0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Phương pháp giám sát

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ (Trang 40 -45 )

Phương pháp chất vấn

Phương pháp chất vấn là phương pháp đặc thù được Quốc hội và Đại biểu Quốc

hội sử dụng trong giám sát thi hành án dân sự. Chất vấn thường được sử dụng ngay

Bản chất của chất vấn là hỏi đáp một cách trực tiếp, khi sử dụng phương pháp

này, Quốc hội và Đại biểu Quốc hội thực hiện giám sát thi hành án dân sự một cách

công khai, kịp thời. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp chất vấn vẫn còn một số hạn

chế:

- Trả lời chất vấn không kịp thời

Việc chất vấn đối với hoạt động thi hành án dân sự trong thời gian qua chủ yếu

đối với các vấn đề rấtcụ thể trong thi hành án: giải quyết án tồn đọng hay các vụ án cụ

thể được thực hiện đối với Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Các vụ án cụ thể do cơ quan thi hành án địa phương trực tiếp tổ chức thi hành, nên Bộ trưởng Bộ Tư pháp ngay tức

khắc không thể trả lời được các chất vấn của Đại biểu Quốc hội tại phiên họp, không

thỏa mãn những thắc mắc của Đại biểu. Bộ trưởng Bộ Tư pháp cần phải có thời gian

yêu cầu các cơ quan hữu quan thuộc quyền chuẩn bị nội dung trả lời chất vấn, giải

trình các vấn đề có liên quan, có nhiều trường hợp cần phải có thời gian để điều tra xác

minh, làm rõ các vấn đề liên quan đến câu hỏi chất vấn nên có nhiều câu hỏi được đặt

ra trong kỳ họp này nhưng phải đến kỳ họp sau mới được trả lời.

Ngoài ra, việc trả lời chất vấn trong một số trường hợp không đi vào trọng tâm

câu hỏi chất vấn, trả lời chung chung, chưa làm rõ nguyên nhân, thực trạng tình hình,

chưa nêu được giải pháp khắc phục, sửa chữa tồn tại, hạn chế. Để nâng cao chất lượng,

hiệu quả hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn thì việc điều hành phiên chất vấn, trả lời

chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân cần bảo đảm chặt chẽ theo chương trình, nhưng lại phải linh hoạt theo diễn biến của phiên chất vấn. Theo đó Chủ

tọa gợi ý những nội dung trọng tâm, những vấn đề còn ý kiến khác nhau để đại biểu

tham gia thảo luận; phát huy dân chủ, tạo không khí sôi nổi, thẳng thắn để các đại biểu

trình bày ý kiến chất vấn. Việc lựa chọn vấn đề chất vấn phải bảo đảm tính thời sự,

bức xúc, có tính khái quát; những vấn đề mang tính cục bộ có thể đề nghị các cơ quan

liên quan trả lời bằng văn bản.

- Câu hỏi chất vấn khó có phương án trả lời toàn diện

Trong quá trình chất vấn, Đại biểu Quốc hội đặt ra những câu hỏi liên quan đến

nhiều ngành, nhiều cấp không tách được nội dung thuộc phạm vi thi hành án dân sự

khiến cho câu trả lời của Bộ trưởng Bộ Tư pháp không được toàn diện, không giải đáp

hết các thắc mắc của người chất vấn

Là phương pháp mà chủ thể của hoạt động giám sát trực tiếp tham gia vào quá trình thi hành án dân sự. Ví dụ: nhân dân tham gia làm nhân chứng trong việc kê biên tài sản cưỡng chế yêu cầu giao vật, tài sản cho người được thi hành án…

Đây là phương pháp mà nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Mặt trận Tổ quốc,

Chính phủ, Ủy ban nhân dân và các chủ thể có chức năng quản lý Nhà nước về thi

hành án dân sự thường sử dụng. Nhân dân tham gia vào quá trình thi hành án dân sự

với tư cách người làm chứng, người bảo quản, trông coi tài sản; Mặt trận Tổ quốc,

Chính phủ, Ủy ban nhân dân tham gia ý kiến về việc chỉ đạo phối hợp liên ngành để

thi hành các vụ án khó khăn, phức tạp, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Việc sử dụng phương pháp này đã đạt được những hiệu quả nhất định trong

giám sát thi hành án dân sự, trực tiếp tham gia giải quyết các vụ án khó khăn, phức

tạp; giúp cơ quan thi hành án dân sự tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc

giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế:

- Thiếu sự chủ động: khi các chủ thể giám sát sử dụng phương pháp này chủ

yếu dựa trên cơ sở sự chỉ đạo của cấp trên hoặc trên cơ sở đề nghị của cơ

quan thi hành án.

