Những ảnh hưởng tiêu cực của nhượng quyền thương mại đối với các

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại (Trang 53 - 64)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.2.2Những ảnh hưởng tiêu cực của nhượng quyền thương mại đối với các

nghiệp Việt Nam

Có thể nói, ít có một một sự việc nào mà không có hai mặt đối lập nhau đó là mặt tích cực và tiêu cực. Phương thức kinh doanh nhượng quyền thương mại cũng thế bên cạnh những mặt lợi vừa nêu trên thì nó cũng tồn tại những mặt bất lợi.

Đối với doanh nghiệp nhượng quyền thương mại thì khi kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại có thể sẽ gặp những bất lợi sau:

Bất lợi đầu tiên có thể phát sinh từ mô hình nhượng quyền thương mại là khả năng nhãn hiệu, tên thương mại của doanh nghiệp nhượng quyền bị chính hệ thống các Bên nhận nhượng quyền của mình làm tổn hại. Thông thường, các doanh nghiệp nhận nhượng quyền thương mại phải tuân thủ một cách hết sức chặt chẽ những tiêu chuẩn bắt buộc về giá cả, chất lượng hàng hoá dịch vụ được cung cấp, quy cách phục vụ và thậm chí cả về quy mô kinh doanh do Bên nhượng quyền đặt ra. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhượng quyền vẫn có thể cho phép có những thay đổi, cải tiến nhất định trong phong cách phục vụ, thậm chí là tiêu chuẩn hàng hoá, dịch vụ … để có thể nhanh chóng xâm nhập vào thị trường nội địa và để phù hợp với phong tục, văn hoá và thói quen tiêu dùng của người dân sở tại. Trong những trường hợp này, nếu doanh nghiệp nhượng quyền không kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của hệ thống các Bên nhận nhượng quyền thì rất có thể uy tín và thương hiệu của chính doanh nghiệp đó sẽ bị tổn hại nghiêm trọng và buộc phải đối mặt với nguy cơ bị mất thị trường.

Mặt khác, mô hình nhượng quyền thương mại luôn luôn đi kèm với việc Bên nhượng quyền cho phép Bên nhận nhượng quyền được quyền sử dụng một số tài sản thuộc quyền sở hữu trí tuệ của Bên nhượng quyền như nhãn hiệu, kiểu dáng, bí mật kinh doanh hoặc sáng chế. Đây được coi là một trong những điều kiện không thể thiếu để tạo điều kiện cho Bên nhận nhượng quyền có thể tạo lập cơ sở kinh doanh. Tuy nhiên, việc chấp nhận trao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ cũng đồng nghĩa với việc Bên nhượng quyền phải chấp nhận khả năng Bên nhận nhượng quyền trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình ngay trên một thị trường thứ ba khác.

Về phần mình bên cạnh những thuận lợi thu về được từ việc nhận nhượng quyền thương mại thì doanh nghiệp nhận nhượng quyền cũng gặp không ít bất lợi như: buộc phải chịu chấp nhận sự kiểm soát tương đối chặt chẽ của Bên nhượng quyền đối với một số vấn đề trong hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quy trình sản xuất, kinh doanh, chất lượng sản phẩm, việc nhập khẩu nguyên liệu… chính vì vậy mà không phát huy được khả năng sáng tạo trong kinh doanh.

Bên cạnh đó, Bên nhượng quyền thường bảo lưu quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu Bên nhận nhượng quyền ngay lập tức chấm dứt toàn bộ hoạt động kinh doanh dưới nhãn hiệu hoặc mô hình kinh doanh đã được nhượng quyền trước đó nếu Bên nhận nhượng quyền không đáp ứng được một số điều kiện nhất định do Bên nhượng quyền đưa ra. Trong trường hợp này, rủi ro mà doanh nghiệp nhận nhượng quyền có thể rất lớn, đặc biệt là trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hàng hoá hoặc các đơn đặt hàng còn đang tồn đọng… Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp nhận quyền sẽ đối mặt với vấn đề xây dựng lại một thương hiệu mới và đòi hỏi rất nhiều chi phí khi hợp đồng nhượng quyền thương mại chấm dứt vì thương hiệu không phải của riêng mình.

Ngoài ra, Bên nhận nhượng quyền còn phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh trong cùng hệ thống. Nếu như việc kinh doanh thuận lợi, thì sẽ nhanh chóng xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mang cùng thương hiệu nhận quyền xuất hiện và việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một hệ thống là điều khó tránh khỏi.

