THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ NGHÈO

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội pgd huyện càng long tỉnh trà vinh (Trang 53 - 57)

PGD HUYỆN CÀNG LONG TỈNH TRÀ VINH

4.3.1 Doanh số cho vay

Huyện Càng long tỉnh Trà Vinh người dân ở đây sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, thu nhập bấp bênh nên công cuộc xóa đói giảm nghèo đặc biệt được chú trọng. Hòa nhập vào bầu phát triển kinh tế chung của đất nước, PGD huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh đã và đang đáp ứng nhu cầu vay vốn cho cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Thực hiện theo chỉ đạo của NHCSXH tỉnh Trà Vinh trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, PGD huyện Càng Long đang mở rộng đối tượng và phương thức cho vay.

Như vậy để hiểu rõ hơn việc cấp tín dụng của PGD Càng Long cho vay theo phương thức nào, cho các đối tượng chính sách như thế nào và chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng doanh số cho vay, đem lại hiệu quả trong công tác xóa đói giảm nghèo ra sao. Sau đây sẽ phân tích về doanh số cho vay tại NHCSXH PGD huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.

a. Doanh số cho vay theo thời hạn

Giai đoạn từ năm 2010 – 2012

Bảng 4.5 Doanh số cho vay theo thời hạn của hộ nghèo tại NHCSXH PGD huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh từ năm 2010- 2012

ĐVT: Triệu Đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối -Ngắn hạn 29.028 3.026 6.220 (26.001) (89,57) 3.193 105,53 -Trung hạn 7.931 699 1.040 (7.233) (91,19) 342 48,88 Tổng 36.959 3.725 7.260 (33.234) (89,92) 3.535 94,90

42

- Doanh số cho vay ngắn hạn

Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay trung hạn. Cụ thể năm 2010 doanh số cho vay ngắn hạn là 29.028 triệu đồng, sang năm 2011 là 3.026 triệu đồng giảm 26.001 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân do ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cơ chế ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị xã hội, việc chính quyền địa phương cho hộ nghèo vay vốn phải đúng đối tượng quy định của bộ thương binh lao động xã hội, ngoài ra chính quyền địa phương còn tâm lý e ngại trong việc xét cho hộ nghèo được vay vốn vì sợ họ không trả được nợ, PGD quyết định cho hộ nghèo được gia hạn các khoản vay mà không cho vay mới, làm cho doanh số cho vay giảm xuống. Sang năm 2012 doanh số cho vay ngắn hạn là 6.220 triệu đồng tăng 3.193 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân do những chính sách ưu đãi của ngân hàng, hộ vay vốn được gia hạn nợ, yên tâm sản xuất, tạo lòng tin cho ngân hàng tiếp tục giải ngân cho các khoản vay ngắn hạn. Thêm vào đó cho vay ngắn hạn giúp quay đồng vốn nhanh hơn, đồng thời có thể giảm thiểu rủi ro so với trung và dài hạn nên cũng chú trọng hình thức cho vay ngắn hạn, góp phần làm tăng doanh số cho vay, phù hợp với xu thế phát triển và nhu cầu vay vốn của khách hàng.

-Doanh số cho vay trung hạn

Cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng thường là cho vay sản xuất kinh doanh, học sinh sinh viên, lao động nước ngoài…nhưng đối với hộ nghèo thì ít nhu cầu sử dụng vốn vay trung dài hạn thể hiện qua doanh số vay trung và dài hạn giảm, cụ thể năm 2011 doanh số cho vay trung hạ giảm hơn 90% so với năm 2010. Sang năm 2012 doanh số cho vay trung hạn tăng gần 50% so với năm 2011. Nguyên nhân do trong năm 2012 có nhiều hộ nghèo có các khoản vay trụng hạn, với các mô hình kinh doanh mới, được các cấp chính quyền hỗ trợ.

Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, 2013.

Bảng 4.6 Doanh số cho vay theo thời hạn của hộ nghèo tại NHCSXH PGD huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh 6 tháng đầu năm 2012, 2013

ĐVT: Triệu Đồng

Nguồn: NHCSXH PGD huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh

Chỉ tiêu 6 /2012 6 /2013

Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối

-Ngắn hạn 1.358 64,32 2.539 80,56 1.181 86,92

-Trung hạn 754 35,68 613 19,44 (141) (18,69)

43

-Ngắn hạn

Doanh số cho vay ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2013 là 2.539 triệu đồng chiếm 80,56% cao hơn 6 tháng đầu năm 2012 là 1.181 triệu đồng, do khách hàng vay vốn chủ yếu là các hộ nghèo chủ yếu vay vốn chăn nuôi trồng trọt, hơn nữa tâm lý nông dân không muốn các khoản vay của họ kéo dài khá lâu vì phải tốn thêm chi phí. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng số cho vay vì ngân hàng muốn giảm thiểu rủi ro.

-Trung hạn

Do tình hình kinh tế đầu năm 2013 gặp nhiều khó khăn nên doanh số cho vay năm 2013 giảm 18,70% so với 6 tháng đầu năm 2012, do nền kinh tế đang bất ổn lãi suất tăng giảm liên tục. Mặt khác vay trung hạn có nhiều rũi ro hơn nên thủ tục vay khó khăn nên doanh số cho vay giảm.

b. Doanh số Cho Vay theo mục đích sử dụng vốn

Giai đoạn từ năm 2010 – 2012

Phân tích doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn nhằm xem xét trong những ngành mà PGD cho vay thì ngành nào có doanh số cho vay cao, ngành nào có doanh số cho vay thấp. Từ đó ngân hàng có những biện pháp tăng cường, nâng cao doanh số cho vay phù hợp với đặc điểm của từng ngành

Cho vay đối tượng hộ nghèo chủ là ngành nông nghiệp, còn buôn bán chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong doanh số cho vay hộ nghèo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.7 Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn của hộ nghèo tại NHCSXH PGD huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh từ năm 2010- 2012

ĐVT: Triệu Đồng

Nguồn: NHCSXH PGD huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh

-Về nông nghiệp: Doanh số cho vay ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng trên 50%, đa số người dân là nghề nông là chính nên doanh số cho vay nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao.

