THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội pgd huyện càng long tỉnh trà vinh (Trang 38)

3.3.1 Thuận lợi

NHCSXH PGD huyện Càng Long luôn được sự quan tâm chỉ đạo của NHCSXH cấp trên cũng như Huyện ủy, UBND huyện, BĐDHĐQT đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho NHCSXH có được trụ sở làm việc khang trang cũng như trong lãnh chỉ đạo cho các Ban ngành các cấp, ở các xã, thị trấn trong toàn huyện tạo điều kiện tốt về các điểm giao dịch tại các xã. Việc thành lập các điểm giao dịch tại các xã, thị trấn đã được sự nhất trí cao và đồng tình của các cấp chính quyền địa phương cũng như của nhân dân.

Trong các mặt hoạt động của PGD đều có sự phối kết hợp tốt với các Ban, ngành huyện, xã, thị trấn, kết hợp chặt chẽ với Phòng lao động thương binh xã hội về chương trình cho vay vốn giải quyết việc làm và cho vay xuất khẩu lao động, kết hợp chặt chẽ với Phòng nông nghiệp thủy sản trong triển khai thực hiện dự án hổ trợ chăn nuôi bò cho hộ nghèo và các mô hình chăn nuôi khác. Đặc biệt trong cho vay hộ nghèo, các tổ chức này đã đóng góp tích cực cho NHCSXH qua vai trò nhận ủy thác cho vay và thường xuyên phối kết hợp với PGD trong công tác kiểm tra trước và sau khi cho vay, từ đó hạn chế được những rủi ro và xử lý kịp thời đối với những khoản nợ qúa hạn và nợ bị rủi ro bất khả kháng góp phần tăng cường chất lượng dư nợ tín dụng.

PGD có một đội ngũ cán bộ yêu nghề, tận tụy trong công việc, không ngại khó khăn và luôn hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao

3.3.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được, trong quá trình họat động đơn vị còn có những khó khăn, tồn tại như sau:

Công tác kiểm tra, giám sát có thực hiện nhưng chất lượng mang lại chưa cao và thật sự chưa được coi trọng, hàng năm đã có kế họach đề ra nhưng đến những tháng cuối năm mới thực hiện được.

27

Nguồn vốn cho vay còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của nhân dân đặc biệt là nguồn vốn cho vay sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, giải quyết việc làm, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn...

Một số xã chưa quan tâm đúng mức đến việc tuyên truyền chính sách, rà soát, điều tra cập nhật hộ nghèo mới phát sinh còn chậm, trong bình xét cho vay còn lúng túng, e dè, nể nang, ngại triển khai cho vay; chất lượng tín dụng chính sách từng bước được nâng cao nhưng chưa đồng đều giữa các xã, các chương trình tín dụng; mức cho vay giải quyết việc làm không còn phù hợp với tình hình hiện nay, không phù hợp với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp; thiếu cơ chế lồng ghép, phối hợp có hiệu quả giữa các chương trình, dự án kinh tế - xã hội trên địa bàn; giữa hoạt động tín dụng của NHCSXH với các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ của các tổ chức Nhà nước, các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội.

Các tổ chức nhận uỷ thác ở một số nơi chưa bao quát toàn diện đến các công đoạn được uỷ thác, nhất là công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn, chất lượng hoạt động của các tổ, khả năng quản lý vốn chưa cao; chủ yếu quan tâm đến việc giải ngân cho vay, thu lãi, chưa chú ý nhiều đến công tác kiểm tra giám sát hoạt động của tổ TK&VV, kiểm tra sử dụng vốn vay của tổ viên dẫn đến bình xét sai đối tượng, chưa quan tâm theo dõi sâu sát nợ đến hạn, từ đó dẫn đến tình trạng nợ quá hạn ngày càng tăng lên gây ảnh hưởng đến công tác uỷ thác. Một bộ phận hộ vay mới thoát nghèo, đã đến hạn trả nợ nhưng phát sinh tâm lý không muốn trả nợ do khó tiếp cận với vốn vay của các Ngân hàng Thương mại.

Một số xã chưa triển khai tốt công tác huy động tiết kiệm thông qua tổ, nên tỷ lệ còn rất thấp.

