5. Bố cục đề tài
2.5.2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân
Về công tác lập Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Việc sử dụng tài khoản kế toán đôi chỗ còn chưa hợp lý làm ảnh hưởng tới sự chính xác của việc hạch toán trong kỳ. Trong phần hành kế toán chi phí bán hàng, DN đã hạch toán vào TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp mà không sử dụng TK 641 – Chi phí bán hàng theo quy định. Việc hạch toán như vậy là không đúng với bản chất của chi phí. Do vậy, mục tiêu phân loại và trình bày BCTC bị ảnh hưởng, doanh nghiệp cần xem xét lạị
Hoạt động trong môi trường nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, công ty lại chưa trích lập các khoản dự phòng về các khoản nợ khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn khọ.. chưa đảm bảo được nguyên tắc thận trọng trong kế toán, tính chính xác và đầy đủ của các thông tin kế toán trên BCTC vì thế chưa thực sự caọ
67
Về công tác phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: công ty chưa thực sự coi trọng công tác phân tích tài chính. Công việc này do kiểm toán viên của công ty kiểm toán đảm nhận, nhưng báo cáo của kiểm toán viên không có sự đánh giá cụ thể đối với vấn đề phân tích, báo cáo phân tích của kiểm toán viên không thực sự có hiệu quả. Tại công ty không tiến hành việc phân tích các BCTC, trong đó có BCĐKT và BCKQHĐKD. Như vậy, công ty đã bỏ qua một công cụ đắc lực phục vụ cho công tác quản lý và hoạtđộng kinh doanh của mình. Bởi hơn ai hết, các nhà quản trị DN và các chủ DN cần có đủ thông tin và hiểu rõ DN của mình nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua, thực hiện cân bằng tài chính, khả năng tính toán, sinh lợi, rủi ro và dự đoán tình hình tài chính nhằm đề ra quyết định đúng đắn. Phân tích Báo cáo tài chính là một công việc rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp.
68
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI CÔNG TY TNHH TỔNG CÔNG TY THẾ THỊNH
3.1.SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Báo cáo tài chính không những là nguồn thông tin quan trọng cho việc quản trị DN, mà BCTC còn là nguồn thông tin chủ yếu đối với các đối tượng bên ngoàị Các BCTC là những tài liệu có tính lịch sử vì chúng cho thấy những gì đã diễn ra trong một kỳ kinh doanh của DN. Phân tích BCTC nhằm giúp cho các nhà quản trị DN và các đối tượng quan tâm đến DN đưa ra những quyết định hợp lý và hành động trong tương lai dựa vào các thông tin có tính lịch sử của BCTC.
Trong hệ thống báo cáo tài chính, Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh được coi là tấm gương phản ánh trung thực nhất về tình hình hoạt động tài chính cũng như thực trạng vốn hiện thời của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, không những phản ánh tình trạng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp mà còn là minh chứng thuyết phục cho một dự án vay vốn khi doanh nghiệp trình lên ngân hàng, và đồng thời cũng là căn cứ đáng tin cậy để đối tác xem xét khi muốn hợp tác với doanh nghiệp... Những thông tin do Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mang lại, phần lớn phục vụ nhu cầu nắm bắt tài chính của lãnh đạo doanh nghiệp. Để có được những thông tin tài chính quan trọng đó, kế toán cần tiến hành phân tích ý nghĩa của các con số thể hiện trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, nhằm thấy được sự biến động trong quá khứ và xu hướng của hiện tại, tương laị
Hiện nay, bên cạnh những ưu điểm thì công tác lập, phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Tổng công ty Thế Thịnh còn gặp nhiều hạn chế. Đặc biệt quan trọng là công ty chưa thực hiện việc phân tích Báo cáo tài chính nói chung và Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh nói riêng.
Sau khi nghiên cứu công tác lập và phân tích BCĐKT và BCKQHĐKD tại công ty TNHH Tổng công ty Thế Thịnh và đưa ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng
69 công tác lập và phân tích tại công ty, đề tài nhận thấy, để đánh giá một cách toàn diện tình hình tài chính tại công ty cần thiết phải có các giải pháp hoàn thiện công tác lập và phân tích BCĐKT và BCKQHĐKD theo các hướng dẫn chuyên ngành để công tác lập và phân tích ngày càng hiệu quả hơn, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao của nền kinh tế thị trường. Đây cũng là một yêu cầu cấp bách mang tính bắt buộc đối với các DN trong nước nói chung và công ty TNHH Tổng công ty Thế Thịnh nói riêng; giúp mỗi DN có các cách đánh giá và đưa ra quyết định một cách đúng đắn, mang lại hiệu quả cao nhất trong việc điều hành hoạt động SXKD của mình sao cho phù hợp với lợi ích của DN và các đối tượng quan tâm.
