3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.3.3. Vói hệ thống siêu thị Việt Nam nói chung
Mặc dù đã có những bước phát triển rõ rệt và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới phân phối bán lẻ, tuy nhiên, hiện nay các siêu thị của các doanh nghiệp trong và ngoài nước chỉ chiếm 10-12% thị phần bán lẻ. Theo dự báo của các chuyên gia, 10 năm nữa con số này mới được nâng lên 30%. Độ “nóng” của mảng cạnh tranh này sẽ ngày một gia tăng với các đối thủ ngoại nặng ký đến từ nước ngoài.
Xu hướng phát triển trong 10 năm tới của siêu thị ở Việt Nam sẽ tập trung vào những yếu tố sau:
- Quy mô siêu thị Việt Nam sẽ xứng đáng với hai chữ "siêu thị" hơn. Các loại hình siêu thị với quy mô, hình thức khác nhau xuất hiện nhiều. Đặc biệt sẽ xuất hiện các đại siêu thị với quy mô lớn ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn khác như Hải Phòng, Đà Nằng. Các siêu thị này có thể rộng từ vài ngàn m2 tới cả hecta, kinh doanh hàng chục nghìn mặt hàng đa dạng. Song song tồn tại là mạng lưới các siêu thị nhỏ hơn cỡ 1000 - 2000m2 với 8000 - 10.000 mặt hàng. Các siêu thị quy mô nhỏ sẽ dần biến mất, quay trở lại và đúng nghĩa cửa hàng tự chọn. Các đại siêu thị được xây dựng ở trung tâm hay các khu công nghiệp, dân cư mới ngoại vi thành phố, trong khi đó mạng lưới các siêu thị loại vừa phân bố ở các khu dân cư thuộc trung tâm thành
- Kinh doanh siêu thị sè gắn liền với khu vui chơi giải trí, thị trường thương mại sẽ do các nhà kinh doanh siêu thị chuyên nghiệp, tầm cỡ lớn, về vốn lẫn kinh nghiệm quản lý điều hành.
- Giá cả trong các siêu thị sẽ không cao như ngày nay mà sẽ rẻ hon bên ngoài. Các mặt hàng phong phú đa dạng hơn, đặc biệt là hàng Việt Nam sẽ chiếm vị trí quan trọng trong siêu thị...
3.4. Giải pháp phát triến có hiệu quả hệ thống siêu thị Việt Nam
Từ việc nghiên cứu cơ hội và thách thức trong phát triển hệ thống siêu thị Việt Nam, phân tích những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong
3.4.1. Nhóm giải pháp từ phía Chính phủ
3.4.1.1. Kinh nghiệm của Chính phủ các quốc gia
Kỉnh nghiệm của Trung Quốc:
Thực hiện chính sách mở cửa theo cam kết WTO, Trung Quốc cũng như một số nước trong khu vực đang đứng trước nguy cơ bị các tập đoàn thương mại nước ngoài thâu tóm hệ thống phân phối và bán lẻ nội địa. Sau khi mở cửa, có khoảng 40 tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài tràn vào khai thác thị trường này, hơn 60% doanh thu rơi vào tay họ, đặt các tập đoàn bán lẻ của Trung Quốc vào tình thế phá sản. Do đó, theo tư tưởng chỉ đạo của Chính phủ, thị trường nội địa phải chủ yếu do các nhà bán lẻ Trung Quốc nắm giữ, không cho phép các nhà bán lẻ nước
được nhận sự hỗ trợ đặc biệt nhằm cải cách và tăng năng lực kinh doanh cho doanh nghiệp, sớm tạo ra những doanh nghiệp bán lẻ có quy mô lớn trong nước.
Đe ngăn chặn sự phát triển thái quá của các cơ sở bán lẻ quy mô lớn ở các thành phố lớn trong thời gian qua, Trung Quốc đã đưa ra quy định khá chặt chẽ về việc thẩm tra, giám sát đối với việc xây dựng mới các cơ sở phân phối. Theo đó, việc thẩm tra sè do người tiêu dùng đánh giá đầu tiên, tiếp đến là các doanh nghiệp cùng ngành nghề, thứ ba mới đến các chuyên gia thẩm tra và cuối cùng là các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tổng hợp (và thẩm tra lại nếu cần) đánh giá, làm rõ những lợi hại của việc xuất hiện cơ sở phân phối, đế từ đó có quyết định cho phép dự án tiến hành hay không. Đồng thời, tương tự như ở Nhật Bản, ở một số thành phố lớn của Trung Quốc cũng áp dụng hình thức các siêu thị muốn mở kinh doanh tổng hợp có diện tích từ 5.000 m2 trở lên đều phải được trưng cầu ý kiến do Hiệp hội Công Thương thành phố tố chức và tố chức điều trần công khai trước khi phê duyệt mở cửa hàng.