- Các chủ thể giám sát tham gia trực tiếp vào quá trình thi hành án chủ yếu

dựa trên cơ sở đề nghị của cơ quan thi hành án để giải quyết các vấn đề rất

cụ thế mang tính đột xuất nhưng không gửi trước tóm tắt các vấn đề cần

thảo luận, đến khi bắt đầu cuộc họp cơ quan thi hành án mới phổ biến nội dung vụ việc, các chủ thể giám sát không phải chuyên sâu về thi hành án, nên việc tham gia rất hạn chế.

- Kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự: là phương pháp giám sát đặc biệt, được tiến hành theo một trình tự, thủ tục rất chặt chẽ và được tiến hành bởi

một chủ thể duy nhất đó là Viện kiểm sát nhân dân.

Khi tiến hành kiểm sát thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân có quyền

yêu cầu Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên,

các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thi hành án phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự hoặc trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan thi hành án của các đối tượng nêu trên và việc giải quyết kháng cáo, khiếu nại, tố cáo đối với việc thi hành án.

Viện kiểm sát nhân dân có quyền kháng nghị đối với Tòa án nhân dân, cơ quan

thi hành án cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách

nhiệm trong việc thi hành án dân sự; yêu cầu đình chỉ việc thi hành án, sửa đổi hoặc

bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật trong việc thi hành án; nếu có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự; trong trường hợp do pháp luật quy định thì khởi tố về dân sự.

Do có những quy định chặt chẽ về kiểm sát, nên hiệu quả giám sát thi hành án của Viện kiểm sát đạt rất cao, những sai phạm được phát hiện và khắc phục kịp thời,

nâng cao hiệu quả phòng, chống vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự.

Theo quy định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Thi hành án dân sự 2008, Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án nhân

dân, cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thi hành án. Tuy nhiên, hoạt động của Viện kiểm sát chỉ tập

trung vào các hoạt động của cơ quan thi hành án và Chấp hành viên; xem xét đến tính

hợp pháp, hợp lý củacác quyết định của cơ quan thi hành án và Chấp hành viên mà không chú ý kiểm sát hoạt động, văn bản của các cơ quan hữu quan khác.

Thành lập Đoàn kiểm tra, Đoàn giám sát thi hành án dân sự

Việc thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát thường được tổ chức khi giải quyết

khiếu nại, tố cáo hoặc xem xét các vấn đề chuyên sâu, cho phép các chủ thể có thể tập

trung xem xét vấn đề một cách toàn diện và sâu sắc nhất; tìm hiểu về nguyên nhân của

những thành công và hạn chế trong thi hành án dân sự, xem xét báo cáo công tác thi hành án dân sự tại cơ quan, kế hoạch thục hiện công tác trong thời gian tới, từ đó đề

xuất các biện pháp phát huy những mặt tích cực hạn chế những tồn tại trong thi hành án dân sự.

Đây là phương pháp cần nhiều người nên ít khi thành lập được các đoàn kiểm tra, giám sát. Các Đoàn giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân thường chỉ nhằm

thực hiện một phần trong nhiệm vụ giám sát, ít có những Đoàn giám sát chuyên sâu về

thi hành án dân sự.

Gửi đơn khiếu nại, tố cáo

Chủ thể giám sát khiếu nại đến các cơ quan có thẩm quyền đề nghị cơ quan, tổ

chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính

lợi ích hợp pháp của mình. Hoặc tố cáo, báo cho cơquan, tổ chức, cá nhân có thẩm

quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chấp

hành viên gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích

hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Đây là phương pháp giám sát hữu hiệu nhất

trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của những người có liên quan trực tiếp đến

việc thi hành án như: người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền

và nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án.

