Hình thức chuyển giao

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại (Trang 45 - 46)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.4Hình thức chuyển giao

Khoản 2, điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp - hợp đồng li – xăng)”. Nhãn hiệu và bí mật kinh doanh là các quyền sở hữu công nghiệp, chịu sự điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ. Nên việc chuyển giao nhãn hiệu và bí mật kinh doanh trong nhượng quyền thương mại cũng phải tuân theo quy định chung về hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

Các dạng hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp gồm các dạng sau đây:

1. Hợp đồng độc quyền là hình thức hợp đồng mà theo đó Bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp ở phạm vi và trong một thời hạn nhất định do hai bên thoả thuận. Bên chuyển quyền không có quyền chuyển giao cho bên thứ ba và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của Bên được chuyển quyền.

2. Hợp đồng không độc quyền là hình thức hợp đồng mà theo nội dung hợp đồng, ở phạm vi và trong một thời hạn chuyển giao quyền do hai bên thoả thuận, Bên nhận không được độc quyền đối tượng sở hữu công nghiệp. Có nghĩa là Bên giao quyền sử dụng vẫn có quyền sử dụng hoặc cho người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đã được chuyển giao.

3. Hợp đồng thứ cấp là hợp đồng mà theo đó thì Bên chuyển giao quyền sử dụng chính là Bên nhận trong một hợp đồng trước đó, nay được tiếp tục chuyển giao quyền sử dụng theo một hợp đồng khác.”25

Để chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp Bên chuyển quyền và Bên được chuyển quyền tiến hành đàm phán về nội dung hợp đồng và ký kết hợp đồng bằng văn bản với nội dung và hình thức phù hợp với quy định của pháp luật. Sau đó tiến hành đăng ký hợp đồng chuyển giao với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc đăng ký là thủ tục bắt buộc để hợp đồng chuyển giao có hiệu lực

pháp lý. Việc ký kết hợp đồng chuyển giao mà không đăng ký thì không được pháp luật thừa nhận, đều đó có nghĩa là “hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thỏa thuận của các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng kí tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp”26.

Một phần của tài liệu pháp luật việt nam về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại (Trang 45 - 46)