0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Hình thức giám sát

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ (Trang 39 -40 )

Trong thực tiễn giám sát thi hành án dân sự, các chủ thể giám sát thi hành án dân sự sử dụng hai hình thức cơ bản đó là hình thức giám sát trực tiếp và hình thức giám sát gián tiếp. Việc sử dụng hình thức giám sát nào phụ thuộc rất lớn vào chức

năng, nhiệm vụ, vị trí và vai trò của chủ thể giám sát trong bộ máy Nhà nước. Tuy nhiên, việc xác định hình thức giám sát nào chỉ mang tính tương đối, vìđối với chủ thể này là hình thức trực tiếp nhưng đối vớichủ thể khác thì là gián tiếp.

Ví dụ: khi Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành lập Đoàn giám sát thi hành án dân sự, giám sát tại chỗ hoạt động thi hành án dân sự. Đối với Quốc hội, Hội đồng nhân dân thì đây là hình thức giám sát trực tiếp. Đối với nhân dân thìđây là hình thức giám sát gián tiếp thông qua cơ quan đại diện của mình.

Các chủ thể có thể sử dụng cả hai hình thức giám sát trực tiếp và gián tiếp. Ví dụ: Nhân dân trong quá trình thi hành án dân sự có thể tham gia trực tiếp vào quá trình thi hành án với vai trò người lám chứng, hoặc thông qua quyền khiếu nại, tố cáo. Đồng thời, nhân dân cũng giám sát thi hành án dân sự thông qua các cơ quan đại diện là Quốc hội và Hội đồng nhân dân bằng cách gửi thắc mắc đến Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội động nhân dân để đề nghị chất vấn cơ quan thi hành án về hoạt động thi hành án dân sự.

Do không quy định rõ về hình thức giám sát, bất cứ chủ thể nào cũng có thể sử dụng hai hình thức giám sát, việc lựa chọn hình thức giám sát của các chủ thể còn nhiều lúng túng dẫn đến việc lựa chọn, sử dụng phương pháp giám sát thi hành án dân sự gặp nhiều hạn chế. Đối với từng chủ thể khác nhau có những hình thức giám sát phù hợp khác nhau, nhưng do pháp luật không quy định về việc chủ thể nào phải sử dụng hình thức nào mà để cho các chủ thể tự chọn hình thức giám sát nên dẫn đến tình trạng sử dụng hình thức không phù hợp. Những chủ thể nào có khả năng, có kiến thức sâu sắc thì lựa chọn hình thức phù hợp, nhưng hiện nay, các chủ thể của hoạt động giám sát chưa trang bị đầy đủ những hiểu biết cần thiết trong lĩnh vực thi hành án dân sự nên gặp khó khăn trong việc lựa chọn hình thức giám sát. Để có thể định hướng bước đầu hoạt động giám sát của từng chủ thể, các nhà làm luật cần phân tích để tìm ra hình thức giám sát phù hợp nhất đối với từng chủ thể, tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện tốt chức năng của mìnhđối với hoạt động thi hành án dân sự.

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ (Trang 39 -40 )

×