Mặt khác, cơ chế tín dụng chính sách thực chất là loại hình tín dụng chỉ định ít nhiều cũng gây tâm lý ỷ lại, trông chờ vào nhà nước, nên nhiều người dân vay cố ý kéo dài thời hạn vay, trả nợ khi đến hạn.

Một số nơi, chính quyền điạ phương chưa có sự chỉ đạo thường xuyên, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với Hội đoàn thể nhận ủy thác, chưa xử lý kiên quyết đối với những hộ vay có điều kiện trả nợ nhưng cố tình chây ỳ không trả nợ.

Đối với nợ quá hạn hộ vay đã bỏ địa phương lâu năm, hiện nay công an cấp xã vẫn không đồng tình ký xác nhận hộ mất tích hoặc coi như mất tích tại địa phương, gây khó khăn trong công tác lập hồ sơ xử lý rủi ro theo quy định của hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội.

28

3.3.3 Phương hướng hoạt động

Để hoàn thành tốt các kế hoạch đề ra cho các năm sau, NHCSXH PGD huyện Càng Long quyết tâm phấn đấu với các định hướng, kế hoạch hoạt động và giải pháp như sau:

a. Định hướng:

Tranh thủ các nguồn vốn trung ương, vốn ngân sách địa phương, vốn tài trợ, vốn ủy thác của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đặc biệt thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn để tái đầu tư vòng vay vốn.

Phấn đấu 100% vốn tín dụng của chính sách được triển khai trên địa bàn đến được với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tất cả các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn đều được hỗ trợ và tư vấn phương thức làm ăn, sử dụng vốn có hiệu quả vươn lên thoát nghèo góp phần giảm tỷ lệ nghèo hằng năm. Tập trung cho vay số hộ nghèo có nhu cầu vay nhưng chưa được vay và ưu tiên nguồn vốn cho vay hộ nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.

Kế hoạch hoạt động

Nguồn vốn:Tổng nguồn vốn tăng hàng năm khoảng từ 10 - 12% so với năm trước. Trong đó nguồn vốn Trung ương chuyển về là từ 8 - 10%, nguồn vốn nhận bàn giao từ dự án nâng cao đời sống và IMPP là từ các cấp hội chuyển qua.

Dư nợ tín dụng:

- Dư nợ:

Ước tổng dư nợ tăng hàng năm khoảng từ 10 - 12% so với năm trước. Trong đó: giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới 1.5% trên tổng dư nợ.

- Huy động tiết kiệm:

Phòng giao dịch tiếp tục phối kết hợp với 4 tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác, tập trung triển khai thực hiện tốt việc huy động tiền gửi tiết kiệm của người nghèo thông qua Tổ TK&VV, phấn đấu mỗi năm huy động tăng thêm 1 - 1,5 tỷ đồng so với năm trước để tạo nguồn vốn cho vay tại địa phương.

- Kế hoạch thu lãi:

Phấn đấu đến cuối năm tỷ lệ thu lãi đạt từ 100% trở lên trong tổng số lãi phải thu, tăng thu và giảm chi, đảm bảo các thu nhập cho người lao động theo cơ chế khoán tài chính.

29 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phối kết hợp với các ngành chức năng xử lý nợ đến hạn, nợ qúa hạn để nâng cao chất lượng tín dụng đối với các chương trình đã cho vay. Duy trì tỷ lệ nợ qúa hạn ở mức dưới 1,5%.

Về các mặt công tác khác:

Hàng năm Phòng giao dịch huyện sẽ tiếp tục tổ chức tập huấn cho 4 tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác, Ban xóa đói giảm nghèo, Ban quản lý Tổ TK&VV ở 14/14 xã, Thị Trấn tiếp tục triển khai hướng dẫn các quy trình, nghiệp vụ cho vay hộ nghèo và tất cả các chương trình đang thực hiện cho vay, cũng như triển khai về nghiệp vụ xử lý nợ theo quyết định số 50 của Thủ tướng Chính phủ và QĐ số 15 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH về công tác xử lý nợ ước tổng số người tham dự tấp huấn khoảng 600 người/năm.

