Bọ trĩ gây hại trên hoa cúc trắng

Một phần của tài liệu bọ trĩ bộ cánh tơ (thysanoptera) hại hoa cúc và biện pháp phòng trừnăm 2014 tại an lão, hải phòng (Trang 51)

2. Đề nghị

3.5. Bọ trĩ gây hại trên hoa cúc trắng

3.1.4. T l (%) các loài b trĩ hi hoa cúc v Thu – Đông 2014 2014 ti An Lão – Hi Phòng Lão – Hi Phòng

Để xác định loài bọ trĩ gây hại chính trên cây hoa cúc theo các giai đoạn sinh trưởng của cây chúng tôi tiến hành thu mẫu và phân loại bọ trĩ theo các giai đoạn sinh trưởng của cây hoa cúc là: Giai đoạn cây con; Giai đoạn phát triển thân lá; Giai đoạn nụ và giai đoạn hoa nở. Kết quản thu được như sau:

Bảng 3.2. Tỷ lệ (%) các loài bọ trĩ gây hại trên hoa cúc Vụ Thu Đông 2014 tại An Lão – Hải Phòng Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng F. intonsa (%) Haplothrips gowdeyi (%) 15/10 Cây con 90,30 9,70 10/11 PT Thân lá 77,60 22,40 2/12 Nụ 69,10 30,90 5/1 Hoa nở 65,40 34,60 Trung bình 75,60 24,40

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 Từ kết quả bảng 3.2 và hình 3.6 ta thấy, cả 2 loài bọ trĩ F.intonsa

Haplothrips gowdeyi xuất hiện tại tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây hoa cúc xong tỷ lệ loài F.intonsa chiếm ưu thế , nhiều hơn loài H.gowdely trung bình 3 lần. Điều này cho thấy trên hoa cúc vụ Thu Đông năm 2014 F.intonsa

là loài bọ trĩ gây hại chính và là đối tượng cần quan tâm để phòng trừ.

Hình 3.6. Tỷ lệ (%) các loài bọ trĩ gây hại trên hoa cúc Vụ Thu Đông 2014 tại An Lão – Hải Phòng

3.1.5. Xác định thành phn ký ch ca b trĩ F. intonsa ti An Lão, Hi Phòng

Theo các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố, F.intonsa

là loài bọ trĩ gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau. Để làm rõ vấn đề trên, chúng tôi tiến hành điều tra phạm vi ký chủ và mức độ phổ biến của bọ trĩ F.intonsa trên một số cây trồng chính và cây hoang dại tại An Lão, Hải Phòng vụ Đông năm 2014, làm cơ sở đề xuất biện pháp phòng trừ bọ trĩ trong hệ thống các biện pháp phòng trừ tổng hợp sinh vật gây hại cây trồng. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3

Kết quả điểu tra cho thấy loài F.intonsa xuất hiện và gây hại trên nhiều loài cây rau , hoa, màu và cây hoang dại vụ Đông năm 2014 tại An Lão, Hải Phòng với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Chúng xuất hiện phổ biến trên các cây cà chua, ớt, lạc, hoa cúc, bí ngô, dưa chuột và ít phổ biến trên cây đậu đỗ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 và cây hoa hồng. Từ đây ta có thể thấy: Biện pháp vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây trồng và luân canh cây trồng hợp lý là những biện pháp quan trọng để hạn chế sự gây hại của bọ trĩ trên cây trồng.

