3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.3. Dự báo sự phát triển của hệ thống siêu thị Việt Nam trong thòi gian tói
3.3.1. Với hệ thống siêu thị của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước
Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như ngành bán lẻ nói riêng đã và đang chịu ảnh hưởng rất lớn. Do đó, trong năm 2009 có thể nền kinh tế Việt Nam sẽ không được chứng kiến sự phát triển sôi động trên thị trường bán lẻ. Năm 2008, con số thực về tăng trưởng của thị trường bán lẻ Việt Nam xấp xỉ khoảng 10%, không được trên 20% như mọi năm. Năm 2009 diễn biến còn nhiều khó khăn nên khả năng tăng trưởng sẽ thấp hơn so với năm 2008.
ủy viên Ban Chấp Hành Hiệp hội bán lẻ Việt Nam Vũ Vinh Phú dự báo: Người tiêu dùng sẽ có cơ hội lựa chọn nhiều dịch vụ hợp lý và đảm bảo các tiêu chuẩn sức khoẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm khi Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ cạnh tranh (1/1/2009) với sự có mặt của nhiều Tập đoàn lớn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ có khoảng 10 - 20% doanh nghiệp bán lẻ trong nước có nguy cơ phá sản do không thể cạnh tranh được với những "gã khổng lồ" trong làng bán lẻ thế giới tại Việt Nam như Metro, Big c, Parkson... Lý giải về thực trạng này, dễ thấy trong khi người tiêu dùng có lợi thấy rõ nếu mở cửa thị trường bán lẻ thì khả năng nhiều doanh nghiệp Việt Nam phải phá sản do sức ép cạnh tranh với những "người khổng lồ" như Metro, Big c hay Parkson quá lớn, trong khi tiềm lực của những doanh nghiệp này là rất yếu (thể hiện ở hạ tầng thương mại yếu và yếu cả về nguồn nhân lực).
hoá trong các siêu thị tới 70% là hàng ký gửi. Một điểm yếu nữa là phần lớn các DN Việt Nam mở siêu thị thì rất nhanh nhưng không có chiến lược kinh doanh, không tạo ra được cái riêng. Neu không nhanh chóng hoạch định các chiến lược kinh doanh phù hợp với tinh hình thị trường và điều kiện của doanh nghiệp, thì nguy cơ phá sản là không thể tránh khỏi. Mặt khác, một nguy cơ có thế nhìn thấy nữa là các nhà sản xuất Việt Nam bị ép giá. Đầu tiên các doanh nghiệp bán lẻ quốc tế sẽ cung cấp vốn, công nghệ để trồng rau, nuôi thịt...Đen lúc thu hoạch, giá sẽ do chính các doanh nghiệp này quyết định thay vi giá đưa ra của các nhà sản xuất, với bức tranh không mấy khả quan đó, theo đánh giá của các chuyên gia, thì sẽ có khoảng 10-20% các doanh nghiệp bán lẻ trong nước không thể trụ vững trong cuộc cạnh tranh không cân sức này.
Hiện nay các doanh nghiệp đang nỗ lực hết sức để chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh sau thời điểm mở cửa thị trường. Các nhà bán lẻ Việt Nam đã có sự liên kết với những bước tiến đáng khích lệ, những liên kết có bề rộng và chiều sâu. Các doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội như Saigon Coop mart, Hapro, Fivimart, siêu thị điện máy Nguyễn Kim, hệ thống phát hành sách của Fahasa (sắp khai trương tại Hà Nội)... đều có mối liên hệ với nhau, đặc biệt còn có mối liên hệ giữa nhà sản xuất cung ứng hàng hoá của doanh nghiệp - đây là mối liên kết cực kỳ quan trọng, bởi liên kết không tốt thì nhà cung ứng sẽ không cung cấp hàng tốt, hoặc nếu các nhà bán lẻ chèn ép các nhà cung ứng thì sẽ không lâu bền. Các nhà bán lẻ Việt Nam cũng rất cởi mở, sẵn sàng học tập cũng như liên kết với các nhà bán lẻ của nước ngoài. Hiệp hội đã đứng ra tổ chức nhiều buổi hội thảo, tọa đàm với các nhà bán lẻ lớn của nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam như Big c, Metro đê chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong việc điều hành, quản lý, nâng cấp đào tạo khẩn cấp nguồn nhân lực.
