Phương pháp dạy học số học ở Tiểu học

Một phần của tài liệu Dạy số học cho học sinh lớp 2 bằng phiếu giao việc (Trang 45 - 49)

Nội dung số học ở Tiểu học rất đa dạng với nhiều kiến thức. Để truyền thụ đầy đủ và chính xác nội dung số học đến với học sinh đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng, phối hợp nhiều phương pháp dạy học

khác nhau vì mỗi một phương pháp dạy học đều có ưu điểm và hạn chế riêng. Trong quá trình dạy học, không nên quá lạm dụng hoặc phủ định hoàn toàn bất kì một phương pháp nào. Điều quan trọng nhất trong quá trình sử dụng phưng pháp dạy học là phải biết căn cứ vào nội dung, tính chất của từng bài, căn cứ vào trình độ, năng lực của giáo viên, căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, lớp mà có sự lựa chọn, sử dụng hợp lí. Để giảng dạy nội dung số học, chúng ta thường sử dụng một số phương pháp dạy học sau:

2.1. Phương pháp trực quan

Phương pháp trực quan là phương pháp giảng dạy dựa trên cơ sở những hình ảnh cụ thể như là: Hình vẽ, đồ vật, thực tế xung quanh…

Phương pháp này có vai trò quan trọng bởi nhận thức của học sinh Tiểu học còn mang tính cụ thể, gắn với hình ảnh và hình tượng cụ thể. Do vậy, việc sử dụng phương pháp trực quan sẽ giúp học sinh có chỗ dựa cho hoạt động tư duy, bổ sung vốn hiểu biết để nắm được các kiến thức trừu tượng.

2.2. Phương pháp gợi mở vấn đáp.

Phương pháp gợi mở vấn đáp là phương pháp dạy học mà giáo viên không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà sử dụng một hệ thống các câu hỏi để hướng dẫn học sinh suy nghĩ và lần lượt trả lời từng câu hỏi, từng bước tiến tới kết luận cần thiết, giúp học sinh tự mình tìm ra kiến thức mới.

Phương pháp này nếu được vận dụng khéo léo sẽ có tác dụng kích thích được tư duy độc lập, sáng tạo, hứng thú học tập của học sinh. Có khả năng cá biệt hóa cao độ học sinh, tạo ra không khí sôi nổi trong giờ học. Tuy nhiên, nếu không sử dụng khéo léo, ít nhiều mang lại hạn chế: Không tập

trung sự chú ý của học sinh, không tạo được điều kiện để học sinh nắm vững tri thức một cách hệ thống.

Yếu tố quan trọng nhất trong phương pháp gợi mở vấn đáp là nội dung dạy học, câu hỏi phải ngắn gọn, dễ hiểu, vừa sức với học sinh, không sử dụng câu hỏi chỉ trả lời có hoặc không, không sử dụng câu hỏi có tính chất đánh lừa học sinh.

2.3. Phương pháp giảng giải minh họa.

Phương pháp giảng giải minh họa là phương pháp dùng lời để giải thích các tài liệu toán học kết hợp các phương tiên trực quan để hỗ trợ cho việc giải thích.

Phương pháp này có thể sử dụng ở các tiết ở Tiểu học (tiết dạy bài mới) tuy nhiên, giáo viên nên hạn chế sử dụng phương pháp này. Bởi nó đặt học sinh vào tình trạng thụ động, ít phát huy được tính tích cực so với việc học tập của học sinh. Tuy nhiên, nếu có những nội dung bắt buộc sử dụng phương pháp này thì giáo viên nên giảng giải ít, minh hoạ nhiều, nên kết hợp với phương pháp gợi mở, vấn đáp.

2.4. Phương pháp kiểm tra _đánh giá.

Phương pháp kiểm tra đánh giá là phương pháp mà giáo viên tổ chức cho học sinh hoàn thiện nhiệm vụ học tập trong khoảng thời gian ít nhất. Kiểm tra là phương tiện đánh giá kết quả học tập, củng cố và phát triển trí tuệ, hình thành nhu cầu và thói quen tự kiểm tra, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Từ đó củng cố được tính kiên định, lòng tự tin, nâng cao được ý thức tập thể.

Các dạng kiểm tra cơ bản: Kiểm tra hàng ngày, kiểm tra định kì, kiểm tra tổng kết. Các phương pháp kiểm tra miệng, kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.

Phương pháp dạy học theo nhóm là phương pháp mà giáo viên tổ chức, chia lớp thành nhiều nhóm, tổ chức cho từng nhóm thảo luận với nhau, giải thích từng nhiệm vụ nhận thức hoặc cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập do giáo viên đưa ra.

Dạy học theo nhóm là phương pháp dạy học rất sinh động, phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, chủ động của học sinh trong học tập. Đồng thời sẽ giúp các em e thẹn, nhút nhát có thể hòa nhập với những học sinh mạnh dạn, tự tin hơn khi nêu ý kiến của mình.

Việc tổ chức dạy học theo nhóm và tạo điều kiện cho giáo viên nắm được đặc điểm của từng học sinh về năng lực học tập, năng khiếu và mối quan hệ của từng học sinh trong tập thể lớp. Từ đó, giáo viên sử dụng tính tập thể trong lớp học, tạo được không khí học tập, học có tổ chức, có trách nhiệm giữa các thành viên trong một nhóm học sinh.

2.6. Phương pháp thực hành - luyện tập.

Phương pháp thực hành - luyện tập là phương pháp dạy học liên quan đến hoạt động thực hành, luyện tập các kiến thức - kĩ năng của môn học. Mục đích sử dụng môn học này là củng cố tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo… cho học sinh. Để đạt được điều đó thì giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh thực hành – luyện tập nhiều, đặc biệt là cần tổ chức hướng dẫn học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong thực hành, luyện tập, tránh làm thay hay áp đặt cho học sinh.

2.7. Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.

Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tạo ra tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề để từ đó chiếm lĩnh tri thức.

Phiếu giao việc là một hệ thống những công việc mà học sinh phải tiến hành để có thể tự mình chiếm lĩnh được kiến thức mới, tự mình hình thành những kĩ năng mới. Những công việc này đã được viết trước trên giấy có chừa sẵn chỗ trống để học sinh làm.

Thường thì giáo viên soạn phiếu giao việc rồi cho in hoặc photocopy thành nhiều bản để cho từng học sinh trong mỗi bài học. Ở một mức độ nào đó, có thể coi các cuốn Vở bài tập in sẵn hiện nay gần như là các phiếu giao việc (trong lúc luyện tập).

Một phần của tài liệu Dạy số học cho học sinh lớp 2 bằng phiếu giao việc (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)