Phương pháp điều tra, thu thập, xác định thành phần bọ trĩ

Một phần của tài liệu bọ trĩ bộ cánh tơ (thysanoptera) hại hoa cúc và biện pháp phòng trừnăm 2014 tại an lão, hải phòng (Trang 37 - 40)

2.5.1.1. Phương pháp điều tra, thu thập thành phần bọ trĩ.

Sử dụng phương pháp điều tra sâu bệnh hại cây trồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (2010) “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp

điều tra phát hiện dịch hại cây trồng” (QCVN 01-38:2010/BNNPTNT).

- Thời gian điều tra lấy mẫu 7 ngày 1 lần, điều tra liên tục theo giai đoạn sinh trưởng của cây trồng có liên quan đến sự xuất hiện và gây hại của bọ trĩ.

- Điều tra thu thập mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên tự do, không cố định điểm điều tra, số điểm càng nhiều càng tốt, mỗi điểm lấy 10 lá (phân đều cho lá non, già, bán tẻ) hoặc 10 hoa.

Thu thập bọ trĩ đang có mặt trên các bộ phận của cây bằng cách chụp túi nilon vào lá, ngọn hoặc hoa điều tra, sau đó vỗ cho bọ trĩ đang có trên các bộ phận đó rơi xuống túi nilon rồi chuyển mẫu vào ống ephendof có chứa cồn 70%, thả mỗi lọ một nhãn (ghi bằng bút chì): ngày thu mẫu, địa điểm thu mẫu, vào các ống. Các mẫu vật của từng loài lần đầu thu được gửi về phòng thí nghiệm của Cục BVTV để định tên loài

Đối với các loài bọ trĩ gây hại, sau khi thu thập, tiến hành làm tiêu bản lam, đưa lên kính lúp soi nổi và kính hiển vi để tiến hành giám định.

2.5.1.2. Phương pháp làm tiêu bản mẫu bọ trĩ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 - Vật liệu cần có lam lõm, lam phẳng, lamen, Glycerine, Bom Canada, dầu Đinh hương (hoặc glove oil), bàn nhiệt (hot plate).

- Các bước tiến hành:

+ Bước 1: Chuyển mẫu bọ trĩ lên lamen đã nhỏ 1 giọt dầu đinh hơng (hoặc glove oil), quan sát dới kính lúp 2 soi nổi t thế của bọ trĩ.

+ Bước 2: Từ từ đặt lam lên mẫu sao cho lam phải song song với lamen, tránh tạo bọt khí.

+ Bước 3: Đặt lam lên bàn nhiệt (hot plate) ở nhiệt độ 50oC trong 2 ngày.

+ Bước 4: dán 2 nhãn lên lam (theo hình 1)

Nhãn 1 ghi đại điểm thu mẫu, ngày thu mẫu, ngời thu mẫu. Nhãn 2 ghi tên khoa học loài bọ trĩ và ký chủ.

Hình 2.1. Ghi nhãn tiêu bản mẫu bọ trĩ

+ Bước 5: cố định mẫu bằng một vài giọt Bom Canada xung quanh mép bản lamen để cố định mẫu bọ trĩ.

2.5.1.3. Phương pháp định loại bọ trĩ

Mẫu vật bọ trĩ thu thập ở ngoài đồng, làm tiêu bản lam, đưa lên kính lúp soi nổi và kính hiển vi để tiến hành giám định bằng các tài liệu phân loại bọ trĩ của Mound (2007) cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và Ths. Hoàng Kim Thoa. Dựa vào các đặc điểm hình thái bên ngoài như: màu sắc cơ thể, số lượng đốt râu đầu, các vị trí lông, số lượng lông trên đầu, mảnh lưng ngực trước, mảnh lưng ngực giữa, mảnh lưng ngực sau và cánh; Quan sát các đốt bụng đặc biệt là đốt bụng thứ 8. Sau đó từng loài bọ trĩ hoặc thiên địch được giữ riêng trong từng tuýp ngoài có dán nhãn để sử dụng so mẫu trong các đợt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 điều tra sau.