Mặc dù sự đe dọa của các đại gia bán lẻ thế giới là hoàn toàn có thật, nhưng trong thời điếm trước mắt, doanh nghiệp nội địa vẫn có nhiều lợi thế hơn. Sự tiện dụng chính là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của doanh nghiệp trong nước. Đặc điểm của phân phối (nhất là bán lẻ) là tính phân tán cao và gắn với địa bàn dân cư cụ thể; nên mạng lưới các điểm bán lẻ phân bố dày đặc khắp nơi, là một lợi thế chỉ có doanh nghiệp Việt Nam mới có được. Do đó, các doanh nghiệp trong nước nên tranh thủ khoảng thời gian này, khi các tập đoàn bán lẻ nước ngoài vẫn đang thăm dò thị trường Việt Nam, triển khai các biện pháp thiết thực nhằm nâng cao khả
3.3.2. Vói hệ thống siêu thị của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài
Thị trường bán lẻ Việt Nam tuy có quy mô không lớn (55 tỷ USD trong năm 2008), nhưng rất hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài do mức lưu chuyển hàng hóa liên tục tăng trong những năm gần đây. Đặc biệt, năm 2007 Việt Nam được hãng tư vấn Mỹ A.T. Kearney xếp hạng 4 trên 7 nước có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Được nhìn nhận như một mảnh đất màu mỡ, giàu tiềm năng bán lẻ, trong thời gian tới, các tập đoàn bán lẻ Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh mở rộng phạm vi phân phối trên thị trường nước ta.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ chưa bước ngay vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt. Nhu cầu mua sắm giảm sút, nền kinh tế chịu ảnh hưởng của khủng hoảng là một trong
chân ngay vào thị trường Việt Nam. Theo dự đoán của nhiều chuyên gia kinh tế, ít nhất cũng phải đến 2010, các đại gia nước ngoài mới xâm nhập thị trường bởi họ cần thời gian để nghiên cún, lập dự án, chuẩn bị nhân lực, vật lực cũng như tìm hiểu tập quán tiêu dùng của người Việt.
Đe phát triến mạng lưới phân phối trên thị trường Việt Nam, các tập đoàn bán lẻ nước ngoài sẽ tiếp tục từng bước khai trương các siêu thị tại các tỉnh thành trên cả nước. Tháng 9-2009, tại thành phố Huế siêu thị thứ 9 trong chuối siêu thị Big c sẽ chính thức đi vào hoạt động. Còn với Best Carings, dự kiến, từ nay đến 2010 chuỗi siêu thị này sẽ có mặt trên tất cả các thành phố lớn trên toàn quốc với tham vọng trở thành nhà bán lẻ điện tử, điện máy chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Lotte Mart dự kiến bỏ ra 5 tỷ USD xây dựng 30 siêu thị trên khắp các tỉnh thành của Việt Nam.
Tuy chưa chính thức bước vào thị trường Việt Nam, nhưng với sức hấp dẫn lớn của thị trường nước ta, các tập đoàn bán lẻ nối tiếng thế giới như Wal-mart (Hoa Kỳ), Carreíbur (Pháp), Tesco (Anh), Marko (Hà Lan)... sè sớm có mặt trên thị trường nội địa thời gian tới.
Đe quảng bá thương hiệu, thu hút khách hàng, các tập đoàn bán lẻ nước ngoài sẽ thực hiện các hình thức khuyến mãi, quảng cáo, giảm giá... nhằm đưa tên tuổi của mình đến gần hơn với người tiêu dùng Việt Nam. Các siêu thị ngoại khi vào Việt Nam cũng tập trung vào đối tượng khách hàng là tầng lớp bình dân, thu nhập ở mức trung bình nên cuộc cạnh tranh về giá là rất khốc liệt. Đặc biệt, với lợi thế lớn về vốn và quan hệ với nhà cung cấp, các siêu thị ngoại là đối thủ cạnh tranh đáng gờm của các siêu thị trong nước trong việc giành thị phần.
Trong vòng 2 năm tới, các chuyên gia dự báo thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ có khoảng 700 -750 siêu thị, 150 trung tâm thương mại và hàng chục ngàn các cửa hàng tiện lợi.
3.3.3. Vói hệ thống siêu thị Việt Nam nói chung
Mặc dù đã có những bước phát triển rõ rệt và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới phân phối bán lẻ, tuy nhiên, hiện nay các siêu thị của các doanh nghiệp trong và ngoài nước chỉ chiếm 10-12% thị phần bán lẻ. Theo dự báo của các chuyên gia, 10 năm nữa con số này mới được nâng lên 30%. Độ “nóng” của mảng cạnh tranh này sẽ ngày một gia tăng với các đối thủ ngoại nặng ký đến từ nước ngoài.