3.2.MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TỔNG CÔNG TY THẾ THỊNH
Công tác kế toán tại công ty đã tuân thủ theo đúng quy định và chế độ của Nhà nước, tương đối phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty hiện naỵ Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm vẫn còn một số vấn đề chưa hoàn toàn hợp lý và cần được khắc phục. Qua thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế về công tác kế toán tại công ty TNHH Tổng công ty Thế Thịnh, nhận thấy những vấn đề đó, dề tài xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tình hình công tác lập, phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công tỵ
3.2.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty
- Về nội dung Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: công ty cần tách biệt giữa chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để rõ ràng hơn, thuận tiện cho việc đọc cũng như phân tích, đánh giá BCTC. Công ty nên sử dụng TK 641 để hạch toán các chi phí liên quan đến bán hàng thay vì đưa các chi phí này vào TK 642. Như vậy sẽ phản ánh được đúng bản chất của chi phí.
Kết cấu của tài khoản 641 – Chi phí bán hàng
Bên Nợ:
Tập hợp các khoản chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
- Các khoản giảm trừ chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ.
- Kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911 Xác định kết quả kinh doanh.
70
- Công ty nên tiến hành trích lập các khoản dự phòng về các khoản nợ khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn khọ.. mà theo Thông tư 200/2014/TT-BTC là khoản “Dự phòng tổn thất tài sản” – TK 229, để đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong kế toán, nâng cao tính chính xác và đầy đủ của các thông tin kế toán trên BCTC, giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động SXKD.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản
Bên Nợ:
- Hoàn nhập chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết;
- Bù đắp giá trị khoản đầu tư vào đơn vị khác khi có quyết định dùng số dự phòng đã lập để bù đắp số tổn thất xảy rạ
- Bù đắp phần giá trị đã được lập dự phòng của khoản nợ không thể thu hồi được phải xóa sổ.
Bên Có:
Trích lập các khoản dự phòng tổn thất tài sản tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.
Số dư bên Có: Số dự phòng tổn thất tài sản hiện có cuối kỳ.
Tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản có 4 tài khoản cấp 2
Tài khoản 2291 - Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh: Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh.
Tài khoản 2292 - Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác: Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng do doanh nghiệp nhận vốn góp đầu tư bị lỗ dẫn đến nhà đầu tư có khả năng mất vốn.
Tài khoản 2293 - Dự phòng phải thu khó đòi: Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng các khoản phải thu và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khó đòị
- Tài khoản 2294 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn khọ
Việc trích lập dự phòng tổn thất tài sản được thực hiện cuối mỗi kỳ kinh doanh và sử dụng cho năm tài chính tiếp theo, đây là một công việc khó, đòi hỏi kế toán viên có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm làm việc lâu năm, mà cụ thể là Kế toán trưởng hay Kế toán tổng hợp của công tỵ
71
3.2.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty
Công ty mới chỉ chú trọng đến công tác lập mà chưa tiến hành phân tích các bảng này, có chăng chỉ sử dụng Thuyết minh Báo cáo tài chính để giải thích đánh giá khái quát một số chỉ tiêu tài chính, vì thế chưa thể hiện hết được những nội dung mà chủ doanh nghiệp cần phải tìm hiểụ Vì vậy công ty nên chú trọng công tác phân tích các Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, liên hệ giữa các báo cáo này và các báo cáo kế toán khác trong DN, nó giúp cho DN có được những nhận xét đúng đắn về tình hình tài chính cũng như hiệu quả của công tác kinh doanh từ đó đưa ra những phương hướng đúng đắn, kịp thời cho sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất.
3.2.2.1. Đề xuất quy trình phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh tại công ty
Để công tác phân tích được thực hiện tốt, công ty nên tiến hành theo các bước sau:
• Bước 1: Lập kế hoạch phân tích, bao gồm:
+ Mục tiêu phân tích;
+ Chỉ tiêu, nội dung phân tích;
+ Thời gian của chỉ tiêu phân tích;
+ Phương pháp phân tích;
+ Thời gian bắt đầu và thời hạn kết thúc quá trình phân tích;
+ Xác định kinh phí cần thiết và người thực hiện công việc phân tích.
Ví dụ: để đánh giá khả năng thanh toán của công ty, người phân tích tiến hành phân tích các tỷ số thanh toán: tỷ số thanh toán hiện thời, tỷ số thanh toán bằng tiền, tỷ số thanh toán nhanh trong giai đoạn 2012-2014. Người phân tích nên sử dụng các phương pháp phân tích như: phương pháp so sánh, chênh lệch... Việc phân tích các chỉ số này nên bắt đầu sau khi các BCTC được lập xong và được thực hiện bởi kê toán thanh toán và kế toán trưởng.
