2.5.4.1. Phương pháp dùng bẫy màu sắc (Theo Murphy et al (2014)).
- Nguyên lý kỹ thuật: Sử dụng các tấm bẫy dính màu trắng, màu xanh da trời và màu vàng treo cao hơn tán cây 10 cm (độ cao thay đổi theo chiều cao của cây), đặt xen kẽ các bẫy màu để thu bắt trưởng thành bọ trĩ.
- Kích thước bẫy dính : 15 x 20 cm, bẫy được bôi mỡ xe máy.
Hình 2.2. Thí nghiệm dùng bẫy màu sắc
Thí nghiệm được thực hiện trên diện tích 240 m2 : dùng nilon chăng cao giữa ruộng khi chuẩn bị có bọ trĩ hại trên ruộng cúc, một nửa để bình thường, nửa diện tích còn lại được treo xen kẽ các bẫy màu sắc vàng, trắng và xanh da trời (10 luống, mỗi luống dài 10 m, rộng 1,2 m) treo cao hơn tán cây 10 cm. Mỗi luống treo 6 bẫy, vị trí đặt bẫy được phân bố so le trên các luống, sao cho bẫy được phân bố đều trên diện tích thí nghiệm bẫy dính được thay 1 tuần một lần (sau các trận mưa lớn phải quét lại mỡ xe) bẫy được đặt từ khi trồng đến khi thu hoạch.
-Chỉ tiêu theo dõi:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 + Mật độ bọ trĩ trên ruộng sử dụng bẫy và ruộng không sử dụng bẫy
2.5.4.2. Phương pháp phủ luống
Thí nhiệm bố trí diện rộng. Diện tích ô thí nghiệm 240m 2. Trồng giống cúc vàng Đài Loan. Gồm 4 công thức
- CT1: Phủ nilon đen - CT2: Phủ nilon trắng - CT 3: Phủ rơm rạ - CT4: Không phủ
Chỉ tiêu theo dõi : Mật độ bọ trĩ trên cây hoa cúc (con/lá, con/ngọn, con/hoa) từ khi trồng đến khi thu hoạch tại mỗi công thức.
CT1: Phủ nilon đen CT2: Phủ nilon trắng
CT3: Phủ rơm rạ CT4: Đối chứng (không phủ)
Hình 2.3. Thí nghiệm phủ mặt luống
2.5.3.3 Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bọ
trĩ ngoài đồng ruộng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 bán rộng rãi trên thị trường, độ độc thấp và được khuyến cáo là trừ bọ trĩ tốt.
Việc thử nghiệm tiến hành trên giống hoa cúc vàng Đài Loan vào giai đoạn hoa chuẩn bị nở, khi mật độ bọ trĩ 2,5 – 3 con/nụ tại xã An Thọ, An Lão, Hải Phòng. Phun trực tiếp dung dịch thuốc đã pha theo nồng độ khuyến cáo lên tán cây hoa cúc bằng bình phun tay 16 lít. Điều tra mật độ bọ trĩ trước phun thuốc 1 ngày và sau phun 1 ngày, 3 ngày, 5 ngày và 7 ngày.
Thí nghiệm 5 công thức với 3 lần nhắc lại, kích thước của mỗi ô thí nghiệm là 30 m2 và các công thức được sắp xếp theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB).
Tên thuốc BVTV trừ bọ trĩ và nồng độ, liều lượng sử dụng Công
thức Tên thuốc Tên hoạt chất
Liều lượng sử
dụng (g, l/ha)
1 Silsau1.8 EC Abamectin 0,28 l/ha
2 Derector 70EC Chlorfluazuron 50g/l +
Emamectin benzoate 20g/l 0,42 l/ha
3 Regent 800WG Fipronil 800g/kg 45 g/ha
4 5 Oshin 100SL Đối chứng Dinotefuran 200gr/kg Phun nước lã 360 g/ha 600 l nước/ha - Thuốc: Silsau1.8 EC, hoạt chất sinh học Abamectin 1,8% có tác dụng tiếp xúc vị độc, thấm sâu.
- Thuốc Derector 70EC là thuốc hỗn hợp sinh học có tác dụng tiếp xúc vị độc, thấm sâu nhanh chuyên trị các sâu đã kháng thuốc. Có hiệu lực diệt cả trứng và ấu trùng. Hiệu lực kéo dài 2 tuần.