Bảng 3.3. Thành phần ký chủ của bọ trĩ F.intonsa

STT Tên

Việt Nam Tên khoa học

Mức độ

phổ biến Bộ phận bị hại

1 Ớt Capsicum annuum ++ Lá, hoa, quả

2 Cà chua Lycopersicon esculentum +++ Hoa,quả

3 Lạc Arachis hypogaea +++ Lá, hoa, quả

4 Hoa hồng Rosa ++ Lá, hoa

5 Hoa cúc Chrysanthemum +++ Lá, hoa

6 Đậu Cove Phaseolus vulgaris ++ Lá, hoa, quả 7 Đậu đũa Vigna unguiculata + Hoa

8 Bí đỏ Cucurbita spp. +++ Hoa, quả

9 Dưa chuột Cucumis sativus +++ Hoa, quả

10 Đơn buốt Bidens pilosa +++ Hoa, lá

Ghi chú: - : Rất ít phổ biến (OD < 5%) ; +: Ít phổ biến (OD 5-25%) ++: Phổ biến: (OD > 25-50%); +++: Rất phổ biến (OD > 50%)

3.2. Nghiên cứu sự phân bố của bọ trĩ trên cây hoa cúc vụ Thu - Đông 2014 tại An Lão, Hải Phòng 2014 tại An Lão, Hải Phòng

Trên hoa cúc bọ trĩ sống và gây hại chủ yếu trên lá, nụ hoa và hoa. Ngoài các yếu tố như giống, vùng trồng và thời vụ khác nhau có ảnh hưởng đến biến động mật độ quần thể bọ trĩ, đến sự phân bố của bọ trĩ trên cây hoa cúc. Để tìm hiểu sự phân bố của bọ trĩ trên cây hoa cúc, chúng tôi tiến hành điều tra quan sát, theo dõi sự phân bố của bọ trĩ trên cây hoa cúc qua các giai đoạn sinh trưởng: Giai đoạn cây con, giai đoạn phát triển thân lá, giai đoạn nụ và giai đoạn ra hoa trên giống hoa cúc vàng tại An Lão – Hải Phòng. Kết quả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 được trình bày tại bảng 3.4 và hình3.7.

Bảng 3.4. Sự phân bố của bọ trĩ trên cây hoa cúc vụ Thu - Đông 2014 tại An Lão, Hải Phòng Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Tầng gốc Tầng giữa Tầng ngọn Mật độ (Con/lá) Tỷ lệ (%) Mật độ (Con/lá) Tỷ lệ (%) Mật độ (Con/lá) Tỷ lệ (%) 15/10/2014 Cây con 0,21 22,30 0,30 31,90 0,43 47,30 10/11/2014 PT Thân lá 0,34 15,00 0,62 27,30 1,31 57,70 2/12/2014 Nụ 0,48 9,10 1,06 20,2 3,72 70,70 5/1/2015 Ra hoa 1,20 6,10 2,21 13,80 15,70 80,10 Trung bình 0,56 8,10 1,05 15,20 5,29 76,70

Từ kết quả điều tra cho thấy : Bọ trĩ xuất hiện gây hại trên hoa cúc từ giai đoạn cây con cao nhất là giai đoạn hoa nở. Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây hoa cúc, bọ trĩ tập trung gây hại nhiều nhất trên ngọn cây, nụ và hoa so với tầng lá giữa và tầng lá gốc. Cụ thể như sau:

Ở giai đoạn cây con, số lá ít sự phân bố của bọ trĩ qua các tầng lá gốc, tầng lá giữa, tầng lá ngọn lần lượt là 22,30%; 31,90% và 47,3%. Đến giai đoạn phát triển thân lá, giai đoạn nụ và giai đoạn hoa, bọ trĩ có xu hướng tập trung về phía trên ngọn cây gây hại. Tỷ lệ phân bố của bọ trĩ trên phần ngọn và hoa qua các giai đoạn sinh trưởng lần lượt là 47.3%; 57,7%; 70,7%; 80,1% chiếm trên 50% số lượng bọ trĩ/ cây. Điều này được thể hiện rõ hơn ở hình3.7:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45

Hình 3.7. Sự phân bố của bọ trĩ trên cây hoa cúc vụ Thu - Đông 2014 tại An Lão, Hải Phòng

Nhìn vào hình 3.7 ta thấy: Trên 70% bọ trĩ tập trung phân bố ở phần ngọn cây. Đây là bộ phận quan trọng nhất quyết định năng suất và chất lượng hoa cúc. Vì vậy cần quan tâm đến đối tượng này từ giai đoạn nụ - hoa. Mặt khác khi sử dụng thuốc BVTV để phun trừ đối tượng này trên hoa cúc nên phun vào giai đoạn nụ - hoa và phun vào bộ phận ngọn cây là nơi bọ trĩ tập trung gây hại để đạt được hiệu quả phòng trừ cao nhất.