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối -Nông nghiệp 23.450 2.041 4.590 (21.410) (91,30) 2.550 124,92 +Trồng trọt 13.068 1.377 2.962 (11.692) (89,47) 1.586 115,18 +Chăn nuôi 10.382 664 1.628 (9.717) (93,60) 964 145,10 Buôn bán 13.509 1.684 2.670 (11.824) (87,53) 985 58,51 Tổng 36.959 3.725 7.260 (33.234) (89,92) 3.535 94,90

44

+Trồng trọt: Năm 2011 doanh số cho vay trồng trọt là 1.377 triệu đồng giảm 89,47% so với năm 2010 vì trong năm 2011 do điều kiện khí hậu, ngập lụt xảy ra ở một số xã làm cho hộ dân không có khả năng trả nợ, nên PGD cho các hộ nghèo được gia hạn các khoản nợ, mà không cho vay mới làm cho doanh số cho vay năm 2011 giảm xuống so với năm 2010. Sang năm 2012 doanh số cho vay trồng trọt tăng lên 1.586 triệu đồng. Năm 2012 tình hình có tiến triển tốt hơn, do năm trước gặp nhiều khó khăn, để khôi phục lại diện tích trồng lúa của địa phương làm cho nhu cầu vay vốn tăng lên.

+Chăn nuôi: Trong năm 2011 doanh số cho vay bên lĩnh vực chăn nuôi chiếm tỷ trọng là 32,55% trong doanh số cho vay của nông nghiệp, doanh số cho vay ngành chăn nuôi năm 2011 là 664 triệu đồng giảm 93,60% so với năm 2010. Do ảnh hưởng của dịch bệnh heo tai xanh nên hộ dân không đầu tư vào lĩnh vực này nhiều.

- Buôn bán nhỏ: Chiếm tỷ trọng thấp so với nông nghiệp trong doanh số cho vay của hộ nghèo của huyện, năm 2010 doanh số cho vay ngành nghề buôn bán là 13.509 triệu đồng chiếm 36,55% trong tổng doanh số cho vay hộ nghèo. Việc các hộ buôn bán có thể vay vốn của ngân hàng chính sách là do sự bình xét của chính quyền địa phương, do hộ dân không có vốn mà có nhu cầu buôn bán nhỏ thì chính quyền địa phương thường xét với mức vay thấp phù hợp với điều kiện và phương án làm ăn của hộ vay.

Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, 2013.

Bảng 4.8 Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn của hộ nghèo tại NHCSXH PGD huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh 6 tháng đầu năm 2012, 2013

ĐVT: Triệu Đồng

Nguồn: NHCSXH PGD huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh

Ngành nông nghiệp: Trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay bên lĩnh vực nông nghiệp không tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2012. Nhưng nó vẫn là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao. Trong 6 tháng đầu năm 2013 tỷ trọng cho vay bên nông nghiệp là 62,44% trong tổng doanh số cho vay hộ nghèo. Doanh số cho vay ngành Nông Nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 tăng 23,66% so với Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 6 /2013 - 6 / 2012

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối

-Nông nghiệp 1.592 75,36 1.968 62,44 377 23,66

+Trồng trọt 1.027 64,54 1.091 55,45 64 6,24

+Chăn nuôi 564 35,46 8.767 44,55 313 55,35

-Buôn bán nhỏ 520 24,64 1.184 37,56 663 127,50

45

cùng kỳ năm trước. Thực hiện tốt chủ trương của chính phủ trong việc ưu tiên vốn cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, nắm bắt kịp thời nhu cầu và sự chỉ đạo của cấp trên ngân hàng đẩy mạnh cho vay đối với các hộ nộng dân, nên doanh số cho vay ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao.

+Trồng trọt: Doanh số cho vay trồng trọt 6 tháng đầu 2013 tăng lên so với cùng kỳ năm trước, nhưng tăng không nhiều so với cùng kỳ năm trước. Với những chính sách mới của đảng đã đề ra trong đầu năm nay, những đãi ngộ dành cho dân nghèo trồng lúa như cấp thêm giống và phân bón, vì thế nên doanh số cho vay trồng trọt đầu năm nay tăng lên.

+Chăn nuôi: Đầu năm 2013 doanh số cho vay chăn nuôi tăng lên cụ thể là đến tháng 6 năm 2013 doanh số cho vay đạt 877 triệu đồng, đầu năm nay ngành chăn nuôi có những tiến triển tốt, cụ thể là giá các mặt hàng thịt heo và thịt bò tăng lên vì vậy người dân đang bắt đầu chăn nuôi ổn định trở lại.

-Buôn bán: Đầu năm 2013 doanh số cho vay buôn bàn nhỏ tăng 663 triệu đồng tăng tương ứng 127,50% so với đầu năm 2012, do có nhiều hộ có nhu cầu vay vốn.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội pgd huyện càng long tỉnh trà vinh (Trang 53 - 57)