Với chủ trương: “Hoà nhập nhưng không hoà tan”, Chính phủ Trung Quốc đã vận dụng khéo léo các chính sách mở cửa thị trường nội địa, vừa khuyến khích các doanh nghiệp bán lẻ của nước ngoài đàu tư vào thị trường trong nước, song bên cạnh đó, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thương mại trong nước phát triển. Ngoài ra, Chính phủ còn thực hiện một số bước quy hoạch và điều chỉnh lại các hoạt động bán lẻ truyền thống, cải tạo các tuyến phố thương mại trọng điểm, đẩy nhanh phát triển hệ thống phân phối hàng tiêu dùng mới, đồng thời ban hành Pháp lệnh bán lẻ, tạo thuận lợi cho các tập đoàn trong nước giành lại thị phần.
dùng chủ yêu ở thị trường này. Chính phủ cũng yêu câu cơ quan quản lý nhà nước về thương mại ở từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải đưa ra được quy hoạch phát triển thương mại phù hợp với quy hoạch tổng thể của địa phương, các bản quy hoạch phải được phổ biến công khai để các cơ quan, doanh nghiệp và mọi người dân biết rõ. Những năm gần đây, do công tác quy hoạch và các chính sách phát triển hệ thống phân phối hàng hoá hiện đại được Chính phủ Trung Quốc quan tâm, nên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ Trung Quốc có thể hoàn toàn tự tin cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài.
Kỉnh nghiệm của Thái Lan:
Dịch vụ bán lẻ của Thái Lan bắt đầu được tự do hóa từng bước từ nửa cuối của thập niên 80 của thế kỷ XX. Là bộ phận chính của ngành thương mại, việc mở cửa dịch vụ bán lẻ nằm trong chiến lược thu hút đầu tư trvrc tiếp nước ngoài của chính phủ Thái Lan. Các số liệu thống kê đã cho thấy rằng ngành thương mại là một trong những ngành nhận được nhiều đầu tư nước ngoài nhất trong mấy thập kỷ vừa qua. Theo Ngân hàng Đầu tư Thái Lan thì 19,8% đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thái Lan là đầu tư vào ngành thương mại, tức là chỉ thua ngành công nghiệp điện tử và trang thiết bị (29%).
Chính phủ Thái Lan đánh giá rằng chính việc mở cửa dịch vụ bán lẻ đã đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng thông qua việc hạ giá sản phẩm và việc người tiêu dùng có nhiều khả năng hơn để lựa chọn. Với tư cách là một bộ phận của dịch vụ phân phối, dịch vụ bán lẻ cũng là một yếu tố quan trọng của cơ sở hạ tầng thương mại và có tác động tương hỗ tới các yếu tố khác của toàn bộ nền kinh tế. Dịch vụ bán lẻ nói riêng và dịch vụ phân phối nói chung hoạt động tốt sẽ có ảnh
tự do, tương đối ít chịu sự điều chỉnh của các cơ quan nhà nước. Chính nhờ có sự tự do này mà dịch vụ phân phối của Thái lan đã phát triển mạnh trong nhiều năm, không bị kìm hãm bởi các yếu tố bên ngoài.
Là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO từ năm 1995, Chính phủ Thái Lan đã mở cửa hoàn toàn thị trường phân phối nước này. Hiện nay, các nhà phân phối nước ngoài đang đố về Thái Lan vì họ cho rằng có thể kiếm được nhiều lợi nhuận ở đây trong thời gian ngắn. Đa số các nhà đầu tư này đến từ châu Âu và là những nhà phân phối bán lẻ hiện đại. Thực tế cho thấy các nhà phân phối tập trung vào kinh doanh các mặt hàng rẻ ở các đại siêu thị (ví dụ Hypermarket) và các siêu thị bán buôn (ví dụ Cash-and-Carry) đã gặt hái được nhiều sự ưu ái trong tầng lớp người dân không mấy giàu có ở Thái Lan. Bên cạnh đó, các siêu thị rộng lớn với nhiều chủng loại hàng đem đến cho người dân Thái Lan nhiều sự lựa chọn. Theo các số liệu thống kê thì doanh thu của hai hình thức bán lẻ này tăng đều từ năm 1999 đến nay với mức tăng là khoảng 15% mỗi năm..
