giải pháp bảo đảm
- Pháp luật về thi hành án dân sự và giám sát thi hành án dân sự còn nhiều bất cập
Trong giám sát thi hành án dân sự, pháp luật thi hành án dân sự là cơ sở để các
chủ thể giám sát thi hành án dân sự tiến hành giám sát, còn pháp luật về giám sát là công cụ, phương tiện để các chủ thể giám sát thi hành án dân sự thực hiện việc giám
sát. Chính vì vậy, hiệu quả của việc giám sát phụ thuộc rất lớn vào sự hoàn thiện của
hai hệ thống văn bản này. Trong thời gian vừa qua, mặc dù các văn bản đãđược sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn còn nhiều bất cập.
Đối với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự, từ ngày
01/10/2010 đến 20/3/2012, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan có thẩm
quyền ban hành 08 thông tư và thông tư liên tịch, Bộ Quốc phòng ban hành 01 thông
tư về thi hành án dân sự, nâng tổng số văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự và Nghị quyết của Quốc hội về thi hành Luật này lên 21 văn
bản (gồm 03 nghị định, 18 thông tư và thông tư liên tịch)1, bước đầu đã khắc phục
một số khó khăn, bất cập trong thủ tục thi hành án dân sự, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được những nhu cầu đặt ra và chưa theo kịp với những biến đổi năng động của cuộc
sống. Nhiều quy định được đặt ra nhưng không rõ ràng, thiếu văn bản hướng dẫn dẫn đến việc lúng túng trong khi áp dụng luật, gây khó khăn cho việc đánh giá tính hợp
pháp hay không hợp pháp trong hoạt động giám sát thi hành án dân sự.
Điều 38 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định: các quyết định về thi
hành án phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện việc kiểm sát. Tuy
nhiên, điều luật lại không quy định rõ trong thời hạn bao nhiêu ngày, kể từ khi ra
các quyết định về thi hành án thì cơ quan thi hành án (Cục; Chi cục Thi hành án) phải
gửi các quyết định đó cho Viện kiểm sát. Do vậy, có trường hợp sau một thời gian dài kể từkhi ra quyết định (hoặc đến khi giao được quyết định cho đương sự) thì cơ quan
thi hành án mới gửi quyết định cho Viện kiểm sát để thụ lý và kiểm sát việc thi hành. Từ đó dẫn tới việc cập nhật của Viện kiểm sát không kịp thời, số liệu thống kê giữa
1
Huy Hoàng, Công tác thi hành án dân sự 2011: Duy trì kếtquả bền vững
http://www.baomoi.com/Home/ThoiSu/www.phapluatvn.vn/Cong-tac-thi-hanh-an-dan-su-2011-Duy-tri- ket-qua-ben-vung/6950688.epi
các ngành không được chính xác (ví dụ ra quyết định tháng 10 nhưng đến tháng 12
mới gửi cho Viện kiểm sát do đó Viện kiểm sát phải báo cáo vào số liệu tháng 12 –
thuộc năm thống kê khác). Hơn nữa, việc không quy định rõ thời gian gửi các quyết định dẫn đến tình trạngViện kiểm sát cũng không có căn cứ để kiến nghị hoặc kháng
nghị các quyết định về thi hành án của cơ quan thi hành án. Để có thể áp dụng quy định tại Điều 38 một cách hiệu quả nhất, các văn bản hướng dẫn cần có quy định hướng dẫn về khoảng thời gian cụ thể trong việc gởi quyết định thi hành án cho Viện
kiểm sát cùng cấp.
Ngoài ra, tại các Điều 31 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, quy định về việc thi hành án theo đơn của người được thi hành án (hoặc người phải thi hành án) thì phải làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thi hành, đồng thờiphải cung
cấp thông tin về tài sản của người phải thi hành án cho cơ quan thi hành án. Tuy nhiên, do hiện nay chưa có mẫu đơn áp dụng thống nhất, nên mỗi nơi có một loại mẫu đơn
khác nhau, hoặc người có yêu cầu tự viết tay và nộp cho cơ quan thi hành án. Trong cả 2 trường hợp này, việc hướng dẫn người được thi hành án viết đơn mất rất nhiều thời gian do điền không đúng, không đủ thông tin cần thiết hoặc không đạt yêu cầu về pháp lý. Do đó người được thi hành án phải làm đi làm lại nhiều lần, gây phiền hà, bức xúc
dẫn đến khiếu kiện và hậu quả tất yếu là vụ việc chậm được xử lý, tồn đọng1.
