Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động

Một phần của tài liệu Tình hình ký kết hợp đồng lao động tại công ty cổ phần chè liên sơn (Trang 25 - 30)

II. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG HIỆN HÀNH

6. Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động

a) Khái niệm tranh chấp lao động

Theo điều 3 khoản 7 Bộ luật Lao động năm 2012:

“Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động."

b) Những nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động

Theo đặc tính của quan hệ lao động thì 2 bên NLĐ và NSDLĐ có xảy ra tranh chấp nhưng cuối cùng vẫn phải cùng nhau hợp tác để làm việc do vậy những nguyên tắc của việc giải quyết tranh chấp lao động vẫn phải nhằm vào 2 mục đích :

Một là phải giải toả những bất đồng và những bế tắc trong quá trình giải quyết nhưng phải đảm bảo được quyền và lợi ích của mỗi bên tranh chấp lao động phải đảm bảo những nguyên tắc sau:

- Tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định trong giải quyết tranh chấp lao động.

-. Bảo đảm thực hiện hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.

- Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.

- Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

- Việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.

- Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện.

* Về nghĩa vụ của các bên

- Các bên cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cớ có liên quan đến vụ tranh chấp theo yêu cầu của cơ quan tổ chức giải quyết tranh chấp

Những thoả thuận mà hai bên đã đạt được trong quá trình thương lượng hoặc có biên bản hòa giải thành đối với những quyết định đã có hiệu lực của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp bản án hoặc những quyết định đã có hiệu lực của toà án nhân dân thì phải thi hành nghiêm chỉnh.

* Đối với các cơ quan tổ chức giải quyết tranh chấp trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình có quyền yêu cầu các bên tranh chấp, các cơ quan cá nhân hữu quan cung cấp những tài liệu, chứng cứ, có quyền trưng cầu giám định và những người có liên quan trong qúa trình giải quyết tranh chấp lao động.

d) Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động

* Đối với tranh chấp lao động cá nhân: Theo Điều 200 - Bộ luật Lao động 2012, những cơ quan , tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân gồm:

– Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động của cơ quan lao động cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đối với những nơi không có hội đồng hoà giải lao động cơ sở.

- Tòa án nhân dân: Ở nước ta đã lập ra toà án lao động trong hệ thống toà án nhân dân để xét các vụ tranh chấp lao động, thẩm quyền giải quyết của toà án được phân như sau:

+ Thẩm quyền theo cấp: Toà án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ án lao động bao gồm các tranh chấp lao động cá nhân giữa NLĐ và NSDLĐ về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập, các điều kiện lao động khác, về thực hiện HĐLĐ và trong quá trình học nghề mà hội đồng hoà giải và hoà giải viên lao động, hoà giải không thành.

- Toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp lao động: Tranh chấp lao động tập thể, giữa tập thể NLĐ và NSDLĐ và các tranh chấp thuộc thẩm quyền của toà án cấp huyện mà có yếu tố nước ngoài hoặc xét thâý cần thiết toà án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết. Thẩm quyền theo lãnh thổ theo nguyên tắc toà án có thẩm quyền xét sử sơ thẩm là toà án nơi làm việc hoặc cư trú của bị đơn, nếu bị đơn là pháp nhân thì toà án có thẩm quyền là toà án nơi pháp nhân có trụ sở chính.

* Đối với tranh chấp lao động tập thể, tại Điều 203 Bộ luật Lao động quy định các cơ quan tổ chức sau đây giải quyết:

- Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động ở những nơi không có hội đồng hoà giải lao động cơ sở khi sảy ra tranh chấp lao động tập thể tại doanh nghiệp. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động ở những nơi dưới 10 người lao động có trách nhiệm tiến hành hoà giải cho hai bên chậm nhất là 7 ngaỳ kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hoà giải của một trong hai bên.

- Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh: Trường hợp hội hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động hoà giải không thành mỗi bên hoặc cả hai bên tranh chấp có quyền yêu cầu hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết. Thành phần của các hội đồng này gồm các thành viên kiêm nhiệm là đại diện của cơ quan, tổ chức lao động và một số luật gia, các nhà quản lý, nhà hoạt động xã hội có uy tín .

Khi giải quyết các vụ tranh chấp lao động tập thể hội đồng trọng tài có quyền đưa ra quyết định của mình mặc dù quyết định này có thể bị các bên hoặc một bên tranh chấp kháng nghị. Quyết định này phải theo nguyên tắc đa số và phải được bỏ phiếu kín

- Toà án nhân dân: Khi tập thể NLĐ hoặc NSDLĐ không đồng ý với quyết định của hội đồng trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu toà án nhân dân giải quyết và phải tuân theo nguyên tắc sau:

+ Phải đảm bảo quyền của các bên tranh chấp được yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

+ Các bên bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc giải quyết vụ án. + Các bên phải cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu.

+ Các vụ án phải được giải quyết công khai, kịp thời đúng pháp luật, khách quan.

+ Khi bản án đã có hiệu lực pháp luật các bên tranh chấp có trách nhiẹm thi hành nghiêm chỉnh bản án hoặc quyết định của toà án .

Chương II

THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ LIÊN SƠN

Một phần của tài liệu Tình hình ký kết hợp đồng lao động tại công ty cổ phần chè liên sơn (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w