Mở cửa thị trường là tất yếu. Theo một khảo sát gần đây, mảnh đất cho các kênh bán hàng hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn, siêu thị bán buôn tại Thái Lan lên tới 60%. Song thị trường bán lẻ Thái Lan hiện nay đang bị chi phối mạnh mẽ bởi các nhà phân phối nước ngoài. Đối với các loại hình thương mại hiện đại như siêu thị, các nhà phân phối hàng đầu đều là các tập đoàn phân phối nổi tiếng nước ngoài, còn các doanh nghiệp Thái Lan chỉ chiếm ưu thế đối với các mô hình khác như cửa hàng bách hóa. Hiện ở Thái Lan 80% lĩnh vực phân phối hiện đại là do các tập đoàn nước ngoài nắm giữ. Đe các doanh nghiệp trong nước có tiềm lực cạnh tranh với các đại gia nước ngoài, Chính phủ buộc phải
Bảng: Tổng doanh thu của dịch vụ bán lẻ từ 1998 đến 2001
(Nguồn: Ngân hàng Thái Lan).
Bảng: Thị phần ước tính của kinh doanh truyền thống và hiện đại trong dịch vụ bán lẻ năm 1997 và 2001
Những ưu điểm của việc tự do hóa thị trường dịch vụ là không thể phủ nhận được. Điều này không những được Chính phủ, dân cư thành thị mà ngay cả dân cư các vùng nông thôn công nhận. Sự góp mặt của các doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường phân phối đã làm cho cuộc sống của người dân Thái Lan trở nên dễ chịu hơn. Họ có điều kiện tiếp cận với nhiều hàng hóa với chất lượng và giá cả khác nhau để có thể lựa chọn.
Mặt khác, đầu tư trực tiếp nước ngoài cao vào lĩnh vực bán lẻ sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Qua việc mở cửa thị trường bán lẻ, nhiều phương thức quản lý, bảo quản hàng hóa, kỹ thuật marketing mới đã được đưa vào
Không những thế, các nhà sản xuất trong nước còn có cơ hội xuất khẩu hàng của mình ra nước ngoài thông qua các liên doanh phân phối.
Tuy nhiên, việc gia tăng của các hình thức bán lẻ hiện đại bao giờ cũng đi kèm với sự lấn át của nó đối với các hình thức bán lẻ truyền thống. Việc thâu tóm và điều chỉnh được cuộc cạnh tranh khốc liệt này là một bài toán khó đối với các nhà quản lý. Sự xuất hiện của nhiều cửa hàng tiện lợi (Convenience Stores) đã làm cho nhiều cửa hàng truyền thống của Thái Lan mất khách. Việc mở cửa thị trường bán lẻ đã làm cho nhiều cửa hàng truyền thống của Thái Lan đã tồn tại hàng nghìn năm nay phải đóng cửa và làm giảm doanh thu của các cửa hàng có qui mô nhỏ cũng khi mà người dân chuyến sang mua hàng ở các siêu thị lớn, các siêu thị bán buôn. Năm 1997, thị phần của các cửa hàng bán lẻ truyền thống của Thái Lan là khoảng 74%, trong khi các cửa hàng bán lẻ hiện đại chỉ có 26% thị phần. Cho đến năm 2001, các cửa hàng truyền thống của Thái Lan chỉ còn lại 60% thị phần. Theo dự đoán của các chuyên gia thì thị phần của các cửa hàng truyền thống sẽ còn tiếp tục giảm.
Sự hiện diện của các nhà phân phối nước ngoài có thể dẫn đến việc toàn bộ thị trường bị thâu tóm bởi một hoặc một vài tập đoàn lớn. Những nhà độc quyền này có thể sẽ sử dụng các biện pháp không lành mạnh đế loại bỏ đối thủ cạnh tranh cũng như lạm dụng khách hàng. Đe đối phó với việc này, Bộ Thương mại Thái Lan đã phải tính đến các biện pháp phòng chống các chiến lược về giá cả không lành mạnh đối với một số mặt hàng.