3.3. Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến diễn biến mật độ bọ trĩ hại hoa cúc vụ Thu Đông 2014 – 2015 tai An Lão, Hải Phòng hoa cúc vụ Thu Đông 2014 – 2015 tai An Lão, Hải Phòng

Sự xuất hiện, phát sinh gây hại của bọ trĩ phụ thuộc vào các yếu tố sinh thái: Giống, nhiệt độ, ẩm độ, đất đai và tập quán canh tác của người nông dân. Để tìm hiểu vấn đề trên chúng tôi tiến hành điều tra ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến diễn biến mật độ bọ trĩ hại hoa cúc vụ Thu Đông 2014 – 2015 tại An Lão, Hải Phòng.

3.3.1. nh hưởng ca ging hoa cúc đến din biến mt độ b trĩ tng s gây hi hoa cúc năm 2014 - 2015 ti An Lão , Hi Phòng. hi hoa cúc năm 2014 - 2015 ti An Lão , Hi Phòng.

Để tìm hiểu biến động mật độ bọ trĩ hại hoa cúc, chúng tôi tiến hành điều tra diễn biến mật độ bọ trĩ trên 3 giống hoa cúc trồng phổ biến tại địa phương là: Cúc vàng Đài Loan, cúc trắng và cúc tím vụ Thu Đông năm 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 và vụ Đông – Xuân năm 2014 – 2015 tại An Lão, Hải Phòng kết quả được trình bày tại các bảng 3.5; 3.6 và các hình 3.8; 3.9; 3.10 .

3.3.1.1.Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số gây hại trên các giống hoa cúc vụ

Thu- Đông 2014 tại An Lão, Hải Phòng

Vụ Thu – Đông năm 2014 là vụ có điều kiện thời tiết ấm, ẩm độ không quá khô, lượng mưa ít hơn trung bình nhiều năm tương đối phù hợp cho sự phát sinh gây hại của bọ trĩ trên các loại cây trồng nói chung và hoa cúc nói riêng. Kết quả điều tra diên biến mật độ bọ trĩ trên hoa cúc vụ Thu – Đông năm 2014 được thể hiện ở bảng 3.5.

Từ bảng 3.5 chúng tôi nhận thấy: Bọ trĩ xuất hiện, gây hại trên hoa cúc từ giai đoạn cây con và tăng dần đến khi thu hoạch đạt cao nhất vào cuối giai đoạn thu hoạch (hoa tàn) trên cả 3 giống hoa cúc. mật độ bọ trĩ có sự biến động lớn khi chuyển từ giai đoạn nụ sang giai đoạn hoa nở (tăng từ 3-10 lần). Nguyên nhân của sự biến động này là do, nguồn bọ trĩ tồn tại từ giai đoạn cây con hoàn thành vòng đời và tăng số lượng qua các thể hệ. Mặt khác do màu sắc hoa hấp dẫn đối với bọ trĩ cũng là nguyên nhân làm tăng số lượng quần thể.