• Bước 2: Thực hiện quá trình phân tích
+ Nguồn tài liệu phục vụ cho công tác phân tích: như Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của hai năm gần nhất với năm cần phân tích, số liệu
72 của các DN cùng ngành, những thông tin kinh tế trong và ngoài nước (đã được kiểm tra tính xác thực) để phục vụ cho nội dung cần phân tích…
Lưu ý: Các tài liệu sử dụng cần kiểm tra nhiều mặt như là: nguồn tài liệu (số liệu) của các DN cùng ngành có đảm bảo được tính chính xác hay là các thông tin từ số liệu đó có đảm bảo được tính trung thực và hợp lý khi sử dụng để so sánh với Công ty mình hay không...
+ Sử dụng các phương pháp hợp lý để chỉnh lý lý, xử lý số liệu, tính toán các chỉ tiêu và tiến hành phân tích: do tài liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau vì vậy trước khi tính toán các chỉ tiêu và đánh giá tình hình phải đối chiếu, kiểm tra tính trung thực, hợp lý các số liệu đưa vào tính toán, lựa chọn phương pháp phân tích thích hợp để đảm bảo đánh giá được tình hình, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố và cung cấp thông tin cần thiết phục vụ yêu cầu quản lý.
Trên cơ sở mục tiêu và nguồn số liệu, bộ phận phân tích cần xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu phân tích. Tuy nhiên, hệ thống này không nên quá nhiều nhằm giảm bớt thời gian tính toán, việc phân tích cần phân tích đi vào chiều sâu, các chỉ tiêu cần bám sát mục tiêu cần phân tích. Đặc biệt chú trọng những chỉ tiêu có sự biến đổi lớn (mang tính bất thường) và những chỉ tiêu quan trọng, phải bám sát thực tế công ty và các chỉ tiêu phân tích có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm tránh việc kết luận một cách phiến diện thiếu chính xác.
Đây là khâu quan trọng nhất, quyết định chất lượng của công tác phân tích.
Ví dụ: để phân tích các tỷ số thanh toán như đã nêu ở trên của công ty trong năm 2014, người phân tích sẽ sử dụng các số liệu về: tiền và các khoản tương đương tiền, tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán của năm 2012, 2013 và năm 2014. Để kết quả phân tích được chính xác hơn, công ty nên tiến hành so sánh với các DN trong cùng ngành xây lắp...
• Bước 3: Lập báo cáo phân tích (kết thúc quá trình phân tích). Báo cáo phân tích phải bao gồm:
+ Đánh giá được ưu điểm, khuyết điểm chủ yếu trong công tác quản lý của Công tỵ + Chỉ ra được những nguyên nhân cơ bản đã tác động tích cực, tiêu cực đến kết quả đó.
+ Nêu được các biện pháp cụ thể để cải tiến công tác đã qua động viên khai thác khả năng tiềm tàng trong kỳ tớị
73 Với việc tổ chức công tác phân tích này, nội dung phân tích tài chính thông qua Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ được phân tích kĩ, sâu hơn, và đánh giá được toàn diện hơn về tài chính của Công tỵ
3.2.2.2.Đề xuấtmột số nội dung phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Tổng công ty Thế Thịnh
a) Phân tích khái quát Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Phân tích cơ cấu và biế n động tài sản
Để xem xét, đánh giá tình hình tài sản của công ty, người phân tích tiến hành phân tích cơ cấu và biến động tài sản của công tỵ Công việc này nên giao cho kế toán tổng hợp, vì đây là người theo dõi tình hình TSCĐ, đồng thời cũng là ng nắm rõ hơn hết tình hình tài sản của công tỵ Người phân tích sử dụng các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán năm 2013 và 2014 cùng các phương phápso sánh, cân đối để lập bảng phân tích như bảng 3.1. Qua bảng 3.1, ta thấy rằng trong 2 năm 2013 và 2014 tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công tỵ Tổng tài sản của công ty năm 2014 giảm 20.116.965.717 đồng so với năm 2013 và đạt 280.440.597.204 đồng, như vậy có thể nhận thấy quy mô vốn kinh doanh của công ty đang dần thu hẹp. Năm 2013 tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng 57,32%; tài sản dài hạn chiếm 42,68%. Đến năm 2014 tài sản ngắn hạn giảm 10.397.224.375 đồng so với năm 2013, nhưng tỷ trọng của khoản mục này lại tăng 0,4%; tỷ trọng của tài sản dài hạn giảm còn 42,28%.