Phân tích hoạt động tài chính bên ngoài

Một phần của tài liệu tác động của quyền chọn tăng trưởng lên đòn bẩy của các doanh nghiệp niêm yết trên thịtrường chứng khoán việt nam (Trang 65)

Cuối cùng, tác giả tiến hành kiểm tra để xác định xem các hoạt động tài chính bên ngoài của mỗi công ty là để bù đắp sự chênh lệch của đòn bẩy thị trường thực tế và đòn bẩy thị trường tối ưu là có đúng với lý thuyết đánh đổi động không. Bằng chứng từ các nghiên cứu trước đây cho kết quả phù hợp với lý thuyết (ví dụ, Hovakimian và cộng sự, 2001; Jung và cộng sự, 1996; Leary và Roberts, 2005).

Tác giả đặc biệt quan tâm trong việc xác định các hoạt động tài chính bên ngoài bởi khi sử dụng các biến nâng cao quyết định đến đòn bẩy tối ưu cho kết quả giải thích tốt hơn khi sử dụng các biến truyền thống để ước tính sai lệch. Tác giả hy vọng rằng khi phân tích hoạt động tài chính bên ngoài thì các biến nâng cao cũng giải thích tốt hơn so với biến truyền thống. Cụ thể, nhiều công ty với giá trị của MBi,t-1 thấp (cao) sẽ được phân loại độ lệch dương (âm).

Kiểm tra chính của luận văn được thiết kế như sau: tác giả chia các công ty thành các mẫu nhỏ theo năm vào cuối năm t-1 dựa trên độ lệch âm và dương của đòn bẩy thị trường thực tế và đòn bẩy thị trường tối ưu đã ước tính. Sau đó tương ứng với mỗi mẫu, tác giả tính toán giá trị trung bình của nợ ròng và vốn cổ phần ròng vào năm t tương ứng ΔDt và ΔEt. Đối với mẫu có độ lệch âm, ΔDt nên cao hơn và ΔEt nên thấp hơn so với mẫu có độ lệch dương. Độ lệch được ước tính lần lượt khi sử dụng các biến truyền thống và biến nâng cao. Độ lệch dựa trên biến nâng cao, DEVenhi,t-1, là được xác định trước đó, trong phương trình (6). Độ lệch dựa trên biến truyền thống, ký hiệu là DEVtradi,t-1, được định nghĩa tương tự.

Kết quả được hiển thị trong Bảng 5.10

Bảng 5.10: Phân tích hoạt động tài chính bên ngoài

Biến truyền thống Biến nâng cao

Biến (+) (-) Chênh lệch (+) (-) Chênh lệch

DEVtradi,t 0,148 -0,181 0,329 DEVenhi,t 0,141 -0,186 0,327 LEVi,t -1 0,691 0,371 0,32 0,705 0,391 0,314 MBi,t -1 0,937 1,258 -0,321 0,924 1,245 -0,321 ΔEi,t 6.596 22.587 -15.991 4.357 24.409 -20.052 ΔDi,t 9.059 68.409 -59.350 10.050 63.862 -53.812 N 565 419 540 444

(Nguồn: Theo tính toán của tác giả)

Bên trái và bên phải của bảng thể hiện kết quả tương ứng của việc sử dụng biến truyền thống và nâng cao. Trước khi phân tích các biến hoạt động tài chính, tác giả kiểm tra số liệu thống kê cho các biến khác để biết về các đặc tính của các mẫu nhỏ có độ lệch âm và dương. Hai hàng đầu tiên cho thấy giá trị trung bình tương ứng của DEVtradi,t-1 và DEVenhi,t-1 cho mẫu có độ lệch âm và dương, cũng như sự khác biệt của các giá trị trung bình này. Sự khác biệt của độ lệch trung bình khi sử dụng biến truyền thống là 32,9% lớn hơn so với khi sử dụng biến nâng cao là 32,7%. Kết quả này phù hợp với kết quả trong Bảng 5.6 chỉ ra rằng đòn bẩy thị trường thực tế khi dùng biến nâng cao được giải thích tốt hơn so với khi dùng biến truyền thống; nghĩa là, độ lệch sẽ nhỏ hơn khi sử dụng biến nâng cao.

Hàng thứ ba và thứ tư cho thấy giá trị trung bình tương ứng của LEVi,t-1 và MBi,t-1. Mô hình truyền thống với độ lệch âm thì giá trị trung bình đòn bẩy thị trường và giá trị trung bình MB tương ứng 37,1% và 1,258, trong khi các công ty có độ lệch dương có giá trị trung bình đòn bẩy thị trường cao và trung bình MB thấp, tương ứng

69,1% và 0,937. Như vậy, sự khác biệt của các giá trị trung bình của LEVi,t-1 và MBi,t-1

(dương trừ âm) tương ứng là 32% và -0,321. Sự khác biệt tương ứng dựa trên yếu tố quyết định nâng cao thì nhỏ hơn, tương ứng 31,4% và -0,321.