Bảng 3.5. Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số gây hại trên các giống hoa cúc vụ Thu- Đông 2014 tại An Lão, Hải Phòng

Đơn vị tính: con/lá (con/hoa)

Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Giống hoa Cúc trắng Cúc vàng Cúc tím 26/9 4-6 lá 0,17 0,18 0,14 3/10 7-8 lá 0,23 0,27 0,21 10/10 9-10 lá 0,32 0,31 0,29 17/10 10-11 lá 0,35 0,36 032 24/10 12-14 lá 0,58 0,6 0,54 31/10 15-17 lá 0,72 0,74 0,69 7/11 18-20 lá 0,87 0,92 0,81

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 14/11 Bđ ra nụ 0,93 1,06 0,79 21/11 Nụ 1,63 1,67 0,94 28/11 Nụ 1,96 1,86 1,2 5/12 Nụ 2,1 2,3 1,7 12/12 Hoa nở 7,8 5,6 2,4 19/12 Hoa nở 11,7 7,3 2,7 26/12 Thu hoạch 14,5 9,1 4,3 Trung bình 3,13 2,31 1,22

Mật độ bọ trĩ tổng số trên các giống hoa cúc khác nhau thì khác nhau. Ở hoa cúc trắng mật độ bọ trĩ tổng số cao hơn so với cúc vàng và cúc tím. Mật độ bọ trĩ tổng số tăng dần đều từ giai đoạn cây con đến giai đoạn ra nụ. Sau đó tăng mạnh ở giai đoạn hoa nở và cao nhất ở giai đoạn hoa tàn. Từ giai đoạn hoa nở, sự sai khác về mật độ bọ trĩ tổng số trên hoa cúc vàng, cúc trắng, cúc tím càng rõ rệt. Mật độ bọ trĩ tổng số trên hoa cúc giai đoạn hoa nở - hoa tàn cao nhất trên hoa cúc trắng (21,3 con/hoa), đến hoa cúc vàng (15,7 con/hoa) và thấp nhất trên hoa cúc tím (5,2, con/hoa). Nguyên nhân là do bọ trĩ bị hấp dẫn bởi màu sắc trắng, vàng, màu hoa tím không hấp dẫn đối với bọ trĩ. Điều này được thể hiện rõ hơn ở hình 3.8.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

Hình 3.8. Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số gây hại trên các giống hoa cúc vụ Thu- Đông 2014 tại An Lão, Hải Phòng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

3.3.1.2. Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số hại hoa cúc vụ Đông – Xuân 2014 – 2015 tại An Lão – Hải Phòng

Bảng 3.6. Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số hại hoa cúc vụĐông – Xuân 2014 – 2015 tại An Lão, Hải Phòng Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Mật độ (con/lá, con/hoa) Cúc trắng Cúc vàng Cúc tím 10/11 4-6 lá 0,21 0,20 0,19 17/11 7-8 lá 0,27 0,28 0,25 24/11 9-10 lá 0,34 0,32 0,34 1/12 10-11 lá 0,41 0,43 0,42 8/12 12-14 lá 0,68 0,71 0,65 15/12 15-17 lá 0,79 0,84 0,81 24/12 18-20 lá 0,83 0,87 0,86 29/12 Bđ nụ 0,96 0,91 0,93 5/1 Nụ 1,04 1,07 1,03 12/1 Nụ 1,21 1,24 1,22 19/1 Nụ 2,32 2,27 2,29 26/1 Hoa nở 7,74 6,38 3,19 2/2/2015 Hoa nở 11,63 10,72 4,27 9/2/2015 Thu hoạch 15,89 13,17 5,86 Trung bình 3,17 2,82 1,59

Để tiếp tục làm rõ vấn đề nói trên, chúng tôi tiếp tục điều tra diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số hại hoa cúc vụ Đông – Xuân 2014 – 2015 tại An Lão – Hải Phòng trên 3 giống hoa cúc: Cúc trắng, cúc vàng, cúc tím. Kết quả được trình bày ở bảng 3.6

Đối với các giống hoa cúc trồng ở vụ Đông – Xuân 2014 – 2015, bọ trĩ cũng xuất hiện và gây hại từ giai đoạn cây con tăng dần đến giai đoạn nụ và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 tăng mạnh từ khi hoa nở, đạt đỉnh cao ở giai đoạn thu hoạch ở cả 3 giống hoa cúc. Trong đó hoa cúc trắng có mật độ bọ trĩ cao nhất, tiếp đến hoa cúc vàng và thấp nhất trên hoa cúc tím.Mật độ bọ trĩ cao nhất trên tât cả các giống cúc thu được vào ngày 9/2/2015:Trên giống cúc trắng là 10,89 con/hoa; cúc vàng là 8,17 con/hoa và cúc tím là 4,86 con/hoa.