Phương pháp này được sử dụng khi các chủ thể của hoạt động giám sát phát

hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật của Thủ trưởng,

Chấp hành viên cơ quan thi hành án. Căn cứ để sử dụng phương pháp này là các hành

vi không hợp pháp của Thủ trưởng cơ quan thi hành án và Chấp hành viên, những

công dân khác cũng có thể sử dụng phương pháp này bằng cách tố cáo với cơ quan có

thẩm quyền về hành vi vi phạm đó.

Khi sử dụng phương pháp này người được thi hành án, người phải thi hành án,

người có quyền và nghĩa vụ liên quan có thể trực tiếp trình bày nguyện vọng của mình

đến những người có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Nếu hành vi vi phạm chưa được

khắc phục thì người người khiếu nại có quyền khiếu nại đến những người có thẩm

quyền cao hơn.

Tuy nhiên phương pháp này ít được các chủ thể sử dụng, mặc dù pháp luật có quy định ngoài các chủ thể liên quan trực tiếp đến thi hành án dân sự thì những công

dân bình thường vẫn có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật đến chủ thể có

thẩm quyền. Theo quy định về khiếu nại, tố cáo của Luật Thi hành án dân sự 2008 thì chỉ có quyết định, hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án và

Chấp hành viên là đối tượng của khiếu nại, tố cáo còn những cán bộ, công chức khác không phải là đối tượng chịu sự giám sát trong khi hoạt động của họ có tác động lớn đến quá trình thi hành án.

Như vậy, để có thể bảo vệ lợi ích hợp pháp của các đương sự, quy định về đối tượng của quyền khiếu nại, tố cáo trong Luật Thi hành án dân sự 2008 cần được bổ sung như sau:

Điều 140.Quyền khiếu nại về thi hành án

1. Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại đối với

cán bộ, côngchức khác có liên quan đến hoạt động thi hành án nếu có căn cứ cho

rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của

mình.

Điều 154. Người có quyền tố cáo

Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơquan thi hành án dân sự, Chấp hành viên và

các cán bộ, công chức khác làm công tác thi hành án dân sự gây thiệt hại hoặc đe dọa

gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan,

tổ chức.

Kiểm tra hồ sơ thi hành án và xem xét báo cáo thi hành án dân sự

Kiểm tra hồ sơ thi hành án và xem xét báo cáo thi hành án dân sự là phương

pháp mà các chủ thể giám sát thi hành án dân sự trực tiếp thực hiện quyền giám sát của

mình. Việc kiểm tra hồ sơ thi hành án và xem xét báo cáo về thi hành án có thể được

các chủ thể giám sát sử dụng riêng biệt hoặc sử dụng kết hợp. Ví dụ khi giải quyết

khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự, chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố

cáo vừa xem xét các báo cáo của cơ quan thi hành án nơi ngườibị khiếu nại đang công

tác vừa kiểm tra trực tiếp hồ sơ thi hành án do người bị khiếu nại, tố cáo đang trực tiếp

thi hành.

Phương pháp kiểm tra hồ sơ thi hành án và xem xét các báo cáo cho phép giám

sát một cách toàn diện hoạt động thi hành án từ các vấn đề cụ thể liên quan đến việc

thi hành một bản án. Thông qua việc sử dụng phương pháp này, chủ thể giám sát có

thể đưa ra những kiến nghị tổng thể về việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến thi

hành án.

Tuy nhiên, phương pháp này không được tiến hành thường xuyên. Thông

thường việc xem xét các báo cáo về thi hành án dân sự được Quốc hội và Hội đồng

nhân dân thực hiện một năm hai lần, trước hoặc trong kỳ họp. Còn việc kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước về thi hành án dân sự cũng chỉ được thực hiện theo từng

thời điểm khác nhau, theo mục đích của từng đợt giám sát không mang tính liên tục. Do đónhững bất cập trong thi hành án dân sự không được phát hiện và xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ (Trang 40 -45 )

×