TÓM TẮT CHƯƠNG 5

Cấu trúc vốn tối ưu luôn là mục tiêu mà các doanh nghiệp luôn muốn hướng đến. Nhưng để đạt được cấu trúc vốn như mong muốn thì các nhà quản trị cần phải biết được các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn và cách điều chỉnh cấu trúc vốn thực tế đạt mức tối ưu. Ngoài các nhân tố tác động đến đòn bẩy (hay cấu trúc vốn) mà nhiều nghiên cứu đã phát hiện thì quyền chọn tăng trưởng cũng là một nhân tố quan trọng. Vì thế, khi thu thập xong các dữ liệu thì trong chương 5, tác giả đã lần lượt trải qua các bước phân tích, tính toán số liệu để xác định biến đại diện cho GOs thích hợp nhất khi tác động lên đòn bẩy tài chính.

- Đầu tiên, với các kết quả khi thực hiện thống kê mô tả bước đầu tác giả đã xác định được nội dung tiếp theo khi nghiên cứu tác động của GOs lên đòn bẩy cần loại bỏ mô hình nâng cao có biến exp-1MBi,t-1.

- Thứ hai, tiến hành hồi quy với đòn bẩy thị trường và đòn bẩy sổ sách với hai mô hình có biến MBi,t-1 và lnMBi,t-1. Kết quả hồi quy đã giúp tác giả lựa chọn đòn bẩy thị trường là thích hợp hơn đòn bẩy sổ sách khi thực hiện nghiên cứu và tìm được mô hình với hệ số cụ thể để nghiên cứu. Luận văn được tiếp tục với hồi quy có hiệu chỉnh và chọn ra biến lnMBi,t-1 đại diện cho GOs là phù hợp nhất.

- Thứ ba, phân tích sự phát triển của đòn bẩy. Đối với mẫu nghiên cứu mà tác giả đã chọn thì giá trị của đòn bẩy hầu như ít biến đổi trong 6 năm từ năm 2009 đến 2014.

- Cuối cùng, khi phân tích tốc độ điều chỉnh và hoạt động tài chính bên ngoài với kết quả đạt được, một lần nữa bài nghiên cứu đã khẳng định biến đại diện cho GOs

phù hợp nhất đối với các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2009 đến 2014 là lnMBi,t-1 và tác động của GOs lên đòn bẩy được thể hiện khá rõ nét qua đòn bẩy thị trường của công ty.

Bài nghiên cứu đã một lần nữa khẳng định mối tương quan giữa đòn bẩy và tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu (MB) (dùng để đo lường GOs) là tương quan âm. Khi thay biến MB bằng biến lnMB mang lại kết quảmạnh mẽ hơn trong quá trình kiểm tra lý thuyết đánh đổi động, bao gồm cả phân tích sự phát triển của đòn bẩy, tốc độ điều chỉnh và hoạt động tài chính bên ngoài.

Bài nghiên cứu đã mang lại một số kết quả về mặt lý thuyết và ý nghĩa thực tiễn nhưng bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số hạn chế do quá trình thu thập và kiểm định dữ liệu. Chương 6 sẽ đưa ra cụ thể các kết quả đạt được và hạn chế của luận văn, từ đó sẽ là điều kiện cho các nghiên cứu sau tiếp tục được phát triển.

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN 6.1 Những kết quả đạt được và hạn chế của đề tài 6.1.1 Kết quả đạt được

6.1.1.1 Các kết quả nghiên cứu chính

Nhân tố Đo lường Lý thuyết

đánh đổi Kết quả nghiên cứu của Ogden Wu (2013) Kết quả nghiên cứu của luận văn Quyền chọn tăng trưởng (GOs)

Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu (MB) và biến liên quan đến MB (lnMB) - - - Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)

Tỷ số lợi nhuận sản xuất

kinh doanh trên tổng tài sản + - - Tài sản cố

định

Tỷ số giữa tài sản cố định

hữu hình trên tổng tài sản + + + Quy mô

(SIZE)

Logarit tự nhiên của tổng

tài sản + + + Đòn bẩy tài chính ngành (LEV ngành) Trung bình cộng giá trị đòn bẩy của các công ty cùng thuộc một nhóm ngành

Theo lý thuyết đánh đổi thì mối quan hệ giữa đòn bẩy thị trường và quyền chọn tăng trưởng là mối quan hệ âm. Bài nghiên cứu về “Tác động của quyền chọn tăng trưởng lên đòn bẩy của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” đã kiểm tra giả thuyết về mối quan hệ giữa đòn bẩy thị trường và đại điện cho quyền chọn tăng trưởng là biến MB khi sử dụng dữ liệu của 164 công ty phi tài chính niêm yết trên 2 sàn giao dịch chứng khoán HoSe và HNX từ năm 2009 đến năm 2014 với kết quả nghiên cứu cho thấy có mối tương quan âm giữa đòn bẩy thị trường và quyền chọn tăng trưởng là phù hợp với lý thuyết.