Tiếp tục chỉ đạo bộ phận nghiệp vụ tín dụng kết hợp với chính quyền địa phương các tổ TK&VV rà soát lại các khoản nợ quá hạn nhận bàn giao từ Ngân hàng nông nghiệp và kho bạc huyện để lập hồ sơ xử lý nợ theo Quyết định 15 của HĐQT NHCSXH TW.

Phối hợp với 4 tổ chức hội đoàn thể, tăng cường công tác kiểm tra các nội dung trong văn bản liên tịch theo 6 công đoạn ủy thác. Kiểm tra quá trình họp bình xét cho vay của cơ sở, tình hình hoạt động của Ban quản lý tổ, đồng thời kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của hộ dân. Tập trung kiểm tra các xã có dư nợ cao, tỷ lệ dư nợ quá hạn cao.

Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, làm cho mọi cấp, mọi ngành, mọi người thông hiểu và làm đúng theo qui định, sử dụng vốn có hiệu quả, kiên quyết xử lý những khoản nợ tồn đọng do nguyên nhân chủ quan của người vay.

Tiếp tục phối kết hợp với chính quyền địa phương và 4 tổ chức Hội đoàn thể đổi Sổ vay vốn đối với các hộ còn lại khi hộ dân quay về địa phương cũng như công tác thu thập thông tin khách hàng.

c. Giải pháp thực hiện:

PGD NHCSXH huyện Càng Long tiếp tục tham mưu với huyện ủy, UBND huyện, Ban đại diện HĐQT cùng với chính quyền địa phương các cấp làm tốt các nhiệm vụ theo quy định của Chính phủ.

Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Ban đại diện HĐQT và Ban xóa đói giảm nghèo để gắn kết được họat động tín dụng với các chương trình xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội ở từng địa phương.

30

Tiếp tục củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng Tổ tiết kiệm và vay vốn, đây là công việc thường xuyên và lâu dài của NHCSXH.

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị – xã hội làm tốt hợp đồng ủy thác, văn bản liên tịch để nâng cao vai trò, trách nhiệm của đơn vị làm dịch vụ ủy thác.

Chỉ đạo cho Tổ giao dịch lưu động thực hiện đúng quy định, quy trình cũng như đúng ngày giờ giao dịch hàng tháng ở các xã, thị trấn trong huyện. Tổ chức họp giao ban định kỳ hàng tháng giữa NHCSXH với các Tổ chức Hội đoàn thể nhận vốn ủy thác, qua đó để giải quyết những khó khăn vướng mắc, tìm nguyên nhân biện pháp khắc phục, bàn bạc xử lý thu hồi nợ đến hạn, nợ qúa hạn, nợ bị chiếm dụng…., nhằm nâng cao chất lượng của Tổ giao dịch lưu động tại xã và điểm giao dịch.

Kết hợp với các Ban ngành, hội đoàn thể ở các xã, thị trấn để tiến hành lập hồ sơ đề nghị xử lý gửi về NHCSXH cấp trên đối với các khoản nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan.

Nâng mức cho vay lên theo hướng đầu tư từng chương trình, dự án phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo để thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững.

Tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo, cán bộ tổ chức hội đoàn thể và tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn.

Tổ chức họp định kỳ hàng qúy Ban đại diện Hội đồng quản trị, họp giao ban với hội đoàn thể cấp huyện và tại điểm giao dịch xã đúng theo quy định

31

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CSXH PGD HUYỆN CÀNG LONG TỈNH TRÀ VINH 4.1 PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Khác với hệ thống ngân hàng thương mại, nguồn vốn hoạt động chủ yếu là từ vốn huy động nhưng đối với NHCSXH thì nguồn vốn hoạt động chủ yếu là nguồn vốn do trung ương cung cấp. Để hiểu rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn của PGD huyện Càng Long như thế nào ta sẽ đi vào phân tích Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH PGD huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh từ năm 2010 đến năm 2012.