Kinh nghiệm ở Thái Lan đã chỉ ra rằng việc mở cửa thị trường phân phối là rất cần thiết nhưng cũng phải tính đến các biện pháp can thiệp của nhà nước, tránh
nhưng cũng phải tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tự hoàn thiện mình, đứng vững trước sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài trên con đường tiếp tục mở cửa, tiếp tục đón nhận các đối thủ cạnh tranh mới.
3.4.I.2. Giải pháp đề xuất:
- Trước hết, nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh siêu thị.
Có ý kiến cho rằng siêu thị chỉ là một loại hình cửa hàng nằm trong mạng lưới thương nghiệp của nước ta và luật thương mại, luật dân sự và các luật khác đủ để điều chỉnh mọi hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế, do đặc thù của hoạt động kinh doanh siêu thị, rất cần có sự hướng dẫn và điều hành cụ thể của nhà nước cho lĩnh vục hoạt động này. Đó là một quy chế hoạt động siêu thị.
Trong quy chế cần có các quy định thế nào là cửa hàng tự chọn, tự phục vụ, thế nào là siêu thị và những điều kiện cần phải có để được công nhận là siêu thị và các tiêu chuẩn phân loại siêu thị phù họp với điều kiện cụ thể của nước ta xét về quy mô, diện tích, mặt hàng, vốn đăng ký...
- Nhà nước cần có chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới siêu thị ở Việt Nam 10 năm tới.
Việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triến mạng lưới siêu thị của Việt Nam thời gian qua phần nhiều mang tính chất tư phát do đó có sự mất cân đối lớn giữa cung và cầu siêu thị trên cả nước và ở các địa bàn trọng điểm. Vì vậy, thời
- Nhà nước cần đưa ra các chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển kinh doanh siêu thị.
Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Siêu thị là sản phẩm văn minh thương nghiệp du nhập vào nước ta tò các nước phát triển. Trong giai đoạn đầu, chúng ta không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ và khó khăn về vốn, kinh nghiệm quản lý cũng như công nghệ áp dụng trong kinh doanh siêu thị. Bởi vậy, vai trò của các nhà FDI sẽ rất quan trọng trong việc định hướng cho ngành kinh doanh mới mẻ này. Chúng ta phải xây dựng và hoàn thiện luật về bất động sản, quy định rõ quyền sử dụng đất, quyền thuê đất để cho các nhà đầu tư yên tâm; cần đơn giản hoá thủ tục hành chính trong quá trình cấp giấy phép hoạt động và tiến hành có hiệu quả việc cấp, điều chỉnh giấy phép; cần có các chính sách ưu đãi về thuế, chi phí điện, nước, điện thoại, cung cấp thông tin liên quan đến thị trường địa phương...
Các giải pháp và chính sách khác: Một yêu cầu khá cấp bách đang được đặt ra hiện nay là vấn đề tiêu chuẩn hóa và kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Chúng ta cần xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng hàng hoá trên thị trường với một chuẩn mực thống nhất trong cả nước. Công tác này phải do những cơ quan chuyên trách đảm nhiệm, tránh sự chồng chéo gây khó khăn cho lưu thông. Đồng thời, Nhà nước nên có quy định thống nhất về hệ thống mã vạch cho sản phẩm...
Nhà nước cần có chính sách ưu đãi tín dụng và những ưu đãi khác đối với các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị vì siêu thị là một "sản phẩm dịch vụ mới".
Nhà nước cần xây dựng hệ thống thông tin nhanh chóng và có hiệu quả cho các doanh nghiệp và các thương nhân và tạo điều kiện dễ dàng để họ tiếp cận mạng Internet, các mạng Vietnet, Vitranet...
Chính phủ cần có các biện pháp để ngăn chặn nạn buôn lậu, tham nhũng nhằm bảo vệ sản xuất trong nước, ốn định giá cả thị trường...
Nhà nước cũng cần nhanh chóng thiết lập mạng lưới thanh toán bằng thẻ điện tử nhằm tạo điều kiện cho hoạt động mua bán, giao dịch nói chung và tại các siêu thị nói riêng diễn ra một cách thuận tiện...
Một điều vô cùng quan trọng khác là nhà nước cần hỗ trợ đào tạo nguồn
3.4.2. Nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp bán lẻ3.4.2.1. Kinh nghiệm của các Tập đoàn bán lẻ quốc tế