Những nguyên nhân trên dẫn đến việc kéo dài thời gian, chậm thi hành án do thiếu hướng dẫn. Nếu như để dễ cập nhật và sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn từng giai đoạn, các nhà làm luật có thể không quy định cụ thể thời gian gửi quyết định tại Điều 38 thì phải có các văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể, đề ra khoảng thời gian
nhất định để ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan hạn chế tình trạng lơ là trong công
việc; quy định về mẫu đơn yêu cầu thi hành án tại phần phụ lục như rất nhiều văn bản
luật và dưới luật đã thực hiện rất hiệu nhằm tạo điều kiện để các đương sự không bị lúng túng khi làm đơn yêu cầu, thống nhất về mặt quản lý cũng như tạo điều kiện để các cơ quan hữu quan áp dụng luật dễ dàng.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 44 của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 thì
cơ quan Thi hành án dân sự chỉ chủ động xác minh đối với loại việc thuộc trường hợp
1
Dương Văn Thịnh – Viện KSND huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên: Những bất cập trong thực thi luật Thi hành án dân sự
thủ trưởng cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành theo quy định tại
khoản 1 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự. Còn đối với những trường hợp thi hành án
theo đơn thìngười được thi hành án phải tự tiến hành xác minh và cung cấp kết quả đó cho cơ quan thi hành án, tự chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của tài liệu đó. Trong trường hợp không thể tự xác minh được thì có thể yêu cầu Chấp hành viên tiến hành xác minh… kèm theo tài liệu để chứng minh là họ đã không thể tự xác minh được thì lúcđó Chấp hành viên mới tiếnhành xác minh. Tuy nhiên, trên thực tế từ khi
Luật Thi hành án dân sự có hiệu lực đến nay hầu như không có trường hợp nào người được thi hành án cung cấp thông tin về tài sản của người phải thi hành án cho cơ quan thi hành án mà sau đó thi hành được. Mặc dù, người phải thi hành án có tài sản thì
người được thi hành án cũng không có quyền áp dụng các biện pháp như cấm dịch
chuyển, tạm giữ tài sản… nhằm không cho người phải thi hành án tẩu tán tài sản… Điều 6 nghị định số 58/2009/NĐ – CP ngày 13.7.2009 của Chính phủ Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thi hành án dân sự về thủ tục thi
hành án dân sự đã quyđịnh về trách nhiệm của cơ quan, tổ chứcphải cung cấp thông
tin nhưng những cơ quan này sẽ không thực hiện vì việc cung cấp thông tin về tài sản cá nhân chưa được quy định rõ, hoặc là do ngành luật khác điều chỉnh (ví dụ như do
yêu cầu bảo mật tài sản của khách hàng mà ngân hàng không được phép cung cấp
thông tin tiền trong tài khoản). Hiện nay, chưa có một quy định hay chế tài cụ thể nào buộc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cung cấp thông tin về tài sản của một
cá nhân cho cá nhân khác.Do đó việc quy định người được thi hành án tự xác minh về tài sản của người phải thi hành án và áp dụng các biện pháp cần thiết để xác minh tài sản của người phải thi hành án rõ ràng là điều họ không thể thực hiện được, còn khi họ yêu cầu Chấp hành viên xác minh thì lại phải theo một thủ tục phức
tạp và mất thời gian hơn rất nhiều (đơn yêu cầu xác minh, tài liệu chứng minh là
không được cung cấp). Nếu như đã có quá nhiều vấn đề nảy sinh đối với quy định này và trên thực tiễn là không thể thực hiện thì theo người viết các nhà làm luật nên cân nhắc bỏ đi mục này trong đơn yêu cầu thi hành án.
Điều 31. Đơn yêu cầu thi hành án
1. Đơn yêu cầu thi hành án có các nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;
c) Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án; d) Nội dung yêu cầu thi hành án;
đ) Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
Điều 6(Nghị định số 58/2009/NĐ – CP)Xác minh điều kiện thi hành án
1.Người được thi hành án có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều kiện thi hành án. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án có trách nhiệm cung cấp thông tin khi người được thi hành án hoặc người đại diện theo ủy quyền của người được thi hành án ủy quyền có yêu cầu. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân đó từ chối cung cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Kết quả xác minh được công nhận và làm căn cứ để tổ chức việc thi hành án, trừ trường hợp Chấp hành viên thấy cần thiết phải xác minh lại. Việc xác minh lại của Chấp hành viên được tiến hành trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh do đương sự cung cấp.
Trường hợp người được thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân cố tình cung cấp thông tin sai sự thật về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, thanh toán các chi phí phát sinh, trường hợp gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
Ngoài ra, khi yêu cầu xác minh thì người được thi hành án lại phảichịu chi phí xác minh theo quy định tại khoản 1 điều 31 Nghị định 58/2009/NĐ – CP, nhưng hiện
nay lạichưa có quy định về việc thu phí xác minh là bao nhiêu, thu theo vụ hay theo
việc, tính chất của việc cần xác minh là khó hay dễ, xác minh ở cơ quan nhà nước hay tư nhân và thế nào là chi phí thực tế, hợp lý cho việc xác minh từ đó dẫn đến
phát sinh các yếu tố tiêu cực trong quátrình thực hiện xác minh của Chấp hành viên.