- Thuốc Regent 800WG , là thuốc có nguồn gốc hóa học có tác dụng tiếp xúc vị độc, thấm sâu
- Oshin 20WG có nguồn gốc hóa học hoạt chất có tác dụng nội hấp, lưu dẫn, thấm sâu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34
Hình2.4. Thí nghiệm phun thuốc hóa học 2.6. Công thức tính toán số liệu 2.6. Công thức tính toán số liệu
Số điểm có loài bọ trĩ cần xác định
+ Độ thường gặp = x100 (%) OD Tổng số điểm điều tra
+ Mức độ phổ biến:
- : Rất ít phổ biến (OD<5%) +: Ít phổ biến (OD 5- 25%) ++: Phổ biến: (OD > 25-50%) +++: Rất phổ biến (OD> 50%) Tổng số cá thể loài bọ trĩ A + Tỷ lệ loài bọ trĩ A =--- --- --- X 100 (%) Tổng số cá thể loài bọ trĩ thu bắt + Mật độ (con/lá) = ∑ bọ trĩ ∑ số lá điều tra + Tỷ lệ hại (%) = ∑ lá bị hại x 100 ∑ số lá điều tra
- Hiệu lực của thuốc ngoài đồng được tính theo công thức Henderson Tilton. Ta x Cb
H (%) = ( 1- ---) x 100 Ca x Tb
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 Trong đó: H: Hiệu lực của thuốc.
Ta: Số cá thể bọ trĩ ở công thức xử lý thuốc sau phun. Tb: Số cá thể bọ trĩ ở công thức xử lý thuốc trước phun. Ca: Số cá thể bọ trĩ ở công thức đối chứng sau phun. Cb: Số cá thể bọ trĩ ở công thức xử lý thuốc trước phun.
- Kết quả được xử lý thống kê trên máy vi tính theo chương trình thống kê sinh học IRRISTAT 4.0.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả điều tra thành phần bọ trĩ hại hoa cúc năm 2014 – 2015 tại An Lão, Hải Phòng. An Lão, Hải Phòng.
3.1. 1. Thành phần bọ trĩ hại hoa cúc năm 2014 tại An Lão – Hải Phòng
Trong suốt giai đoạn sinh trưởng của cây hoa cúc chúng tôi tiến hành điều tra, thu thập và theo dõi thành phần bọ trĩ hại hoa cúc tại vụ Thu Đông năm 2014 và vụ Đông Xuân năm 2014 tại An Lão – Hải Phòng. Qua đó ta thấy thành phần và tần suất xuất hiện của các loài bọ trĩ hại hoa cúc như sau:
Bảng 3.1. Thành phần bọ trĩ (Thysanoptera) hại hoa cúc năm 2014 – 2015 tại An Lão – Hải Phòng
TT Loài Họ Mức độ
phổ biến Bộ phận bị hại 1 Frankliniella intonsa
Trybom Thripidae +++ Lá, ngọn, hoa
2 Haplothrips gowdeyi
Franklin Phlaeothripidae + Hoa
Ghi chú: - : Rất ít phổ biến (OD < 5%) ; +: Ít phổ biến (OD 5-25%) ++: Phổ biến: (OD > 25-50%); +++: Rất phổ biến (OD > 50%)
Kết quả điều tra tại bảng 3.1 cho thấy : Thành phần bọ trĩ hại hoa cúc tại An Lão, Hải Phòng năm 2014 gồm 2 loài gây hại là: Frankliniella intonsa
Trybom, và Haplothrips gowdeyi Franklin. Trong đó loài Frankliniella intonsa Trybom xuất hiện gây hại sớm trên các bộ phận của cây từ giai đoạn cây con và phổ biến hơn so với loài Haplothrips gowdeyi Franklin.
Kết quả này so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Hằng (2007); Nguyễn Việt Hà (2008) ít hơn và thêm một loài bọ trĩ mới là Haplothrips gowdeyi Franklin gây hại hoa cúc. Bổ xung vào thành phần loài bọ trĩ gây hại hoa cúc tại Hà Nội, Hải Phòng và vùng phụ cận gồm 6 loài: Thrips palmi, Scirtothrips dorsalis, Thrips hawaiiensis, Thrips sp. và Frankliniella intonsa và Haplothrips gowdeyi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37
3.1.2. Đặc điểm hình thái trưởng thành của loài bọ trĩ gây hại chính trên hoa cúc hoa cúc
3.1.2.1. Loài Frankliniella intonsa (Trybom), họ Thripidae, bộ Thysanoptera
- Cơ thể dài khoảng 1,5 đến 1,8 mm, rộng khoảng 0,3 đến 0,4 mm; đầu và ngực màu nâu vàng sẫm, bụng màu màu nâu đen (hình 3.1. A.).
- Đầu chiều rộng lớn hơn chiều dài, phình ra ở phần gốc. Lông ở giữa 2 mắt đơn sau rất phát triển. Chân màu vàng, chày chân sau có hàng lông gai ở mép trong.
