụ thuộc vào đặc trưng và mục đích sử dụng của từng loại nước. Cụ thể:
- Đối với nước thải bao gồm chỉ tiêu: pH, BOD5, COD, cặn lơ lửng, Fe, SO42-, NH4+, Mn, As, Hg, Pb, Cd, Cu, Ni, Cr6+, coliform và dầu mỡ khoáng.
- Đối với nước mặt bao gồm chỉ tiêu: pH, DO, BOD5, COD, cặn lơ lửng, SO42-, NO3-, Fe, Mn, As, Pb, Hg, Cd, Cu, Ni, Cr6+, coliform và dầu mỡ khoáng.
- Đối với nước sinh hoạt bao gồm chỉ tiêu : pH, độ đục, độ cứng toàn phần, TDS, NH4+, NO3-, NO2-, Fe, Mn, As, coliform.
* Cơ sở so sánh:
- TCVN 5942-1995: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.
- TCBYT 1329/2002/QĐ-BYT - Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống. * Nhận xét kết quả quan trắc:
- Nước thải
Theo quy định của TCVN 5945-2005 (gh B) thì nồng độ tối đa cho phép của từng chất trong nước thải đổ vào suối của khu vực thực hiện dự án mỏ than Núi Béo là Cmax = 0,9 x 1,1 x C (trong đó: C là nồng độ tối đa cho phép của chất thải đó theo TCVN 5945-2005 giới hạn B).
-Kết quả quan trắc giá trị pH thể hiện trong bảng II.14:
So sánh kết quả phân tích các chỉ tiêu trong các mẫu nước thải với TCVN 5945-2005 (gh B), Cmax nhận thấy: giá trị pH của hầu hết các mẫu nước thải đều nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép.
c -Tác động đến môi trường:
* Khái quát ảnh hưởng của công tác khai thác đến môi trường
Quá trình khai thác mỏ lộ thiên bao gồm: công tác san gạt, khoan nổ, bốc xúc, vận chuyển và đổ thải, bơm thoát nước từ moong khai thác đổ ra hệ thống thoát nước chung của vùng.
Việc khai thác than ở Núi Béo cũng như các khu vực khác trong vùng sẽ tác động lên môi trường như không khí, nước, đất đai, thực vật v.v...
* Tác động đến địa hình:
Làm biến dạng bề mặt địa hình do quá trình xúc bóc đất đá, khai thác than và đổ thải đất đá.
-Tác động đến nước ngầm:
Khai thác lộ thiên tạo thành hố mỏ, phá vỡ sự nguyên khối của đất đá sẽ làm thay đổi độ cao mực nước ngầm khu vực.
-Tác động đến nước mặt:
Trong quá trình khai thác sẽ gia tăng lượng nước thải mỏ có các thành phần lý hóa học tác động đến chất lượng nước mặt:
+Do quá trình oxy hoá các khoáng vật Pyrit, chalcopyrit trong đất đá và than đặc biệt là nước thải tại khu vực moong khai thác, khu vực bãi than khi thải ra hệ thống nước mặt nếu chưa qua sử lý dễ làm nước giảm độ pH.
+Nước thải chứa nhiều bùn đất nếu không được xử lý xả thải vào môi trường sẽ gây bồi đắp lòng suối, ảnh hưởng tới dòng chảy....Hàm lượng cặn lơ lửng trong nước cao làm giảm mức độ truyền ánh sáng trong nước, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của thực vật thuỷ sinh và giảm khả năng bắt mồi của động vật thuỷ sinh. Do vậy năng suất sinh học của hệ sinh thái nước sẽ giảm.
+Nồng độ các chất hữu cơ cao do bùn than có trong nước thải khi xả thải và hệ thống sông suối, hồ trong khu vực sẽ làm giảm độ oxy hoà tan trong nước dẫn đến giảm khả năng hô hấp, tác động đến sự phát triển của các loài sinh vật nước.
Để giảm thiểu các tác nhân nguồn ô nhiễm trên, Công ty than Núi Béo đã triển khai các biện pháp giảm thiều ô nhiễm trong quá trình khai thác: nước thải mỏ được thu gom tập trung về khu vực sử lý cho lắng đọng bùn đất, kiểm tra hàm lượng các chất độc hại, kiểm tra sử lý độ pH đạt được trong giới hạn cho phép mới được bơm xả ra môi trường.