- Các chỉ tiêu cần điều tra:

+ Tên loài bọ trĩ gây hại (tên Việt Nam và tên khoa học)

+ Mức độ phổ biến của bọ trĩ ở mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây trồng theo độ thường gặp (%) của loài bọ trĩ trong các kỳ điều tra.

2.5.2. Phương pháp điu tra tìm hiu nh hưởng ca mt s yếu t sinh thái đến din biến s lượng b trĩ trên cây hoa cúc

Sử dụng phương pháp điều tra sâu bệnh hại cây trồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (2010) “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp

điều tra phát hiện dịch hại cây trồng” (QCVN 01-38:2010/BNNPTNT).

- Thời gian điều tra lấy mẫu 7 ngày 1 lần, điều tra liên tục theo giai đoạn sinh trưởng của cây trồng có liên quan đến sự xuất hiện và gây hại của bọ trĩ.

2.5.2.1. Điều tra ảnh hưởng của giống hoa cúc đến diễn biến mật độ bọ trĩ

tổng số hại hoa cúc.

Chúng tôi tiến hành điều tra diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số gây hại trên 3 giống hoa cúc trồng vụ Thu – Đông 2014 và vụ Đông Xuân năm 2014 – 2015 tại An Lão, Hải Phòng.

+ Giống cúc vàng Đài Loan + Giống cúc trắng

+ Giống cúc tím.

2.5.2.2. Điều tra ảnh hưởng của thời vụ trồng hoa cúc đến diễn biến mật độ

bọ trĩ tổng số hại hoa cúc.

Chúng tôi tiến hành điều tra diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số gây hại trên hoa cúc vàng Đài Loan được trồng ở các thời vụ khác nhau tại An Lão, Hải Phòng.

+ Công thức 1: Vụ thu đông sớm (trồng tháng 4/9/2014). + Công thức 2: Vụ thu đông chính vụ (trồng tháng15/9/2014). + Công thức 3: Vụ thu đông muộn (trồng tháng25/9/2014).

2.5.2.3. Điều tra ảnh hưởng của chân đất trồng hoa cúc đến diễn biến mật độ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 Chúng tôi tiến hành điều tra diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số gây hại trên hoa cúc vàng Đài Loan được trồng ở các chân đất khác nhau tại An Lão, Hải Phòng.

+ Công thức 1: Hoa cúc trồng trên chân đất cao (Đất chuyên trồng cây rau màu). + Công thức 2: Hoa cúc được trồng trên chân đất thấp (đất trồng được lúa).

2.5.2.4. Điều tra ảnh hưởng của chất đất (thành phần cơ đất) trồng hoa cúc

đến diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số hại hoa cúc.

Chúng tôi tiến hành điều tra diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số gây hại trên hoa cúc vàng Đài Loan được trồng ở các chất đất khác nhau tại An Lão, Hải Phòng.

+ CT1: Hoa cúc trồng trên đất cát pha + CT 2: Hoa cúc trồng trên đất thịt nhẹ

2.5.2.5. Điều tra ảnh hưởng của các công thức luân canh đến diễn biến mật

độ bọ trĩ tổng số hại hoa cúc.

Chúng tôi tiến hành điều tra diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số gây hại trên hoa cúc vàng Đài Loan được trồng theo các công thức luân canh khác nhau tại An Lão, Hải Phòng.

+ CT1: Lạc xuân – đậu đũa – Hoa cúc đông + CT2: Lúa xuân – Lúa mùa - Hoa cúc đông + CT3: Hoa cúc xuân – Dưa vàng - Hoa cúc đông

Một phần của tài liệu bọ trĩ bộ cánh tơ (thysanoptera) hại hoa cúc và biện pháp phòng trừnăm 2014 tại an lão, hải phòng (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)