2.3 Một số đánh giá, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại và kiến nghị nâng cao hiệu quả bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại

2.3.1 Một số đánh giá, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) là một trong những văn bản pháp luật điều chỉnh gián tiếp hợp đồng nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên khi áp dụng các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ để điều chỉnh quan hệ nhượng quyền thương mại thì có nhiều điểm bất cập, chưa hợp lý. Có thể chỉ ra một số điểm đáng lưu ý trong việc áp dụng văn bản pháp luật này vào hợp đồng nhượng quyền thương mại như sau:

Một là, việc xác định sự thành công, nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá trong hợp đồng nhượng quyền thương mại là rất quan trọng, nhãn hiệu càng nổi tiếng thì giá trị “quyền thương mại” càng cao. Bởi thế cần có các tiêu chí để đánh giá như thế nào là một nhãn hiệu nổi tiếng. Khoản 20, điều 4, Luật sở hữu trí tuệ đã đưa ra khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng như sau “nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”. Ngoài ra, điều 75 của luật cũng đưa ra tiêu chí đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng như: phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ đó được lưu hành; thời gian sử dụng nhãn hiệu; uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; số lượng quốc gia bảo hộ; giá chuyển nhượng; số lượng người tiêu dùng biết đến nhãn hiệu…Tuy nhiên, thực chất các tiêu chí này chỉ mang tính định hướng mà chưa chỉ ra cụ thể cách xác định như thế nào là nhãn hiệu nổi tiếng, điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tự đánh giá thương hiệu của mình.

Hai là, theo quy định tại khoản 2, điều 10, nghị định số 35/2006/NĐ-CP thì “phần chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp trong hợp đồng nhượng quyền thương mại chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp”. Như đã biết hoạt động nhượng quyền thương mại luôn gắn với các đối tượng sở hữu công nghiệp như nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh…tuy nhiên đối tượng của nhượng quyền thương mại không chỉ gồm những yếu tố đó mà còn gắn với các yếu tố khác được phát triển bởi Bên giao quyền như

bí quyết kỹ thuật, phương pháp, quy trình kinh doanh, các tiêu chuẩn chất lượng, tổ chức xây dựng và hoạt động kinh doanh….Vì vậy khi áp dụng các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ vào hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp riêng lẻ thì rất hợp lý nhưng nếu vận dụng vào quan hệ nhượng quyền thương mại thì xảy ra một số điểm bất hợp lý như:

Thứ nhất, nếu hiểu theo Luật Thương mại, thì có thể nhượng quyền thương mại đối với “tên thương mại”. Nhưng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ tại khoản 1 điều 142 về việc hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thì tên thương mại không được chuyển giao, vì theo Luật Sở hữu trí tuệ tại khoản 21, điều 4 thì tên thương mại là “tên gọi của các cá nhân, tổ chức dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”, quy định này rất hợp lý trong hợp đồng li – xăng, tuy nhiên nếu áp dụng vào hợp đồng nhượng quyền thương mại thì quy định này sẽ tiềm ẩn những rắc rối cho các chủ thể kinh doanh nếu thực hiện phương thức nhượng quyền thương mại. Ví dụ như công ty cà phê Trung Nguyên nếu theo cách hiểu của Luật Thương mại thì sẽ được nhượng quyền thương mại của mình nhưng theo Luật Sở hữu trí tuệ thì sẽ không được nhượng quyền thương mại đối với tên thương mại này, không được cho phép người khác sử dụng tên thương mại của mình mà chỉ có thể chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hóa của mình. Như đã phân tích ở trên thì “phần chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp trong hợp đồng nhượng quyền thương mại chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp”, cho nên trong trường hợp này thì Luật Sở hữu trí tuệ sẽ được áp dụng để điều chỉnh có nghĩa là tên thương mại sẽ không được chuyển giao. Nhưng với ý nghĩa và bản chất của hợp đồng nhượng quyền kinh doanh là ở chỗ phát triển ảnh hưởng của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ thông qua hệ thống các doanh nghiệp khác, mở rộng tên tuổi lãnh thổ hoạt động của doanh nghiệp. Thiết nghĩ pháp luật Việt Nam cần có quy định về chuyển giao quyền sử dụng tên thương mại.

Thứ hai, theo điểm a, khoản 2, điều 144 Luật Sở hữu trí tuệ quy định thì trong hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không được có các hạn chế bất hợp lý quyền của Bên được chuyển quyền như là: “cấm Bên được chuyển giao cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp trừ nhãn hiệu”, nếu áp dụng điều khoản này vào quan hệ nhượng quyền thương mại có nghĩa là Bên nhận quyền có quyền cải tiến

một số đối tượng sở hữu công nghiệp của Bên nhượng quyền. Điều này đi ngược với bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại bởi đặc trưng của nhượng quyền thương mại là tính đồng bộ và nghĩa vụ tuân thủ tuyệt đối của Bên nhận quyền đối với mọi yêu cầu, quy định của Bên nhượng quyền, nghĩa là Bên nhận quyền không được thay đổi bất kỳ yếu tố nào trong tất cả các đối tượng được chuyển giao từ Bên nhượng quyền.

