Những ảnh hưởng tích cực của nhượng quyền thương mại đối với các

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại (Trang 50 - 53)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.2.1Những ảnh hưởng tích cực của nhượng quyền thương mại đối với các

Việt Nam

2.2.2.1 Những ảnh hưởng tích cực của nhượng quyền thương mại đối với các doanh nghiệp Việt Nam nghiệp Việt Nam

Kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại thì cả hai bên, Bên nhượng quyền và Bên nhận nhượng quyền đều thu được nhiều lợi ích.

Đối với Bên nhượng quyền ta có thể dễ dàng nhìn thấy các lợi ích như sau:

STT Tên công ty Quốc tịch Lĩnh vực nhượng quyền

1 Doanh nghiệp tư nhân TM-

DV Đức Triều Việt Nam

Các sản phẩm giày, dép da, túi xách da thời trang mang thương hiệu T&T

2 CP-SX-TM-DV Phở hai mươi bốn Việt Nam Nhà hàng Phở 24

Một là, tiết kiệm nguồn vốn mở rộng hoạt động kinh doanh và giảm chi phí phát triển thị trường. Vốn luôn là một mối lo ngại lớn nhất khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Trong tình hình đa số các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu phân theo chỉ tiêu lao động thì có tới 80% doanh nghiệp sử dụng dưới 300 lao động, còn theo vốn thì có tới 90% dưới 5 tỷ, nên việc mở rộng hoạt động kinh doanh sẽ gặp không ít khó khăn cho các doanh nghiệp và nhượng quyền thương mại là sự lựa chọn phù hợp nhất, mang lại hiệu quả cao để các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn này, vì trong hệ thống nhượng quyền thì người bỏ vốn ra để mở rộng hoạt động kinh doanh chính là Bên nhận quyền, điều này có thể giúp cho Bên nhượng quyền mở rộng hoạt động kinh doanh bằng vốn của người khác. Mặt khác nhượng quyền thương mại còn giúp giảm chí phí xâm nhập thị trường vì như đã biết, muốn tìm kiếm, tham gia vào thị trường mới thì đòi hỏi rất nhiều chi phí để thực hiện nhưng nếu các doanh nghiệp thực hiện nhượng quyền thương mại thì chi phí này sẽ giảm đi do đã chia sẽ cho các doanh nghiệp nhận nhượng quyền.

Hai là, mở rộng hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng. Hình thức nhượng quyền thương mại sẽ giúp cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh, xây dựng sự hiện diện ở khắp mọi nơi một cách nhanh chóng với hàng trăm cửa hàng ở trong và ngoài nước mà không một hình thức kính doanh nào có thể làm được. Ví dụ như Mc Donald’s, tính tới thời điểm cuối năm 2007,có tổng số 31000 nhà hàng tại 119 quốc gia, trong đó có tới 78% số cửa hàng là do nhượng quyền và chỉ có 22% là cửa hàng do công ty lập nên.

Ba là, thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu. Việc mở rộng thương hiệu và sự xuất hiện ở khắp mọi nơi sẽ đưa ra hình ảnh về sản phẩm đi sâu vào tâm trí khách hàng một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó vì chi phí quảng cáo sẽ được trải rộng cho rất nhiều cửa hàng, cho nên chi phí quảng cáo cho một đơn vị kinh doanh sẽ rất nhỏ. Giúp cho Bên nhượng quyền xây dựng được một ngân sách quảng cáo lớn. Đặc biệt tạo dựng được hình ảnh của thương hiệu đối với khách hàng giúp cho Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền ngày càng thu được nhiều lợi nhuận.

Bốn là, tối đa hóa thu nhập. Khi nhượng quyền, Bên nhận quyền phải trả tiền bản quyền thuê thương hiệu và tiền phí kinh doanh với tên và hệ thống của Bên nhượng quyền, Bên nhận quyền còn phải mua sản phẩm và nguyên liệu của Bên nhượng quyền nhờ đó mà Bên nhượng quyền có thể tối đa hóa được thu nhập của mình.