Qua bảng số liệu ta thấy, tổng nguồn vốn của PGD huyện Càng Long tăng trưởng qua các năm, tăng chủ yếu từ nguồn vốn Trung Ương, nhưng mức tăng trưởng không ổn định. Nguyên nhân mõi năm nguồn vốn trung ương cấp cho PGD không ổn định qua các năm, 2011 thì nguồn vốn trung ương cấp xuống có tăng so với năm 2010, sang năm 2012 thì tổng nguồn vốn ngang bằng với năm 2011. Nguồn vốn địa phương, và vốn ủy thác đều tăng qua các năm từ năm 2010 đến năm 2012.

Về cơ cấu, nguồn vốn cân đối từ Trung ương là khoản vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, trên 90% mỗi năm. Đối với hệ thống NHCSXH hằng năm NHCSXH cấp Trung ương sẽ chuyển vốn về cho PGD theo một tỷ lệ nhất định, số còn lại PGD sẽ huy động hoặc nhận ủy thác từ các tổ chức khác. Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn trung ương tăng liên tục từ năm 2010 - 2012 là do nhu cầu vốn ngày càng tăng và nhằm vực dậy nền kinh tế bị suy thoái toàn cầu năm 2008 – 2009 tăng khả năm thanh toán của ngân hàng và nhằm triển khai theo nghị quyết 80/NQ – CP năm 2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kì năm 2011 – 2020 với mục tiêu giảm nghèo bền vững cũng là mục tiêu trọng tâm.

Về nguồn vốn địa phương là khoản chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn đối với NHTM nhưng đối với NHCSXH thì khoản này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Nguồn vốn huy động từ địa phương tăng từ năm 2010 – 2012. Sở dĩ nguồn vốn huy động tại địa phương không đáng kể là do nguồn vốn này phụ thuộc vào chỉ tiêu thông báo của ngân hàng cấp trên và cơ chế bù đắp lãi suất theo kế hoạch do bộ tài chính huy định cùng với việc tổ chức thực hiện huy động vốn tại chi nhánh. Bên cạnh đó do nguồn vốn huy động chủ yếu của ngân hàng là tiền gửi tiết kiệm của người nghèo lại có đời sống khó khăn, nhu cầu vay vốn nhiều hơn nhu cầu gửi tiết kiệm.

32

Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng CSXH PGD huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh từ năm 2010 đến năm 2012

ĐVT: Triệu Đồng

Nguồn Vốn Năm 2010 Tỷ trọng Năm

2011 Tỷ trọng Năm 2012 Tỷ trọng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chênh lệch

2011/2010 2012/2011

Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối

Trung ương 143.092 99,35 165.457 97,74 165.944 94,67 22.365 15,63 487 0,29

Địa Phương 808 0,56 3.068 1,81 5.776 3,30 2.260 279,70 2.708 88,27

Ủy thác 125 0,09 760 0,45 3.559 2,03 635 508 2.799 368,29

Tổng cộng 144.025 100,00 169.285 100,00 175.279 100,00 25.260 17,54 5.994 3,54

33

Ngoài ra việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn về lãi suất, khuyến mãi và đa dạng hình thức trong huy động.

Cũng như nguồn vốn huy động địa phương, nguồn vốn ủy thác cũng tăng qua các năm từ năm 2010 – 2012. Trong năm 2012 phòng giao dịch nhận vốn ủy thác của ủy ban nhân dân tỉnh là 125 triệu đồng, nhận thêm vốn IMPP là 2.742 triệu đồng và nguồn vốn huy động từ các tổ chức tiết kiệm vay vốn. Nguyên nhân do sự phát triển trong sản xuất kinh doanh của nhân dân, các tổ chức kinh tế, nên nguồn vốn ủy thác dần khôi phục và phát triển.

Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng CSXH PGD huyện Càng Long 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu 2013

ĐVT: Triệu Đồng

Nguồn: NHCSXH PGD huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh

Tổng nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2013 là 14.052 triệu đồng cao hơn tổng nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2012 và cao hơn tổng nguồn vốn cả năm 2012. Nguyên nhân tăng vượt trội do đầu năm nguồn vốn trung ương chuyển về, và vốn huy động địa phương tăng lên. Cụ thể là:

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội pgd huyện càng long tỉnh trà vinh (Trang 38)