Nói tóm lại, nhượng quyền thương mại tuy có các đặc điểm, tính chất giống với hoạt động chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ nhưng nó có các đặc trưng riêng, vì vậy không thể áp dụng các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động này vào nhượng quyền thương mại mà cần phải có các quy định đặc thù về nội dung các đối tượng sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại. Các vấn đề chung có thể dẫn chiếu đến Luật Sở hữu trí tuệ để áp dụng, có như vậy mới có thể tránh được các xung đột giữa quy phạm về sở hữu trí tuệ và các quy phạm về nhượng quyền thương mại.

2.3.2 Kiến nghị nâng cao hiệu quả bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại

Dưới đây xin đưa ra một số khuyến nghị các bên nên thực hiện góp phần bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại.

Một là, các bên nên xác định rõ những bí mật thương mại của Bên nhượng quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại. Ví dụ: “Trong tài liệu đã sử dụng, thuật ngữ “bí mật thương mại” nghĩa là không giới hạn bất cứ thông tin nào, bao gồm như sách hướng dẫn, hợp đồng, dữ liệu khách hàng, dữ liệu cung cấp, dữ liệu tài chính, danh sách giá mặt hàng, kiến thức, phương pháp, kĩ thuật, quá trình, biên soạn tài liệu, công thức, chương trình hay các chi tiết khác mà có liên quan đến hoạt động nhượng quyền và sản phẩm hay dịch vụ, sản phẩm”.

Hai là, trong hợp đồng nhượng quyền thương mại nên có những điều khoản chi tiết, rõ ràng nghiêm cấm Bên nhận quyền chuyển giao, công bố bất kỳ thông tin, tài liệu, hay bài viết nào có liên quan đến hệ thống nhượng quyền khi chưa có sự kiểm duyệt của Bên nhượng quyền.

Ba là, trong hợp đồng nhượng quyền cần quy định rõ trong trường hợp Bên nhận quyền muốn cắt hợp đồng thì phải trao trả ngay mọi thông tin tài liệu về bí mật thương mại cũng như tất cả các thông tin tài liệu liên quan đến những bí mật thương

mại đó cho Bên nhượng quyền, buộc Bên nhượng quyền phải thừa nhận rằng họ không còn quan tâm gì đến những bí mật thương mại của Bên nhượng quyền.

Bốn là, yêu cầu mọi nhân viên của người nhận quyền, những người có thể sử dụng bí mật thương mại từ Bên nhượng quyền phải chấp hành theo một hợp đồng thuê, bao gồm những điều khoản không được tiết lộ.

Năm là, quy định quyền kiểm tra giám sát chất lượng hàng hóa vì chính chất lượng hàng hóa dịch vụ đã tạo nên sự nổi tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại. Việc giám sát kiểm tra chất lượng sẩn phẩm, dịch vụ và việc thực hiện theo đúng phương thức cách thức kinh doanh góp phần nâng cao giá trị của các tài sản sở hữu trí tuệ cũng như danh tiếng của hệ thống kinh doanh.

KẾT LUẬN

Hoạt động nhượng quyền thương mại thực chất là hoạt động chuyển giao quyền kinh doanh (quyền thương mại) gắn liền với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả quảng cáo, tiêu chuẩn hàng hoá, đào tạo người lao động, khuyến mại... Như vậy, khi nói đến nhượng quyền thương mại, cần nhấn mạnh ba vấn đề:

thứ nhất, chuyển giao quyền kinh doanh; thứ hai, đây là một phương pháp tiếp thị để phân phối hàng hoá và dịch vụ, có thể được áp dụng đa dạng trong một hay nhiều ngành công nghiệp khác nhau; thứ ba, chuyển giao các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ.

Do đó, hoạt động nhượng quyền thương mại bao hàm chuyển giao các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ, nhưng không phải là chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ một cách thuần tuý. Bởi thế, chuyển giao các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có những điểm khác biệt so với hoạt động chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ nói chung. Pháp luật cần xem xét tránh sự không đồng bộ giữa các luật điều chỉnh các khía cạnh khác nhau của hoạt động nhượng quyền thương mại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Văn bản pháp luật

1. Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011). 2. Bộ luật Dân sự năm 2005.

3. Luật Thương mại năm 2005.

4. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). 5. Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006.

6. Nghị định số 35/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 31/3/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại.

7. Nghị định số 103/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.

8. Thông tư số 30/2005/TT-BKHCN do Bộ Khoa học Công nghệ ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2005 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 11/2005/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày ngày 02 tháng 02 năm 2005 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ (sửa đổi).

9. Thông tư số 09/2006/TT-BTM do Bộ Thương mại ban hành ngày 25/5/2006 hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.

Văn bản pháp luật hết hiệu lực

1. Nghị định số 45/ 1998/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01 tháng 7 năm 1998 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ.

2. Nghị định số 11/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày ngày 02 tháng 02 năm 2005 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ.

3. Thông tư 1254/1999/TT-BKHCNMT do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành ngày 12 tháng 7 năm 1999 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 45/ 1998/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01 tháng 7 năm 1998 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ.

1. A S Hornby, Oxford Advanced Learner’s Dictionary, Nhà xuất bản Đại học

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại (Trang 53 - 64)