Nguyên tắc thiết kế phiếu giao việc

Một phần của tài liệu Dạy số học cho học sinh lớp 2 bằng phiếu giao việc (Trang 29 - 32)

2. Phiếu giao việc

2.3. Nguyên tắc thiết kế phiếu giao việc

2.3.1. Chuyển các thông tin từ dạng tiếng sang dạng hình.

Khi thiết kế phiếu giao việc thì đa số trường hợp giáo viên nên cố gắng để chuyển đổi các thông tin (ở sách giáo khoa, sách giáo viên,…) từ dạng tiếng sang dạng hình để có thể tổ chức cho trẻ tiến hành được các hoạt động học tập bằng tay.

Ở đây ta coi các thông tin biểu thị bằng lời nói, chữ viết, …là thuộc về dạng tiếng và các thông tin được biểu thị bằng các sơ đồ, bảng kẻ ô, hình vẽ, …thuộc về dạng hình.

Việc chuyển từ tiếng sang hình giúp chúng ta có thể biến các hành động bằng lời của học sinh thành các hành động bằng tay như: làm việc trên vật thật, dùng các kí hiệu để điền, vẽ, tô, nối, đánh dấu, …với sự hỗ trợ của kênh hình.

Do đó, tăng cường chuyển các thông tin từ kênh tiếng sang kênh hình, để làm cho “kênh hình” mạnh lên là một trong những hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học.

2.3.2. Một số ví dụ minh họa.

Ví dụ 1:

Ở lớp 2, khi dạy bài “Tổng – các số hạng của tổng”, một số giáo viên thường nêu các phép cộng, chẳng hạn.

4 + 3 = 7 8 + 0 = 8

rồi lần lượt chỉ vào từng phép cộng hỏi:

Trong phép cộng 7 + 2 = 9, 7 và 2 là gì? (số hạng), 9 là gì? (tổng). Trong phép tính 4 + 3 = 7, các số hạng là những số nào? (4 và 3) Tổng là số nào? (7).

Trong cách dạy này, “kênh tiếng” được xem trọng vì ở đây chủ yếu là thầy – trò đàm thoại với nhau. Còn kênh hình thì khá mờ nhạt, nó chỉ thể hiện chút ít qua việc giáo viên chỉ bảng hoặc học sinh quan sát các phép tính trên bảng.

Làm thế nào để chuyển từ tiếng sang hình? Trong trường hợp này có nhiều cách. Sau đây là một cách.

Người ta viết các phép cộng trên xung quanh một ngôi sao (có ghi chữ số hạng) và một chiếc lá (có ghi chữ tổng).

Ở đầu bài có ghi lệnh “Nối (theo mẫu)’’. 1. Nối (theo mẫu)

7 + 2 = 9 15 = 6 + 9 8 + 2 = 10 Tổng 6 = 5 + 1 SHạng

Khi học sinh đọc lệnh này, học sinh sẽ hiểu rằng: Cần phải nối các số hạng với “ngôi sao’’ các tổng với “chiếc lá’’. Trong trường hợp học sinh không tự hiểu được thì giáo viên giải thích mẫu để các em hiểu.

Sau khi học sinh đã hiểu yêu cầu, giáo viên gõ thước để ra lệnh cho cả lớp làm việc. Giáo viên đi lại đôn đốc, giúp đỡ học sinh. Từng em một sẽ phải nối như hình bên.

Như vậy, từng em một sẽ được làm việc, mỗi em đều tạo ra được một sản phẩm cụ thể. Nhờ đó mà giáo viên có thể kiểm soát được cả lớp.

Nói cách khác, bằng hành động nối ta đã “thao tác hoá’’ được quá trình đàm thoại (A), chuyển đổi được cách dạy học trong đó coi “kênh tiếng’’ là chủ yếu sang cách dạy coi “kênh hình’’ là chủ yếu.

Tuy nhiên sẽ có người thắc mắc: “Cách làm trên chưa hay, học sinh nối lằng nhằng như cuốn chỉ rối, làm sao mà giáo viên theo dõi để biết được các em làm đúng hay sai?’’. Nếu vậy, tôi xin trình bày cách làm khác. Chẳng hạn có thể dùng bảng kẻ ô như sau: Phép tính Số hạng Số hạng Tổng 7 + 2 = 9 7 2 9 4 + 3 = 7 8 + 0 = 8 12 + 3 = 15

Tuỳ theo trình độ học sinh mà giáo viên quyết định có nên viết sẵn một dòng mẫu như trên hay không?

Khác với cách làm thứ nhất. Ở đây lệnh làm việc không phải là nối mà là điền vào chỗ trống (trong bảng). Học sinh sẽ phải suy nghĩ để xác định xem đâu là số hạng, đâu là tổng, để điền vào bảng cho đúng.

Cách làm để “thao tác hoá’’ quá trình đàm thoại (A) như trên sẽ giúp giáo viên theo dõi để biết học sinh làm đúng hay sai. Song có em lại không thích cách làm này lắm mà lại thích cách làm thứ nhất hơn vì có hoa, lá ở trong đó.

Do đó tuỳ từng nơi, từng lúc mà chúng ta lựa chọn cách thích hợp đối với học sinh. Cũng chính vì thế, tốt nhất vẫn là giáo viên dạy lớp nào thì tự soạn phiếu giao việc cho lớp đó.

Một phần của tài liệu Dạy số học cho học sinh lớp 2 bằng phiếu giao việc (Trang 29 - 32)