- Râu đầu có 8 đốt, trong đó có đốt 1 và đốt 2 màu nâu (đốt 2 đậm hơn), đốt thứ 3 - 5 màu vàng đậm, đỉnh đốt 4 và đốt 5 màu nâu đậm, đốt 6 - 8 màu nâu, đốt râu 3 và 4 đều có cơ quan cảm giác chia 2 nhánh.
- Mảnh lưng ngực sau có 1 đôi lông dài nằm sát mép trước.
- Rìa 2 bên đốt bụng Bên rìa 2 bên đốt bụng 1,2,3,4 có hàng như răng lược.
- Ống đẻ trứng của trưởng thành cái có dạng như hình 3.1.H.
3.1.2.2. Loài Haplothrips gowdeyi Franklin
- Cơ thể màu nâu sẫm.
- Râu đầu 8 đốt;màu tương đối đồng nhất. - Đầu có chiều dài dài hơn chiều rộng.
- Cánh trước và cánh sau không màu, trong suốt, có lông dài xung quanh cánh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38
A: Trưởng thành F.intonsa B: Râu đầu
C. Ngấn ngực sau D. Cánh trước
E. Rìa 2 bên đốt bụng F: Đốt cuối ống chân
G: Mảnh lưng ngực sau H: Đốt bụng cuối
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39
A: Trưởng thành B: Râu đầu
C: Cánh trước D: Đốt bụng cuối
Hình 3.2. Đặc điểm hình thái loài Haplothrips gowdeyi Franklin
3.1.3. Triệu chứng gây hại của bọ trĩ F. intonsa trên hoa cúc
Sự gây hại của bọ trĩ F. intonsa cũng giống như các loài côn trùng hại khác thuộc bộ cánh tơ Thysanoptera, trưởng thành và ấu trùng bọ trĩ dùng miệng dũa hút để dũa và hút dịch cây. Chúng gây hại trên các bộ phận cây bằng con đường dũa hút.
Trên lá, chúng hút dịch lá cây làm cho bề mặt lá xuất hiện những đốm trắng hoặc nâu trên lá. Khi bị bọ trĩ gây hại nặng lá bị biến dạng cong queo, giảm khả năng quang hợp của cây.
Trên hoa: Bọ trĩ dũa hút dịch cây tạo thành những vết đốm bạc sau đó biến màu nâu. Mật độ bọ trĩ trên hoa thấp làm cho hoa nhanh tàn, khi mật độ bọ trĩ trên hoa cao làm cho cánh hoa quăn queo, không mở được gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng hoa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40
Hình 3.3. Triệu chứng bọ trĩ gây hại trên lá cây hoa cúc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41
Hình 3.5. Bọ trĩ gây hại trên hoa cúc trắng
3.1.4. Tỷ lệ (%) các loài bọ trĩ hại hoa cúc vụ Thu – Đông 2014 2014 tại An Lão – Hải Phòng Lão – Hải Phòng
Để xác định loài bọ trĩ gây hại chính trên cây hoa cúc theo các giai đoạn sinh trưởng của cây chúng tôi tiến hành thu mẫu và phân loại bọ trĩ theo các giai đoạn sinh trưởng của cây hoa cúc là: Giai đoạn cây con; Giai đoạn phát triển thân lá; Giai đoạn nụ và giai đoạn hoa nở. Kết quản thu được như sau:
Bảng 3.2. Tỷ lệ (%) các loài bọ trĩ gây hại trên hoa cúc Vụ Thu Đông 2014 tại An Lão – Hải Phòng Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng F. intonsa (%) Haplothrips gowdeyi (%) 15/10 Cây con 90,30 9,70 10/11 PT Thân lá 77,60 22,40 2/12 Nụ 69,10 30,90 5/1 Hoa nở 65,40 34,60 Trung bình 75,60 24,40
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 Từ kết quả bảng 3.2 và hình 3.6 ta thấy, cả 2 loài bọ trĩ F.intonsa và
Haplothrips gowdeyi xuất hiện tại tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây hoa cúc xong tỷ lệ loài F.intonsa chiếm ưu thế , nhiều hơn loài H.gowdely trung bình 3 lần. Điều này cho thấy trên hoa cúc vụ Thu Đông năm 2014 F.intonsa
là loài bọ trĩ gây hại chính và là đối tượng cần quan tâm để phòng trừ.