Do đó, một khi đã quy định thì cần phải quy định đầy đủ để những chủ thể có liên quan thống nhất áp dụng, tránh tình trạng cùng áp dụng một văn bản luật nhưng mỗi nơi mỗi khác, áp dụng theo cách hiểu chủ quan của các chủ thể.
Bên cạnh đó, các quy định liên quan đến hoạt động giám sát thi hành án dân sự vẫn còn nằm rải rác trong các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quyền hạn, chức năng của các chủ thể giám sát. Ví dụ: hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân được quy định trong Luật tổ chức Hội đồng nhân dân vàỦy ban nhân
dân 2003. Chưa được hệ thống thành văn bản quy định riêng về giám sát thi hành án dân sự hoặc đưa vào thành một chế định riêng trong Luật Thi hành án dân sự. Chính vì vậy, trình tự, thủ tục giám sát thi hành án dân sự chưa được quy định cụ thể, nên các chủ thể giám sát thi hành án dân sự gặp nhiều khó khăn trong khi thực hiện chức năng
giám sát của mình. Cần có một sự tổng hợp các quy định liên quan đến hoạt động
giám sát thi hành án dân sự của các chủ thể vào một văn bản luật riêng biệt hoặc ít
nhất là một chế định trong Luật Thi hành án dân sự.
- Vai trò của giám sát thi hành án dân sự chưa đượcnhận thức đầy đủ
Nhận thức về tầm quan trọng của thi hành án dân sự của các cơ quan có thẩm
quyền và của toàn xã hội đãđược nâng lên một bước, chứng minh qua Luật Thi hành án dân sự 2008. Tuy nhiên, tầm quan trọng của giám sát thi hành án dân sự chưa thực
sự được quan tâm. Còn có nhiều ý kiến cho rằng giám sát thi hành án dân sự chỉ là công việc của cơ quan quản lý thi hành án và của Viện Kiểm sát nhân dân. Giám sát thi hành án dân sự không được xem là một chức năng của các cơ quan Nhà nước khác
và của xã hội, nếu có điều kiện thì họ phối hợp để tổ chức thi hành án, nhưng lại không quan tâm đến giám sát. Đặc biệt là sự giám sát của nhân dân còn rất ít.
Để có thể nâng cao hiệu quả của hoạt động giám sát thi hành án dân sự cần phải
nâng cao nhận thức của người dân cũng như của chính những chủ thể trong hoạt động
giám sát thi hành án dân sự về vai trò và ý nghĩa của hoạt động giám sát thi hành án dân sự. Bắt đầu từ những người cán bộ trong các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám
sát vì khi những cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ý thức được tầm quan trọng trong
việc giám sát hoạt động thi hành án dân sự, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực sự nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng đến nhận thức của người dân, khi đó người dân
sẽ cùng tham gia hoạt động giám sát với thái độ tích cực nhất.
- Năng lực chủ thể còn hạn chế
Để hoạt động giám sát thi hành án dân sự đạt hiệu quả cao, đòi hỏi chủ thể giám
sát phải có sự hiểu biết sâu sắc về pháp luật thi hành án dân sự, có khả năng, phương
pháp giám sát tốt. Tuy nhiên thực tế cho thấy có một số chủ thể giám sát thi hành án dân sự khi tiến hành giám sát lại chưa có hiểu biết về thi hành án dân sự, nên gặp lúng
túng trong việc thực hiện chức năng của mình. Các chủ thể của hoạt động giám sát cần
phải trang bị những hiểu biết cần thiết liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự để
tượng của hoạt động giám sát là những người hoạt động trong lĩnh vực thi hành án dân sự có được sự am hiểu về pháp luật thi hành án dân sự, nếu những chủ thể của hoạt động giám sát không được trang bị những kiến thức cần thiết thì sẽ không thể tiếp cận
vụ việc một cách toàn diện, dẫn đến việc giám sát không đạt hiệu quả.
- Chưa có cơ chế công khai hóa
Khi tiếnhành giám sát thi hành án dân sự, đòi hỏi chủ thể giám sát phải theo
dõi, đánh giá tính hợp pháp trong hoạt động của đối tượng giám sát. Nhưng hiện tại
nhiều hoạt động thi hành án chưa được công khai, công tác tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về thi hành án dân sự chưa được sâu rộng, nên nhân dân không có sự hiểu
biết sâu sắc về các quy định của pháp luật thi hành án dân sự, không có điều kiện tiếp
cận với các vụ việc thi hành án cụ thể nên không thể tham gia giám sát thường xuyên hoạt động thi hành án dân sự.
KẾT LUẬN
Thi hành án dân sự là hoạt động của Nhà nước, mang tính chất hành chính, là một trong những phương pháp để thực thi quyền lực Nhà nước, đồng thời cũng là biện pháp để đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thông qua hoạt động thi hành án dân sự,
những bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án, Trọng tài thương mại được thi
hành trên thực tế, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của Nhà nước và tổ
chức được bảo vệ. Bản án, quyết định về dân sự của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực
pháp luật hoặc chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay; quyết định của