Xu hướng phát triển trong 10 năm tới của siêu thị ở Việt Nam sẽ tập trung vào những yếu tố sau:
- Quy mô siêu thị Việt Nam sẽ xứng đáng với hai chữ "siêu thị" hơn. Các loại hình siêu thị với quy mô, hình thức khác nhau xuất hiện nhiều. Đặc biệt sẽ xuất hiện các đại siêu thị với quy mô lớn ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn khác như Hải Phòng, Đà Nằng. Các siêu thị này có thể rộng từ vài ngàn m2 tới cả hecta, kinh doanh hàng chục nghìn mặt hàng đa dạng. Song song tồn tại là mạng lưới các siêu thị nhỏ hơn cỡ 1000 - 2000m2 với 8000 - 10.000 mặt hàng. Các siêu thị quy mô nhỏ sẽ dần biến mất, quay trở lại và đúng nghĩa cửa hàng tự chọn. Các đại siêu thị được xây dựng ở trung tâm hay các khu công nghiệp, dân cư mới ngoại vi thành phố, trong khi đó mạng lưới các siêu thị loại vừa phân bố ở các khu dân cư thuộc trung tâm thành
- Kinh doanh siêu thị sè gắn liền với khu vui chơi giải trí, thị trường thương mại sẽ do các nhà kinh doanh siêu thị chuyên nghiệp, tầm cỡ lớn, về vốn lẫn kinh nghiệm quản lý điều hành.
- Giá cả trong các siêu thị sẽ không cao như ngày nay mà sẽ rẻ hon bên ngoài. Các mặt hàng phong phú đa dạng hơn, đặc biệt là hàng Việt Nam sẽ chiếm vị trí quan trọng trong siêu thị...
3.4. Giải pháp phát triến có hiệu quả hệ thống siêu thị Việt Nam
Từ việc nghiên cứu cơ hội và thách thức trong phát triển hệ thống siêu thị Việt Nam, phân tích những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong
3.4.1. Nhóm giải pháp từ phía Chính phủ
3.4.1.1. Kinh nghiệm của Chính phủ các quốc gia
Kỉnh nghiệm của Trung Quốc:
Thực hiện chính sách mở cửa theo cam kết WTO, Trung Quốc cũng như một số nước trong khu vực đang đứng trước nguy cơ bị các tập đoàn thương mại nước ngoài thâu tóm hệ thống phân phối và bán lẻ nội địa. Sau khi mở cửa, có khoảng 40 tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài tràn vào khai thác thị trường này, hơn 60% doanh thu rơi vào tay họ, đặt các tập đoàn bán lẻ của Trung Quốc vào tình thế phá sản. Do đó, theo tư tưởng chỉ đạo của Chính phủ, thị trường nội địa phải chủ yếu do các nhà bán lẻ Trung Quốc nắm giữ, không cho phép các nhà bán lẻ nước
được nhận sự hỗ trợ đặc biệt nhằm cải cách và tăng năng lực kinh doanh cho doanh nghiệp, sớm tạo ra những doanh nghiệp bán lẻ có quy mô lớn trong nước.
Đe ngăn chặn sự phát triển thái quá của các cơ sở bán lẻ quy mô lớn ở các thành phố lớn trong thời gian qua, Trung Quốc đã đưa ra quy định khá chặt chẽ về việc thẩm tra, giám sát đối với việc xây dựng mới các cơ sở phân phối. Theo đó, việc thẩm tra sè do người tiêu dùng đánh giá đầu tiên, tiếp đến là các doanh nghiệp cùng ngành nghề, thứ ba mới đến các chuyên gia thẩm tra và cuối cùng là các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tổng hợp (và thẩm tra lại nếu cần) đánh giá, làm rõ những lợi hại của việc xuất hiện cơ sở phân phối, đế từ đó có quyết định cho phép dự án tiến hành hay không. Đồng thời, tương tự như ở Nhật Bản, ở một số thành phố lớn của Trung Quốc cũng áp dụng hình thức các siêu thị muốn mở kinh doanh tổng hợp có diện tích từ 5.000 m2 trở lên đều phải được trưng cầu ý kiến do Hiệp hội Công Thương thành phố tố chức và tố chức điều trần công khai trước khi phê duyệt mở cửa hàng.