Hình 3.6. Tỷ lệ (%) các loài bọ trĩ gây hại trên hoa cúc Vụ Thu Đông 2014 tại An Lão – Hải Phòng
3.1.5. Xác định thành phần ký chủ của bọ trĩ F. intonsa tại An Lão, Hải Phòng
Theo các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố, F.intonsa
là loài bọ trĩ gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau. Để làm rõ vấn đề trên, chúng tôi tiến hành điều tra phạm vi ký chủ và mức độ phổ biến của bọ trĩ F.intonsa trên một số cây trồng chính và cây hoang dại tại An Lão, Hải Phòng vụ Đông năm 2014, làm cơ sở đề xuất biện pháp phòng trừ bọ trĩ trong hệ thống các biện pháp phòng trừ tổng hợp sinh vật gây hại cây trồng. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3
Kết quả điểu tra cho thấy loài F.intonsa xuất hiện và gây hại trên nhiều loài cây rau , hoa, màu và cây hoang dại vụ Đông năm 2014 tại An Lão, Hải Phòng với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Chúng xuất hiện phổ biến trên các cây cà chua, ớt, lạc, hoa cúc, bí ngô, dưa chuột và ít phổ biến trên cây đậu đỗ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 và cây hoa hồng. Từ đây ta có thể thấy: Biện pháp vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây trồng và luân canh cây trồng hợp lý là những biện pháp quan trọng để hạn chế sự gây hại của bọ trĩ trên cây trồng.
Bảng 3.3. Thành phần ký chủ của bọ trĩ F.intonsa
STT Tên
Việt Nam Tên khoa học
Mức độ
phổ biến Bộ phận bị hại
1 Ớt Capsicum annuum ++ Lá, hoa, quả
2 Cà chua Lycopersicon esculentum +++ Hoa,quả
3 Lạc Arachis hypogaea +++ Lá, hoa, quả
4 Hoa hồng Rosa ++ Lá, hoa
5 Hoa cúc Chrysanthemum +++ Lá, hoa
6 Đậu Cove Phaseolus vulgaris ++ Lá, hoa, quả 7 Đậu đũa Vigna unguiculata + Hoa
8 Bí đỏ Cucurbita spp. +++ Hoa, quả
9 Dưa chuột Cucumis sativus +++ Hoa, quả
10 Đơn buốt Bidens pilosa +++ Hoa, lá
Ghi chú: - : Rất ít phổ biến (OD < 5%) ; +: Ít phổ biến (OD 5-25%) ++: Phổ biến: (OD > 25-50%); +++: Rất phổ biến (OD > 50%)
3.2. Nghiên cứu sự phân bố của bọ trĩ trên cây hoa cúc vụ Thu - Đông 2014 tại An Lão, Hải Phòng 2014 tại An Lão, Hải Phòng
Trên hoa cúc bọ trĩ sống và gây hại chủ yếu trên lá, nụ hoa và hoa. Ngoài các yếu tố như giống, vùng trồng và thời vụ khác nhau có ảnh hưởng đến biến động mật độ quần thể bọ trĩ, đến sự phân bố của bọ trĩ trên cây hoa cúc. Để tìm hiểu sự phân bố của bọ trĩ trên cây hoa cúc, chúng tôi tiến hành điều tra quan sát, theo dõi sự phân bố của bọ trĩ trên cây hoa cúc qua các giai đoạn sinh trưởng: Giai đoạn cây con, giai đoạn phát triển thân lá, giai đoạn nụ và giai đoạn ra hoa trên giống hoa cúc vàng tại An Lão – Hải Phòng. Kết quả
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 được trình bày tại bảng 3.4 và hình3.7.
Bảng 3.4. Sự phân bố của bọ trĩ trên cây hoa cúc vụ Thu - Đông 2014 tại An Lão, Hải Phòng Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Tầng gốc Tầng giữa Tầng ngọn Mật độ (Con/lá) Tỷ lệ (%) Mật độ (Con/lá) Tỷ lệ (%) Mật độ (Con/lá) Tỷ lệ (%) 15/10/2014 Cây con 0,21 22,30 0,30 31,90 0,43 47,30 10/11/2014 PT Thân lá 0,34 15,00 0,62 27,30 1,31 57,70 2/12/2014 Nụ 0,48 9,10 1,06 20,2 3,72 70,70 5/1/2015 Ra hoa 1,20 6,10 2,21 13,80 15,70 80,10 Trung bình 0,56 8,10 1,05 15,20 5,29 76,70
Từ kết quả điều tra cho thấy : Bọ trĩ xuất hiện gây hại trên hoa cúc từ giai đoạn cây con cao nhất là giai đoạn hoa nở. Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây hoa cúc, bọ trĩ tập trung gây hại nhiều nhất trên ngọn cây, nụ và hoa so với tầng lá giữa và tầng lá gốc. Cụ thể như sau:
Ở giai đoạn cây con, số lá ít sự phân bố của bọ trĩ qua các tầng lá gốc, tầng lá giữa, tầng lá ngọn lần lượt là 22,30%; 31,90% và 47,3%. Đến giai đoạn phát triển thân lá, giai đoạn nụ và giai đoạn hoa, bọ trĩ có xu hướng tập trung về