Năm là, tận dụng nguồn nhân lực. Bên nhận quyền sẽ là người bỏ vốn ra kinh doanh điều này tạo động lực cho họ làm việc tốt hơn. Vì khi Bên nhận quyền họ là chủ nên họ sẽ làm việc có trách nhiệm hơn. Vì vậy Bên nhượng quyền tận dụng được nguồn lực từ phía Bên nhận quyền và đặc biệt Bên nhận quyền có thể tiếp cận những địa điểm mà Bên nhượng quyền không thể tiếp cận được và họ còn nắm vững thông tin về địa phương hơn Bên nhượng quyền.

Bên cạnh lợi ích của doanh nghiệp nhượng quyền thì doanh nghiệp nhận nhượng quyền cũng có nhiều lợi từ phương thức kinh doanh nhượng quyền thương mại như:

Một là, Kinh doanh một thương hiệu có uy tín với số vốn đầu tư nhỏ. Đa phần các thương hiệu nhượng quyền là những thương hiệu có tiếng tăm, uy tín vì thế nên nhận nhượng quyền từ một thương hiệu đã có tiếng tăm, uy tín sẽ giúp cho việc kinh doanh có hiệu quả dù chỉ với một số vốn không quá lớn cho việc nhận nhượng quyền thương mại ban đầu.

Hai là, giảm thiểu rủi ro. Mục đích chủ yếu của nhượng quyền chính là giảm thiểu rủi ro. Việc mở cửa hàng, cở sở kinh doanh mới có rất nhiều rủi ro và tỉ lệ thất bại cao do những người quản lý là những người mới bước vào nghề, không có kinh nghiệm và phải mất nhiều thời gian để học hỏi các đặc trưng của từng loại hình kinh doanh. Khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền, Bên nhận quyền sẽ được huấn luyện, đào tạo và truyền đạt các kinh nghiệm quản lý, bí quyết thành công của loại hình kinh doanh đặc thù mà Bên nhượng quyền đã tích lũy được từ những lần trải nghiệm trên thị trường. Bên nhận quyền không phải trải qua giai đoạn xây lắp và phát triển ban đầu, Bên nhượng quyền sẽ hướng dẫn bên nhận quyền những nguyên tắc chung. Theo kết quả nghiên cứu thì 90% các công ty hoạt động theo mô hình nhượng quyền thương mại tiêp tục hoạt động sau 10 năm trong khi 82% công ty độc lập phải đóng cửa, dưới 5% công ty hoạt động theo mô hình nhượng quyền thương mại thất bại trong năm đầu tiên so với tỷ lệ 38 ở các công ty độc lập.

Ba là, được đào tạo, huấn luyện về quản lý và kinh doanh kinh. doanh theo phương thức nhận nhượng quyền thương mại, Bên nhận quyền còn được đào tạo những phương thức và kỹ năng quản lý trong thực tiễn hoạt động kinh doanh từ những nhà đầu tư danh tiếng trên thế giới. Thông qua cơ hội được tiếp xúc và được chia sẻ những bí quyết và kinh nghiệm kinh doanh đã được thử nghiệm và đúc kết trong nhiều năm của Bên nhượng quyền thương mại, Bên nhận nhượng quyền tự

xây dựng và phát triển cho mình những tri thức quản lý riêng, có thể áp dụng cho các chiến lược kinh doanh tương tự khác của mình.

Bốn là, tận dụng các nguồn lực. Bên nhận quyền chỉ tập trung vào việc điều hành hoạt động kinh doanh, phần còn lại như xây dựng chiến lược tiếp thị, quy trình vận hành chiến lược kinh doanh sẽ do Bên nhượng quyền đảm trách và chuyển giao.

Năm là, được mua nguyên liệu, sản phẩm với giá ưu đãi. Bên nhượng quyền luôn có những ưu đãi đặc biệt về cung cấp sản phẩm, nguyên liệu cho Bên nhận quyền. Nâng cao sức cạnh tranh của Bên nhận quyền trên thị trường. Nếu thị trường có biến động lớn như việc khan hiếm nguồn hàng thì Bên nhượng quyền sẽ ưu tiên phân phối cho Bên nhận quyền trước, giúp cho Bên nhận quyền ổn định đầu vào mà bất cứ hình thức kinh doanh nào cũng không làm được.

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại (Trang 50 - 53)