Đồng thời khi thay thế mô hình truyền thống sử dụng MB bằng mô hình nâng cao lnMB thì R2 điều chỉnh tăng đáng kể. Việc sử dụng lnMB cũng cho các kết quả tối ưu khi kiểm tra lý thuyết đánh đổi động.

Tuy nhiên kết quả của bài nghiên cứu vẫn có những sai phạm. Tác giả đã kỳ vọng mối tương quan giữa biến EBITi,t-1 và LEVi,t là dương bởi vì việc có lợi nhuận nhiều sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường vay nợ để mở rộng sản xuất nhằm mục đích kiếm lợi nhiều hơn nhưng kết quả của bài nghiên cứu là mối tương quan âm. Điều này cho thấy có sự thận trọng trong việc ra quyết định mở rộng sản suất bằng cách vay nợ của các doanh nghiệp ở Việt Nam, có thể khi doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận nên đã sử dụng lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư mà không cần thông qua con đường vay nợ.

Mối tương quan giữa biến TANGi,t-1 và LEVi,t làtương quan dương, tuy không phù hợp với lý thuyết đánh đổi nhưng giống với kết quả của các nghiên cứu trước đây, mặc dù hệ số của biến TANGi,t-1 không có ý nghĩa. Trong khi đó biến SIZEi,t-1 và biến LEV(IND)i,t-1 có tương quan dương và có mức ý nghĩa cao đúng như kỳ vọng.

Tiếp theo trong phần phân tích tốc độ phát triển của đòn bẩy. Giá trị đòn bẩy gần như ổn định qua các năm. Xu hướng biến đổi của đòn bẩy cũng như quyền chọn tăng trưởng trong các danh mục khá giống nhau. Điều này cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa đòn bẩy và quyền chọn tăng trưởng.

Đối với thị trường Việt Nam, đòn bẩy thị trường tối ưu có tốc độ điều chỉnh nhanh (dưới 1 năm). Điều này không đúng với lý thuyết đánh đổi động và kỳ vọng của tác giả, đòn bẩy nên có tốc độ điều chỉnh vừa phải để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với sự thay đổi đó.

Và khi phân tích tác động của quyền chọn tăng trưởng lên đòn bẩy đối với các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến 2014 thì biến lnMBi,t-1 đại diện cho GOs là thích hợp nhất để đánh giá tác động của GOs lên đòn bẩy thị trường.

6.1.1.2 Về ý nghĩa thực tiễn

Dựa vào các kết quả của bài nghiên cứu, các nhà quản lý doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có thể nhận diện rõ ràng về tác động của quyền chọn tăng trưởng lên đòn bẩy. Từ đó, các nhà quản lý sẽ đánh giá và đưa ra quyết định về tỷ lệ vay nợ bao nhiêu là hợp lý nhằm đạt được một cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm thiểu tình trạng kiệt quệ tài chính dẫn đến phá sản. Còn đối với các nhà đầu tư thì giúp các nhà đầu tư nhận định được tình hình hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra quyết định đầu tư.

6.1.2 Hạn chế của bài nghiên cứu

Bên cạnh những kết quả đạt được, bài nghiên cứu vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định:

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của luận văn phụ thuộc rất lớn vào mẫu dữ liệu

nghiên cứu. Tuy nhiên, mẫu dữ liệu nghiên cứu chỉ trong phạm vi 164 công ty với 984 quan sát, chỉ giới hạn trong giai đoạn từ năm 2009 – 2014 nên kết quả nghiên cứu chưa thể hiện tính đại diện cho toàn bộ doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ hai, so với bài nghiên cứu gốc thì mẫu dữ liệu cũng không quá lớn và kỳ

quan sát còn khá ngắn. Một số biến trong bài nghiên cứu cũng chưa khảo sát hết các giá trị ảnh hưởng đến việc tác động của quyền chọn tăng trưởng lên đòn bẩy thị trường. Bài chỉ chọn ra những biến tiêu biểu để kiểm định dựa trên nghiên cứu của Ogden và Wu (2013).