Với chủ trương: “Hoà nhập nhưng không hoà tan”, Chính phủ Trung Quốc đã vận dụng khéo léo các chính sách mở cửa thị trường nội địa, vừa khuyến khích các doanh nghiệp bán lẻ của nước ngoài đàu tư vào thị trường trong nước, song bên cạnh đó, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thương mại trong nước phát triển. Ngoài ra, Chính phủ còn thực hiện một số bước quy hoạch và điều chỉnh lại các hoạt động bán lẻ truyền thống, cải tạo các tuyến phố thương mại trọng điểm, đẩy nhanh phát triển hệ thống phân phối hàng tiêu dùng mới, đồng thời ban hành Pháp lệnh bán lẻ, tạo thuận lợi cho các tập đoàn trong nước giành lại thị phần.
dùng chủ yêu ở thị trường này. Chính phủ cũng yêu câu cơ quan quản lý nhà nước về thương mại ở từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải đưa ra được quy hoạch phát triển thương mại phù hợp với quy hoạch tổng thể của địa phương, các bản quy hoạch phải được phổ biến công khai để các cơ quan, doanh nghiệp và mọi người dân biết rõ. Những năm gần đây, do công tác quy hoạch và các chính sách phát triển hệ thống phân phối hàng hoá hiện đại được Chính phủ Trung Quốc quan tâm, nên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ Trung Quốc có thể hoàn toàn tự tin cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài.
Kỉnh nghiệm của Thái Lan:
Dịch vụ bán lẻ của Thái Lan bắt đầu được tự do hóa từng bước từ nửa cuối của thập niên 80 của thế kỷ XX. Là bộ phận chính của ngành thương mại, việc mở cửa dịch vụ bán lẻ nằm trong chiến lược thu hút đầu tư trvrc tiếp nước ngoài của chính phủ Thái Lan. Các số liệu thống kê đã cho thấy rằng ngành thương mại là một trong những ngành nhận được nhiều đầu tư nước ngoài nhất trong mấy thập kỷ vừa qua. Theo Ngân hàng Đầu tư Thái Lan thì 19,8% đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thái Lan là đầu tư vào ngành thương mại, tức là chỉ thua ngành công nghiệp điện tử và trang thiết bị (29%).
Chính phủ Thái Lan đánh giá rằng chính việc mở cửa dịch vụ bán lẻ đã đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng thông qua việc hạ giá sản phẩm và việc người tiêu dùng có nhiều khả năng hơn để lựa chọn. Với tư cách là một bộ phận của dịch vụ phân phối, dịch vụ bán lẻ cũng là một yếu tố quan trọng của cơ sở hạ tầng thương mại và có tác động tương hỗ tới các yếu tố khác của toàn bộ nền kinh tế. Dịch vụ bán lẻ nói riêng và dịch vụ phân phối nói chung hoạt động tốt sẽ có ảnh
tự do, tương đối ít chịu sự điều chỉnh của các cơ quan nhà nước. Chính nhờ có sự tự do này mà dịch vụ phân phối của Thái lan đã phát triển mạnh trong nhiều năm, không bị kìm hãm bởi các yếu tố bên ngoài.
Là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO từ năm 1995, Chính phủ Thái Lan đã mở cửa hoàn toàn thị trường phân phối nước này. Hiện nay, các nhà phân phối nước ngoài đang đố về Thái Lan vì họ cho rằng có thể kiếm được nhiều lợi nhuận ở đây trong thời gian ngắn. Đa số các nhà đầu tư này đến từ châu Âu và là những nhà phân phối bán lẻ hiện đại. Thực tế cho thấy các nhà phân phối tập trung vào kinh doanh các mặt hàng rẻ ở các đại siêu thị (ví dụ Hypermarket) và các siêu thị bán buôn (ví dụ Cash-and-Carry) đã gặt hái được nhiều sự ưu ái trong tầng lớp người dân không mấy giàu có ở Thái Lan. Bên cạnh đó, các siêu thị rộng lớn với nhiều chủng loại hàng đem đến cho người dân Thái Lan nhiều sự lựa chọn. Theo các số liệu thống kê thì doanh thu của hai hình thức bán lẻ này tăng đều từ năm 1999 đến nay với mức tăng là khoảng 15% mỗi năm..
Mở cửa thị trường là tất yếu. Theo một khảo sát gần đây, mảnh đất cho các kênh bán hàng hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn, siêu