* Tác động đến thảm thực vật và động vật:
Tài nguyên rừng và hệ động vật khu vực trước khi thực hiện dự án đã không còn, chỉ còn thảm thực vật dưới dạng thực vật thứ sinh. Việc mở rộng
nâng công suất của dự án với những hoạt động san gạt mỏ, mở tuyến đường giao thông, đổ thải dẫn đến các dải thực vật thứ sinh sẽ bị cày ủi, vùi lấp dần, ngày càng bị thu hẹp nhường chỗ cho diện tích đất trống, đồi trọc ngày càng tăng.
ảnh hưởng của các chất khí độc hại và bụi do sản xuất than tới hệ động thực vật cũng rất lớn đặc biệt là ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cây như: Hàm lượng bụi trong không khí cao khi bám vào bề mặt lá sẽ ngăn cản sự tiếp xúc với ánh sáng, trao đổi CO2 làm giảm sự tổng hợp chất của cây.
* Tác động đến môi trường không khí:
Hoạt động khai thác than luôn sản sinh ra một lượng bụi lớn, chủ yếu do các hoạt động: khoan nổ mìn, xúc bốc, sàng tuyển, vận tải, và hoạt động đổ thải. Do đó sẽ gây ảnh hưởng đối với môi trường bao gồm:
+ ảnh hưởng tới sức khoẻ con người (là nguyên nhân gây nên các bệnh về phổi, đường hô hấp, bệnh ngoài da).
+ ảnh hưởng đối với thực vật: Sự tích tụ bụi trên lá cây làm giảm khả năng quang hợp, bụi chứa các độc tố gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.
+ ảnh hưởng tới các công trình: Làm giảm tuổi thọ, mỹ quan của các công trình.
* Các loại chất thải:
Khi dự án đi vào hoạt động, hàng năm sẽ phát sinh một lượng chất thải rắn khá lớn từ công tác san gạt chuẩn bị khai trường, bóc đất đá, sàng tuyển than...và một lượng rác thải sinh hoạt, phế liệu thải... Lượng chất thải này nếu không được thu gom quản lý và đổ thải đúng quy định sẽ gây những tác động to lớn đến môi trường. Những tác động có thể tóm tắt như sau:
- Làm thay đổi cảnh quan môi trường: Bề mặt bãi thải do mưa nắng sói mòn trơ ra các loại đá tảng, đá hòn và các vết rãnh sói mòn làm mất mỹ quan khu vực.
- Với một lượng các rác thải sinh hoạt, phế liệu thải và bùn thải nếu công tác xử lý không tốt cũng sẽ làm ảnh hưởng tới khu vực vận chuyển và đổ thải do bùn chảy trong quá trình vận chuyển và không ổn định tại bãi thải.
- Sụt lở, trôi lấp đất đá: Đất đá tại khu vực bãi thải chưa có thời gian ổn định và chưa được trồng phủ thực vật, trong những trận mưa lớn đất đá sẽ trôi theo dòng nước bồi lắng những khu vực thấp, tràn xuống suối, lấp đầy lòng suối và lái dòng chảy...
* Tác động đến hoạt động kinh tế trong vùng
Việc đầu tư khai thác mở rộng mỏ Núi Béo sẽ tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên của Công ty CP than Núi Béo. Mặt khác hàng năm mỏ sẽ dành một khoản phúc lợi công cộng để chi cho: Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, nhà ăn, nghỉ mát thăm quan vv... Bên cạnh đó có một số người làm các ngành nghề dịch vụ để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của mỏ diễn ra được bình thường. Như vậy về mặt lợi ích xã hội là rất lớn.
Tuy nhiên từ các ảnh hưởng về môi trường mà đã nêu trên, công tác khai thác các mỏ sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ cộng đồng.
d - Đánh giá rủi ro, dự báo những tác động xấu và những sự cố môi trường có thể xảy ra:
- Đánh giá rủi ro trong quá trình khai thác:
Khai thác than lộ thiên tại mỏ than Núi Béo cũng như tại các mỏ than lộ