Thứ ba, tại thị trường Việt Nam, giá cổ phiếu chưa phản ánh đúng giá trị của nó

nên biến MEV (là giá trị vốn hóa thị trường) chưa thể hiện chính xác như kỳ vọng do thị trường Việt Nam vẫn có hiện tượng bất công xứng thông tin.

Thứ tư, nhóm ngành của các công ty trong mẫu nghiên cứu chưa phong phú và

đa dạng do một số ngành có số lượng công ty niêm yết quá ít chỉ từ 2 đến 3 công ty nên tác giả đã loại bỏ khỏi mẫu nghiên cứu.

6.2 Hướng nghiên cứu và phát triển sau khi hoàn thành luận văn

Dựa theo kết quả của bài nghiên cứu thì đối với những nghiên cứu trong tương lai, có thể mở rộng mẫu quan sát với bộ dữ liệu cho nhiều công ty hơn, mở rộng thêm nhóm ngành nghiên cứu, thời gian nghiên cứu dài hơn mang tính tổng quan, rõ ràng và chính xác hơn.

Ngoài ra, các nghiên cứu tiếp theo có thể tiến hành nghiên cứu thêm các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn đòn bẩy tối ưu cho doanh nghiệp bên cạnh các yếu tố được đề cập đến trong bài nghiên cứu này: quyền chọn tăng trưởng, quy mô công ty, tài sản hữu hình, lợi nhuận, thì các nghiên cứu tiếp theo nên khảo sát thêm các yếu tố như: tài sản đảm bảo, tuổi thọ công ty, tấm chắn thuế phi nợ, biến động của thu nhập, chu kỳ tăng trưởng, độc quyền, thị phần kinh doanh… và sử dụng thêm các kiểm định của các mô hình hồi quy khác để kiểm tra lại kết quả nghiên cứu của mô hình.

TÓM TẮT CHƯƠNG 6

Luận văn đã kiểm định tác động của quyền chọn tăng trưởng lên đòn bẩy tại thị trường Việt Nam dựa trên lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn và kết quả phù hợp với các nghiên cứu trên thế giới. Ngoài ra, một lần nữa cũng kiểm tra lại tác động của các nhân tố lên đòn bẩy khi có sự hiện diện của quyền chọn tăng trưởng. Từ đó sẽ là một công cụ hỗ trợ tốt cho các nhà quản trị trong xây dựng cấu trúc vốn cho doanh nghiệp. Đây là những kết quả mà luận văn đã đạt được. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng có một số hạn chế và là tiền đề cho sự phát triển của các nghiên cứu sau.

KẾT LUẬN CHUNG

Bài nghiên cứu cho thấy quyền chọn tăng trưởng tác động đáng kể và nghịch chiều với đòn bẩy, đồng thời có ý nghĩa thống kê đối với toàn bộ mẫu nghiên cứu. Biến lnMBi,t-1 đại diện cho GOs tác động lên đòn bẩy là phù hợp nhất và đặc biệt là tác động lên đòn bẩy thị trường. Mặc dù bài nghiên cứu vẫn có kết quả không phù hợp với lý thuyết đánh đổi về các nhân tố tác động đến đòn bẩy nhưng do thời gian nghiên cứu tác giả chọn từ năm 2009 đến năm 2014 nên vẫn phản ánh đúng tình hình thực tế của thị trường Việt Nam. Chính thời gian nghiên cứu ngắn nên tốc độ điều chỉnh để đạt được đòn bẩy tối ưu khá ngắn nên cũng không phù hợp với lý thuyết đánh đổi động.

Trong tương lai, các bài nghiên cứu có thể mở rộng mẫu quan sát với bộ dữ liệu cho nhiều công ty hơnvà thời gian nghiên cứu dài hơn mang tính tổng quan, rõ ràng và chính xác hơn. Mở rộng thêm nhóm ngành nghiên cứu.

Ngoài ra, các nghiên cứu tiếp theo có thể tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn đòn bẩy tối ưu cho doanh nghiệp bên cạnh các yếu tố được đề cập đến trong bài nghiên cứu này: quyền chọn tăng trưởng, quy mô công ty, tài sản hữu hình, lợi nhuận, thì các nghiên cứu tiếp theo nên khảo sát thêm các yếu tố như: tài sản đảm bảo, tuổi thọ công ty, tấm chắn thuế phi nợ, biến động của thu nhập, chu kỳ tăng

Một phần của tài liệu tác động của quyền chọn tăng trưởng lên đòn bẩy của các doanh nghiệp niêm yết trên thịtrường chứng khoán việt nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)