2. Đề nghị
2.4. Thí nghiệm phun thuốc hóa học
Số điểm có loài bọ trĩ cần xác định
+ Độ thường gặp = x100 (%) OD Tổng số điểm điều tra
+ Mức độ phổ biến:
- : Rất ít phổ biến (OD<5%) +: Ít phổ biến (OD 5- 25%) ++: Phổ biến: (OD > 25-50%) +++: Rất phổ biến (OD> 50%) Tổng số cá thể loài bọ trĩ A + Tỷ lệ loài bọ trĩ A =--- --- --- X 100 (%) Tổng số cá thể loài bọ trĩ thu bắt + Mật độ (con/lá) = ∑ bọ trĩ ∑ số lá điều tra + Tỷ lệ hại (%) = ∑ lá bị hại x 100 ∑ số lá điều tra
- Hiệu lực của thuốc ngoài đồng được tính theo công thức Henderson Tilton. Ta x Cb
H (%) = ( 1- ---) x 100 Ca x Tb
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 Trong đó: H: Hiệu lực của thuốc.
Ta: Số cá thể bọ trĩ ở công thức xử lý thuốc sau phun. Tb: Số cá thể bọ trĩ ở công thức xử lý thuốc trước phun. Ca: Số cá thể bọ trĩ ở công thức đối chứng sau phun. Cb: Số cá thể bọ trĩ ở công thức xử lý thuốc trước phun.
- Kết quả được xử lý thống kê trên máy vi tính theo chương trình thống kê sinh học IRRISTAT 4.0.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả điều tra thành phần bọ trĩ hại hoa cúc năm 2014 – 2015 tại An Lão, Hải Phòng. An Lão, Hải Phòng.
3.1. 1. Thành phần bọ trĩ hại hoa cúc năm 2014 tại An Lão – Hải Phòng
Trong suốt giai đoạn sinh trưởng của cây hoa cúc chúng tôi tiến hành điều tra, thu thập và theo dõi thành phần bọ trĩ hại hoa cúc tại vụ Thu Đông năm 2014 và vụ Đông Xuân năm 2014 tại An Lão – Hải Phòng. Qua đó ta thấy thành phần và tần suất xuất hiện của các loài bọ trĩ hại hoa cúc như sau:
Bảng 3.1. Thành phần bọ trĩ (Thysanoptera) hại hoa cúc năm 2014 – 2015 tại An Lão – Hải Phòng
TT Loài Họ Mức độ
phổ biến Bộ phận bị hại 1 Frankliniella intonsa
Trybom Thripidae +++ Lá, ngọn, hoa
2 Haplothrips gowdeyi
Franklin Phlaeothripidae + Hoa
Ghi chú: - : Rất ít phổ biến (OD < 5%) ; +: Ít phổ biến (OD 5-25%) ++: Phổ biến: (OD > 25-50%); +++: Rất phổ biến (OD > 50%)
Kết quả điều tra tại bảng 3.1 cho thấy : Thành phần bọ trĩ hại hoa cúc tại An Lão, Hải Phòng năm 2014 gồm 2 loài gây hại là: Frankliniella intonsa
Trybom, và Haplothrips gowdeyi Franklin. Trong đó loài Frankliniella intonsa Trybom xuất hiện gây hại sớm trên các bộ phận của cây từ giai đoạn cây con và phổ biến hơn so với loài Haplothrips gowdeyi Franklin.
Kết quả này so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Hằng (2007); Nguyễn Việt Hà (2008) ít hơn và thêm một loài bọ trĩ mới là Haplothrips gowdeyi Franklin gây hại hoa cúc. Bổ xung vào thành phần loài bọ trĩ gây hại hoa cúc tại Hà Nội, Hải Phòng và vùng phụ cận gồm 6 loài: Thrips palmi, Scirtothrips dorsalis, Thrips hawaiiensis, Thrips sp. và Frankliniella intonsa và Haplothrips gowdeyi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37
3.1.2. Đặc điểm hình thái trưởng thành của loài bọ trĩ gây hại chính trên hoa cúc hoa cúc
3.1.2.1. Loài Frankliniella intonsa (Trybom), họ Thripidae, bộ Thysanoptera
- Cơ thể dài khoảng 1,5 đến 1,8 mm, rộng khoảng 0,3 đến 0,4 mm; đầu và ngực màu nâu vàng sẫm, bụng màu màu nâu đen (hình 3.1. A.).
- Đầu chiều rộng lớn hơn chiều dài, phình ra ở phần gốc. Lông ở giữa 2 mắt đơn sau rất phát triển. Chân màu vàng, chày chân sau có hàng lông gai ở mép trong.
- Râu đầu có 8 đốt, trong đó có đốt 1 và đốt 2 màu nâu (đốt 2 đậm hơn), đốt thứ 3 - 5 màu vàng đậm, đỉnh đốt 4 và đốt 5 màu nâu đậm, đốt 6 - 8 màu nâu, đốt râu 3 và 4 đều có cơ quan cảm giác chia 2 nhánh.
- Mảnh lưng ngực sau có 1 đôi lông dài nằm sát mép trước.
- Rìa 2 bên đốt bụng Bên rìa 2 bên đốt bụng 1,2,3,4 có hàng như răng lược.
- Ống đẻ trứng của trưởng thành cái có dạng như hình 3.1.H.
3.1.2.2. Loài Haplothrips gowdeyi Franklin
- Cơ thể màu nâu sẫm.
- Râu đầu 8 đốt;màu tương đối đồng nhất. - Đầu có chiều dài dài hơn chiều rộng.
- Cánh trước và cánh sau không màu, trong suốt, có lông dài xung quanh cánh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38
A: Trưởng thành F.intonsa B: Râu đầu
C. Ngấn ngực sau D. Cánh trước
E. Rìa 2 bên đốt bụng F: Đốt cuối ống chân
G: Mảnh lưng ngực sau H: Đốt bụng cuối