Hình 3.9. Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số gây hại trên các giống hoa cúc vụĐông – Xuân 2014- 2015 tại An Lão, Hải Phòng

Từ kết quả bảng 3.5 và bảng 3.6 chúng tôi so sánh giá trị trung bình mật độ của các giống hoa cúc vụ Thu – Đông 2014 và vụ Đông – Xuân năm 2014 – 2015 kết quả thể hiện ở hình3.10.

Từ kết quả hình 3.10 ta thấy

- Mật độ bọ trĩ tổng số trên hoa cúc trắng cao hoa cúc vàng và thấp nhất trên hoa cúc tím ở cả 2 vụ.

- Mật độ bọ trĩ hại hoa cúc trên các giống hoa cúc vụ Thu Đông 2014 thấp hơn vụ Đông – Xuân 2014 – 2015.

- Giai đoạn nụ - hoa là giai đoạn xung yếu mật độ bọ trĩ tăng mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm thu hoạch vì thế cần chú ý phòng trừ ở giai đoạn này.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51

Hình 3.10. Mật độ bọ trĩ trung bình trên các giống hoa cúc vụ Thu – Đông 2014 và vụĐông – Xuân năm 2014 – 2015

3.2.2. nh hưởng ca loi đất trng đến din biến mt độ b trĩ tng s gây hi trên hoa cúc v Thu- Đông 2014 ti An Lão, Hi Phòng hi trên hoa cúc v Thu- Đông 2014 ti An Lão, Hi Phòng

Hầu hết các loại bọ trĩ có các các giai đoạn phát dục gồm trứng, sâu non tuổi 1 và tuổi 2, tiền nhộng, nhộng và trưởng thành. Trứng được đẻ trong mô lá hoặc hoa, sâu non hoạt động dũa hút trên bề mặt dưới của lá và hoa, khi đẫy sức (giai đoạn cuối tuổi 2) chúng tìm nơi thích hợp để hóa nhộng. Phần lớn bọ trĩ hóa nhộng trong đất. Từ tập tính đó đã phần nào chứng minh rằng thành phần cơ giới của đất có ảnh hưởng tới quần thể bọ trĩ. Để tìm hiểu vấn đề trên chúng tôi tiến hành điều tra mật độ bọ trĩ tổng số trên giống hoa Cúc vàng Đài Loan trồng trên các chân đất: đất cát pha và đất thịt nhẹ tại An Lão, Hải Phòng. Kết quả thu được chúng tôi trình bày tại bảng 3.7 và hình 3.11.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của chất đất đến diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số

gây hại trên hoa cúc vụ Thu- Đông 2014 tại An Lão, Hải Phòng Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Mật độ (con/lá, con/hoa) Đất cát pha Đất thịt nhẹ 26/9 4-6 lá 0,2 0,18 3/10 7-8 lá 0,3 0,27 10/10 9-10 lá 0,35 0,31 17/10 10-11 lá 0,39 0,36 24/10 12-14 lá 0,62 0,6 31/10 15-17 lá 0,81 0,74 7/11 18-20 lá 1,21 0,92 14/11 Bđ ra nụ 1,46 1,06

Một phần của tài liệu bọ trĩ bộ cánh tơ (thysanoptera) hại hoa cúc và biện pháp phòng trừnăm 2014 tại an lão, hải phòng (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)